Wednesday, August 26, 2009

Một số nhà báo viết về bóng đá nhưng các bạn không biết gì về bóng đá cả - Lê Thụy Hải

HLV Lê Thụy Hải: Nếu có đời sau, lại làm bóng đá
15:36:00 24/08/2009

"Bóng đá thì phải nói, nó đúng là cuộc sống của mình. Mình vẫn nói là, kể cả lần sau có được sống lại thì vẫn thích được làm bóng đá." Huấn luyện viên trưởng CLB Thể Công - Viettel Lê Thụy Hải bày tỏ.

Phóng viên (PV): Thực ra, tôi biết không nên bắt đầu cuộc trò chuyện của chúng ta bằng những tin đồn, nhưng quả thực đã xuất hiện những tin đồn về một số tuyên bố của anh, trong đó có nói tới việc là anh hết mùa bóng năm nay sẽ không tiếp tục cộng tác với Thể Công - Viettel nữa. Thực hư thế nào, thưa anh?

Huấn luyện viên Lê Thụy Hải (HLV LTH): Có lẽ là thế đấy.

PV: Vì sao? Anh mới chỉ về làm cùng Thể Công - Viettel từ tháng 5 năm nay thôi mà...

HLV LTH: Mình có lẽ không làm được, tại vì, thực ra mà nói, bóng đá, như Quang biết rồi đấy, nó cũng còn nhiều yếu tố lắm, chứ không phải chỉ một mình huấn luyện viên muốn gì là đều làm được. Nói như huấn luyện viên Hiddink (người Hà Lan, huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nga - HTQ), trong bóng đá, huấn luyện viên có thể làm mọi thứ trước khi thi đấu, chuẩn bị sẵn sàng tất cả cho trận đấu. Và trong khi thi đấu, huấn luyện viên có thể thay người này, lùi người kia xuống, đưa người nọ lên để cho trận đấu diễn biến tốt hơn... Thế nhưng thực tế, huấn luyện viên không phải là người đá bóng ở trong sân, mà ở trong sân, cầu thủ mới là người quyết định. Mình làm ở Thể Công, thực ra mà nói, Thể Công là đội bóng không phải là mạnh mặc dù báo chí cứ đưa lên...

PV: Thể Công - Viettel trong giai đoạn hiện nay không phải là đội bóng mạnh, hay nói chung Thể Công không phải là đội bóng mạnh?

HLV LTH: Nói chung Thể Công từ ngày có V.League thì không phải là đội mạnh, vì ở V.League, Thể Công đã xuống hạng, rồi lên được hạng thì có 2 mùa, mùa năm trước cũng không phải thứ hạng cao, mùa năm nay cũng đang hết sức là khó khăn. Bây giờ mình mới về và mình nhận thấy rằng, nếu các anh lãnh đạo đòi hỏi ở cái mức cao quá thì mình không làm được. Theo quan điểm của mình, đã là huấn luyện viên chuyên nghiệp thì phải làm sao đấy cho công việc nó hợp lý và đúng mức, chứ không phải cứ làm được đến đâu hay đến đấy rồi lĩnh lương. Nếu mình không thể đáp ứng được những yêu cầu của lãnh đạo thì mình cũng rất buồn nhưng phải đàng hoàng công nhận rằng mình không thể đáp ứng được rồi ra đi....

PV: Chứ không "cố đấm ăn xôi"?

HLV LTH: Đúng thế. Vì nói thực lòng, mình bây giờ đi làm không phải chỉ để kiếm tiền.

PV: Chẳng qua đó là tình yêu, chẳng qua bóng đá, đó là tình yêu của tôi?

HLV LTH: Tình yêu bóng đá, đúng thế! Bóng đá thì phải nói, nó đúng là cuộc sống của mình. Mình vẫn nói là, kể cả lần sau có được sống lại thì vẫn thích được làm bóng đá.

PV: Theo con mắt huấn luyện viên giàu kinh nghiệm của anh, thì đội hình Thể Công - Viettel hiện nay đang như thế nào? Cá nhân tôi, với những mối quan hệ của mình, tôi biết rằng, Viettel nói riêng và Quân đội nói chung đang rất chăm chút về mặt vật lực cho Thể Công. Vậy thì hiện nay, theo anh, Thể Công - Vietttel đã có được dấu hiệu gì để trong tương lai dù dưới sự lãnh đạo của bất cứ huấn luyện viên nào cũng có thể dần dà tiến gần lại đẳng cấp của vang bóng một thời nó đã từng có hay không? Cụ thể, anh nhận xét những gương mặt cầu thủ mà theo anh, đấy là triển vọng tốt cho Thể Công - Viettel?

HLV LTH: Theo ý của Quang hỏi thì mình nói như thế này. Đội Thể Công là nơi có rất nhiều người tham vọng và cũng được báo chí thổi lên rất nhiều. Thổi lên là vì lý do gì, mình phải nói đúng nghĩa...

PV: Anh cứ nói đi, tôi rất thích sự thẳng thắn của anh.

HLV LTH: Thể Công là gì? Là đội mà cả nước yêu mến, đội mà cả nước người ta mong chờ, mình phải nói thế cho nó công bằng. Tại vì sao thế? Tất cả mọi gia đình đều có người...

PV: Đi bộ đội...

HLV LTH: Đi bộ đội, đúng thế và vì vậy, người ta rất là quý Thể Công. Trong suốt cả thời bao cấp, Thể Công là đội ai người ta cũng thích, cũng yêu, mình nói thế cho đúng nghĩa. Nhưng đến lúc này thì tất cả làng bóng đá đều đã bước vào đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, chứ không chỉ có riêng Thể Công. Mà nhiều đội bóng khác người ta còn đầu tư tốt hơn cả Thể Công.

Còn nói về việc lứa trẻ bây giờ của Thể Công có tốt hay không, thì mình phải nói trung thực như thế này: Chưa tốt! Nói là không thì nó quá nhưng mà chưa tốt. Trong đội hình U22 của đội tuyển Việt Nam tham gia Merdeka Cup 2008, từ Thể Công chỉ có Quang Vinh, rồi Huy và Đức thôi. Trong thực tế thì các em ấy cũng chưa làm được việc gì lớn ở trong V.League này để thể hiện mình có phẩm chất vượt trội hoặc có tố chất ngôi sao. Nếu Thể Công không đầu tư tốt lên, tức là không có những con người bổ sung thì Thể Công năm tới và năm tới nữa sẽ hết sức khó khăn, chứ không phải là dễ dàng. Theo quan điểm của mình là như vậy...

HLV Lê Thụy Hải. Ảnh: Như Ý (Đất Việt)

PV: Anh mới nhận chức huấn luyện viên trưởng đội Thể Công - Viettel có hơn ba tháng mà đã thấy nhiệm vụ mà lãnh đạo của Thể Công đặt lên vai anh là quá sức. Có đúng không ạ?

HLV LTH: Quá sức, đúng rồi.

PV: Anh đã trình bày thẳng thắn ý kiến này của mình với lãnh đạo của Thể Công - Viettel chưa?

HLV LTH: Mình đã nói với các anh ấy rõ rồi. Rằng, khi tôi nhận đội bóng này thì tôi sẽ cố gắng làm sao đừng để nó khỏi xuống hạng thôi, vì đội Thể Công của các anh như thế này sẽ không thể vươn lên được. Vì trong bóng đá nó còn phải có nghị lực, nó còn phải có ý chí, nó còn phải có sự...

PV: Hứng khởi, đam mê?

HLV LTH: Đúng, phải đam mê, phải yêu nó, và anh phải được chơi một cách, nói thế nào nhỉ, tức là hơi thoải mái một chút, tức là anh phải được thể hiện mình. Riêng ở Thể Công thì thực ra mà nói, các em cầu thủ hiện nay vẫn còn mang một cái gì đấy của cái cũ.

PV: Cái cũ là cái gì?

HLV LTH: Tức là anh không dám tự do thể hiện cái của mình, tức là vẫn còn quá lo lắng trách nhiệm. Ví dụ như mình vẫn nói, là cầu thủ thì anh phải hơi nghệ sĩ một tí, nhưng đằng này, các em ấy lại không có tính nghệ sĩ đấy.

PV: Tức là, hóa ra thế hệ bóng đá thời mở cửa này lại thua chất nghệ sĩ so với thời bao cấp trước kia ư?

HLV LTH: Không, riêng đối với Thể Công thôi, còn các đội khác họ vẫn làm được như vậy. Vì sao? Vì đội bóng của họ cũng là doanh nghiệp, mà trong doanh nghiệp thì người ta hiểu rất rõ rằng: Bóng đá là một trò chơi, có thắng, có thua, nhưng các anh phải chơi sao cho hết mình, sao cho thoải mái trung thực nhất, không sợ khi bị sơ sảy. Thể Công thì nói thế thôi nhưng vẫn mang tính chất Quân đội. Trong Quân đội ấy thì theo mình có cái là...

PV: Kỷ luật nhà binh vẫn phải có. Tất nhiên rồi.

HLV LTH: Đấy, vì thế các em nó vẫn hay e ngại. Mình nói thế này nhé, để bạn có thể rất dễ hiểu này. Đã là cầu thủ trong một đội bóng thì mình sẽ nói với bạn là, tại sao ông lại chuyền tôi quả đấy, đáng nhẽ ông phải như thế này hay thế khác... Nhưng ở Thể Công thì gần như không bao giờ có việc đó. Bởi theo quan niệm của Thể Công, nếu cầu thủ trò chuyện với nhau như thế là dấu hiệu của sự mất đoàn kết. Nhưng ở nhiều đội bên ngoài, các cầu thủ vẫn nói với nhau như thế...

PV: Anh Hải thời trẻ đã đi bộ đội bao giờ chưa?

HLV LTH: Chưa, mình không phải đi bộ đội, mình vào Trường Huấn luyện bóng đá ngay từ năm 1964.

PV: Đúng là đối với người chưa trải qua quân ngũ thì thấy những cái nếp của Thể Công đấy là lạ lẫm.

HLV LTH: Đúng rồi.

PV: Tôi thì tôi đi lính từ lúc 17 tuổi nên tôi cảm thấy đôi khi như thế cũng không sao cả... Hơn nữa, tôi cũng biết rằng, tại Viettel đang quảng bá một văn hóa doanh nghiệp hướng về sự sáng tạo một cách thoải mái. Chẳng lẽ không khí ấy của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội lại không được thể hiện ở trong đội bóng Thể Công - Viettel ư?

HLV LTH: Mình cũng nhận thấy là các anh ở Viettel họ cũng rất thoải mái, nhưng...

"Bóng đá thì phải nói, nó đúng là cuộc sống của mình. Mình vẫn nói là, kể cả lần sau có được sống lại thì vẫn thích được làm bóng đá." Huấn luyện viên trưởng CLB Thể Công - Viettel Lê Thụy Hải bày tỏ.

(Tiếp theo trang 1)

PV: Trong nội bộ của Thể Công - Viettel thì chưa có được sự thoải mái ấy?

HLV LTH: Nhưng trong nội bộ của đội Thể Công vẫn mang không khí cũ...

PV: Vẫn bị gò bó?

HLV LTH: Vẫn bị gò bó...

PV: Anh Hải sinh ra ở đâu nhỉ?

HLV LTH: Mình sinh ra ở Hà Đông, bây giờ là quận Hà Đông thuộc Hà Nội.

PV: Người như anh chắc từ bé đã mê đá bóng?

HLV LTH: Từ bé, ngay khi còn đi học, mình đã được chơi bóng đá ở...

PV: Ở Trường Nguyễn Huệ?

HLV LTH: Ở Trường Nguyễn Huệ.

PV: Đấy cũng là cái lò đào tạo tinh hoa của tỉnh Hà Đông trước kia.

HLV LTH: Ngày xưa có đội tuyển học sinh của các tỉnh thi đấu với nhau thì mình đã đá cho tuyển học sinh của tỉnh Hà Đông, đồng thời đá cho đội thanh niên của thị xã Hà Đông. Từ đấy, năm 1964, khi mình còn đang học lớp 9, các anh ấy mới lấy mình lên Trường Huấn luyện bóng đá.

PV: Cũng từ đó anh bắt đầu vào chơi thể thao chuyên nghiệp?

HLV LTH: Rồi vào thể thao chuyên nghiệp. Ở Trường Huấn luyện lúc đó, họ cũng dạy dỗ hết sức cơ bản, có chuyên gia, cộng với các anh lớn ở đây như anh Lê Thế Thọ, anh Trần Duy Long, anh Lê Đình Chính, anh Tô Đình Phàn... Các anh ấy là những cầu thủ danh tiếng và mình được lắp ghép vào đấy rất nhanh. Và năm 1966, mình đã được đi cùng đội tuyển với các anh ấy sang Trung Quốc tập huấn. Mình muốn nói là, các thế hệ đàn anh ấy ngày xưa cũng sống rất bao cấp thôi, tức là rất kỷ luật, tổ chức, thành ra cũng thành cái nếp quen. Năm 1970, Trường Huấn luyện giải tán thì mình mới về đội Đường sắt. Mình chơi cho Đường sắt đến năm 1979 thì mình học Đại học TD-TT Từ Sơn, đến năm 1981 thì mình về mình giúp cho Phú Khánh 3 năm. Sau đó đến năm 1985, Đường sắt lại đòi mình về và mình lại về chơi cho Đường sắt...

PV: Tới khi nào thì anh thôi đá bóng và chuyển sang nghề huấn luyện viên?

HLV LTH: Năm 1987, sau khi mình không đi đá bóng nữa, lúc Mai Đức Chung nhận đội trẻ vì anh Duy Long vào Sài Gòn thì anh ấy gọi mình lên làm trợ lý... Đến năm 1995 thì chính thức mình làm cho đội trẻ của Hà Nội. Một số em trong đội trẻ ấy bây giờ vẫn còn chơi. Sau năm 1995, mình làm huấn luyện viên cho đội nữ của Hà Nội. Tới năm 1996, mình bắt đầu đi làm cho Quảng Ngãi, thời gian ấy mình vẫn là dân biệt phái vì mình vẫn thuộc quân số của Đường sắt. Năm 1997, mình làm cho Bình Dương. Năm 1998, mình làm cho Bình Thuận. Năm 1999-2000, mình làm cho An Giang. Sang năm 2001, mình làm cho đội nữ của Quảng Ninh, sang năm 2002 thì Bình Dương mở lại đội bóng thì mình lại làm cho Bình Dương lần nữa. Năm 2003, mình làm cho Thanh Hóa, 2004 thì mình làm cho đội ACB Hà Nội. Năm 2005, mình làm cho Đà Nẵng. Trong ba năm 2006-2007-2008, mình lại làm cho Bình Dương.

PV: Năm nay, anh làm cho Thể Công?

HLV LTH: Năm nay thì mình làm cho Thể Công.

PV: Cũng lênh đênh đấy nhỉ! Tôi muốn hỏi điều này, anh đã làm huấn luyện viên bóng đá ở khắp các miền đất nước và gần như tất cả đoạn đời có ý thức của anh từ lúc học lớp 9 đến giờ đều gần như đắm mình trong không khí của thể thao. Vậy đối với anh, giai đoạn nào đáng nhớ nhất và những con người nào đã để lại cho anh ấn tượng sâu sắc nhất?

HLV LTH: Thực ra mà nói người ta cứ hay đề cập đến cái cũ và so sánh cái cũ với cái mới... Tuổi như mình, năm nay 64 rồi, cũng hay đề cập đến cái cũ. Theo mình, so sánh cũ mới như thế nhiều khi dễ bị khập khiễng. Tuy thế, mình vẫn phải nói rằng, những năm tháng bóng đá Việt Nam hay mà mình thấy được thì đó của những thập niên 70 trở lại... Và có giai đoạn, giữa những năm 70 và những năm 80 thì bóng đá Việt Nam rất hay. Tại vì sao? Tại vì lúc đó ngay cả đội Trung Quốc mình cũng không có ngán, còn các đội ở Đông Nam Á thì họ dưới cơ mình nhiều.

PV: Nhưng khi ấy mình mới va chạm không nhiều trên các đấu trường quốc tế...

HLV LTH: Không nhiều, nhưng mình có va chạm với các câu lạc bộ của Nga, với đội tuyển thanh niên Đức, hoặc Tiệp Khắc, Ba Lan... Vì thế mình đá với các đội ở Đông Nam Á dễ lắm. Và trong những năm ấy, thực ra mà nói, anh Lê Thế Thọ để lại cho mình nhiều dấu ấn, vì lúc mình vào Trường Huấn luyện bóng đá cũng được anh ấy rèn giũa, anh ấy dạy mình. Cũng cùng sống với nhau thôi, cùng đá một đội thôi nhưng mà anh ấy dạy mình rất nhiều.

PV: Những bài học nào anh Lê Thế Thọ đã dạy anh mà cho tới hôm nay anh vẫn nhớ?

HLV LTH: Ví dụ nhé, mình nói đơn giản nhất này, anh Thọ anh ấy nói là vận động viên Việt Nam bé, vì thế khi nào dùng sức thì phải dùng hết sức và luôn luôn phải nhanh hơn họ mặc dù họ to cao hơn mình. Muốn vậy thì phải có ý chí cao. Khi chạy tập 25 vòng sân, anh Thọ luôn nhắc là đừng bao giờ đếm từ 1 cho đến 25, như thế sẽ cảm thấy rất lâu, em phải đếm lùi lại đi, hết một vòng là còn 24 vòng thôi, rồi còn 23 thôi... Làm thế nó luyện cho mình cái thần kinh, luyện cho mình cái ý chí. Còn khi ra tập, anh ấy dạy mình cách kèm người, cách cài người, cách giữ bóng vì anh ấy là một vận động viên rất khéo, lúc đấy anh ấy đã là đội trưởng đội Trường Huấn luyện mà... Khi mình đi làm huấn luyện viên, anh Thọ cũng hướng dẫn cho mình rất nhiều về cách huấn luyện. Mặc dù mình cũng được học qua Đại học Từ Sơn nhé, rồi cũng đi học các lớp của FIFA mở, rồi các lớp của Liên đoàn nhưng mình thấy các ý kiến của anh Thọ rất thấm vào mình...

PV: Anh đánh giá cao cầu thủ nào ở thời của các anh?

HLV LTH: Theo mình, trong bóng đá Việt Nam những năm 70-80 của thế kỷ trước thì Cao Cường là một trung phong mà mình rất thích, một trung phong toàn diện. Cho đến bây giờ mình vẫn nói cậu ấy là...

PV: Số 1?

HLV LTH: Số 1! Rất toàn diện. Từ Như Hiển cũng có cái hay, rồi anh Trần Hùng của Hải Phòng cũng có cái hay, Nguyễn Văn Dũng của Nam Định cũng hay, nhưng mà về góc độ toàn diện thì không bằng Cao Cường.

PV: Cao Cường là "number One" của nền bóng đá Việt Nam từ trước đến nay.

HLV LTH: Mà anh ấy là của Thể Công đấy nhé (cười).

PV: Theo logic thông thường, những người tư duy tốt trên sân cộng với kỹ thuật tốt sẽ là cầu thủ giỏi?

HLV LTH: Đúng!

PV: Theo tư duy thông thường thì những cầu thủ giỏi ấy nếu phát triển tư duy tốt hơn tí nữa thì sau này sẽ trở thành những huấn luyện viên giỏi?

HLV LTH: Đúng!

PV: Và theo tư duy thông thường thì những huấn luyện viên giỏi khi làm công tác quản lý lẽ ra cũng sẽ rất thông thạo tất cả những công việc thuộc về quản lý. Vậy tại sao những người như anh Lê Thế Thọ chẳng hạn, - cũng phải nói rằng, anh Thọ là người rất được nhiều người quý mến, kính trọng - khi đảm nhận chức vụ quản lý trong Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lại gặp quá nhiều sự cố như thế và cuối cùng, theo cảm nhận của tôi, đã vấp phải một kết cục khá là oan uổng? Tại sao lại thế? Có phải vì cái văn minh trên sân cỏ khác với văn minh trong giới công chức của chúng ta hay không? Anh cũng là người đi nhiều, va đập nhiều, chắc chắn anh cũng có nhiều bài học, anh thử lý giải hộ?

HLV LTH: Quang nói như thế mình rất là tán đồng. Lý do là thế này: cái quan điểm ứng xử trong bóng đá mà mình cứ suốt cả cuộc đời theo nó lại khác hẳn với quan hệ xã hội bên ngoài.

PV: Thành ra các anh khi ra xã hội đôi khi các anh cảm thấy bị ngơ ngác?

HLV LTH: Đúng rồi.

PV: Mặc dù là mình rất nhiều kinh nghiệm khác...

HLV LTH: Đúng là như vậy. Bởi vì trong bóng đá mọi sự nó không cụ thể nhưng nó lại rất cụ thể. Mình nói không cụ thể là thế này: có thể quả bóng ở đây nhưng mà Quang ngồi đây thì anh phải làm kiểu này, nhưng ví dụ quả bóng ở đây mà Quang lại ngồi ở kia thì nó lại phải làm kiểu khác. Đấy, nó rất cụ thể nhưng nó lại rất...

PV: Biến hóa?

HLV LTH: Biến hóa, vì thế nó rất trừu tượng. Nhưng ra cuộc đời thì anh không thể như vậy được. Cuộc đời thì bọn này bị quá "ngập ngụa" vào với bóng đá rồi. Mình thì còn dễ. Ví dụ như anh Thọ, anh ấy làm quản lý. Đôi lúc mình nghĩ làm quản lý người ta nói phải tế nhị hoặc là hơi...

PV: Này nọ một tí...

HLV LTT: Ờ đấy! Nói thế cho đúng nghĩa, thì anh Thọ không có cái đấy, đôi lúc anh thẳng quá.

"Bóng đá thì phải nói, nó đúng là cuộc sống của mình. Mình vẫn nói là, kể cả lần sau có được sống lại thì vẫn thích được làm bóng đá." Huấn luyện viên trưởng CLB Thể Công - Viettel Lê Thụy Hải bày tỏ.

(Tiếp theo trang 2)

PV: Người cầu thủ chân chính thì lại không có tất cả những cái biến hóa như thế của một nhà quản lý?

HLV LTH: Đúng thế. Còn nếu nói anh Thọ từ góc độ anh ấy là Phó Chủ tịch Liên đoàn phụ trách về chuyên môn thì theo mình đánh giá, không ai hơn anh Thọ. Anh ấy là một trong những người thẳng thắn nhất, một trong những nguời vì bóng đá nhất. Nhưng mà thực tế thì, như bạn vừa nói, mình đi lại nhiều, mình va đập nhiều thì mình thấy rằng, anh Thọ không thể đơn thuần như vậy được. Có thể anh rất vì bóng đá nhưng có khi anh phải đi theo cách thế nào đó để vì nó chứ nếu anh cứ vì nó không...

PV: Thì đôi khi lại không đạt được mục đích, đúng không?

HLV LTH: Đúng như thế.

PV: Ngay trong cuộc đời này cũng thế thôi, yêu quá đôi khi thành ngây thơ, dễ mất người yêu nhất.

HLV LTH (cười): Đúng rồi!

PV: Còn mình yêu chỉ vừa vừa thôi nhưng mình tỉnh táo nghĩ cách thì có khi lại dễ được người yêu hơn mà lại phí tổn ít hơn, đúng không anh?

HLV LTH (cười): Đúng rồi.

PV (cười): Nói thật, tôi rất quý anh chỗ này này, tức là trong cuộc đời huấn luyện viên của anh thì nói là lên voi xuống cái gì ấy thì nặng, nhưng rõ ràng anh cũng đã phải trải qua quá nhiều sự gập ghềnh...

HLV LTH: Đúng.

PV: Ngay cả tần suất anh thay đổi các đội bóng như thế, ngoài cái việc thử nghiệm, cứ cho là thử nghiệm và tìm đội hình trong mơ của mình đi thì chắc chắn cũng chứng minh một điều rằng, công việc anh có những lúc không suôn sẻ nhưng anh luôn cố gắng vượt qua và tìm cách để mình gắn bó với bóng đá. Tôi quý anh từ lúc chưa gặp anh ở chỗ là có một giai đoạn anh cũng bị những bài báo của một số phóng viên viết lời lẽ rất hàm hồ và nặng nề nhưng tôi thấy anh ứng xử rất bình tĩnh, không nổi cáu. Thực sự anh cảm thấy thế là bình thường hay trong lòng cũng đau đớn lắm và anh đã rèn luyện bản lĩnh là không nổi nóng trước những tiểu xảo của bất cứ đối thủ nào, kể cả đối thủ trên báo chí cũng như đối thủ trên sân cỏ?

HLV LTH: Thực ra mà nói tụi mình cũng được rèn luyện...

PV: Để không bị khiêu khích?

HLV LTH: Hôm nay nói thật với anh Quang nhé, là khi anh Quang hẹn thì mình rất vui vì mình đã đọc rất nhiều bài và xem trên tivi, mình biết anh Quang là người mình có thể nói, còn các bạn khác viết về mình thì mình không coi trọng, đây mình nói rất thật nhé, rất thật lòng là không coi trọng. Và rất nhiều bạn viết về bóng đá xin phỏng vấn mình thì gần như là không được. Mình nói rất thật chứ không phải bịa đâu. Một số các bạn viết về bóng đá nhưng các bạn không biết gì về bóng đá cả mà các bạn chỉ viết trên cảm tính thôi và đôi lúc, mình cũng nói thật với các bạn, đôi lúc các bạn dùng ngòi bút của các bạn để hại người khác, việc đó theo tôi là không nên, cuộc đời phải có cái tâm. Và mình nghiệm là cái tâm đấy không phải đem lại cho mình đâu, mà con cái, cháu chắt mình sẽ hưởng cái tâm đấy. Vì thế nên mình không có một điều gì phải trăn trở cả.

Khi ai đó mách là, chú ơi, có báo này hay báo kia viết về chú không đúng, chú có ý kiến thế nào thì không bao giờ mình bình luận những việc ấy, đấy là việc của người ta. Đấy hôm qua trên một tờ báo có bài viết rằng, ông Hải loanh quanh rồi lại trở lại cái cũ. Chuyện là thế nào? Tác giả bài báo ấy nói rằng, ông Hải về đây để cách tân, đưa Phước Tứ lên đá tiền vệ, Phước Tứ có những lúc rất hay và mọi người thấy rằng Phước Tứ có thể ở hai vị trí đều tốt. Nhưng mà đến những trận về sau này Phước Tứ lại phải về đá trung vệ... Và tác giả bài báo kết luận là ông Hải loanh quanh rồi lại trở lại cái cũ... Nhưng người viết đó thực ra không hiểu được lý do tại sao Phước Tứ lại về đá trung vệ.

PV: Không ở trong chăn không biết sự việc cụ thể thế nào ở trong chăn...

HLV LTH: Sự thật là lý do rất đơn giản: Em Huy đang là tiền vệ trục tốt, đá cùng với một bạn nước ngoài. Nhưng bỗng nhiên em ấy ốm, bị chấn thương, mà chỗ đấy thì không ai làm được ngoài Phước Tứ nên mình phải đẩy Phước Tứ vào. Nhưng tới lúc Huy khỏi ốm thì Phước tứ lại phải lùi lại. Vậy thôi chứ có vấn đề gì đâu (cười).

PV: Tức là thực ra có những chuyện bên trong rất đơn giản, hữu lý thì ở bên ngoài lại cứ thổi lên thành chuyện làm cho rối rắm mọi thứ.

HLV LTH: Đúng rồi. Vì thế nhiều khi mình rất buồn. Hoặc ví dụ có những nhà báo không phỏng vấn lại cứ viết rằng tôi đã phỏng vấn ông Hải. Có nhiều bài báo mình chả được phỏng vấn mà các ông ấy vẫn đưa lên... Chính vì thế mà mình không thích gặp các nhà báo, mình cũng phải nói rất thật, kể cả truyền hình. Tức là bần cùng bất đắc dĩ lắm thì thôi đành phải lên thôi, vì mình cũng rất hiểu là người ta đi làm, người ta cần phải có cái tin, mình rất hiểu thế. Nhưng mà mình vẫn nói với các bạn ấy, viết gì thì viết nhưng đừng nên nói quá.

Mình nói với Quang một điều rất tâm tình nhé, còn Quang viết hay không thì tùy: đời cầu thủ rất ngắn, và trong bóng đá thì anh không thể nói trước một cái gì cả, có thể trận này rất hay nhưng trận sau rất dở. Cầu thủ ở ta đa phần không được đào tạo thật sự cơ bản thì nó rất bấp bênh, hôm nay hưng phấn anh đá rất hay nhưng hôm sau không hưng phấn anh đá rất dở thế. Vậy nên đừng đổ lỗi hết cả cho cầu thủ.

Một số nhà báo có khuynh hướng viết để người đọc hiểu là trong bóng đá Việt Nam hiện nay vẫn có tiêu cực; cái đấy là mình không thích. Thực tế mình thấy thì trước kia đã có tiêu cực nhưng nó đã qua rồi. Bây giờ các đội bóng là của các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khi muốn quảng bá thương hiệu tốt của mình thì không bao giờ cho phép đội bóng móc ngoặc, vì làm thế nó sẽ làm ô uế cả cái danh hiệu của mình, nó làm sản phẩm của mình bị kém uy tín đi.

Khi mình làm cho anh Kiên (bầu Kiên của đội ACB Hà Nội - HTQ), anh Kiên nói với mình một câu mà mình rất thích: Anh tiếp ai cũng được nhưng mà anh không được tiếp trọng tài bởi vì người ta sẽ nghi ngờ. Cái đấy là mình rất quý. Cái thứ hai là, anh đừng làm gì cả để người ta bảo nếu tôi không cứu thì thằng Kiên chết rồi, anh đừng bao giờ làm thế. Tức là ý anh nói, đừng có xin ai cả, cứ chơi đi, thua thì thôi.

PV: Cái hay của bóng đá chính là sự thẳng thắn bất ngờ đấy và nó hào sảng ở chỗ đấy...

HLV LTH: Đó...

PV: Chứ không phải là thắng, thắng mà lại không hay thì nó thành ra mang tiếng.

HLV LTH: Đúng rồi.

PV: Hôm nọ tôi có đọc sơ sơ ở đâu đấy, dường như nghe anh nói là có một số cầu thủ đá không phải là vì bóng đá, có đúng không?

HLV LTH: Không!

PV: Đấy là do nhà báo "nghĩ" ra?

HLV LTH: Nhà báo ấy tự nói ra hoàn toàn. Mình không nói thế. Mà Quang biết không, mình chưa bao giờ mình đổ lỗi cho vận động viên cả, kể cả trận ấy bạn ấy thua có thể rất đáng nghi ngờ nhưng không bao giờ mình đổ lỗi cho vận động viên.

PV: Nguyên tắc là, một khi mình đã cộng sự là mình tin tưởng, đặt niềm tin tuyệt đối và khi đã không tin thì đã không chơi với nhau nữa?

HLV LTH: Đúng.

PV: Và không dùng nữa.

HLV LTH: Chính xác.

PV: Những câu như thế, Lê Thụy Hải không bao giờ nói?

HLV LTH: Không bao giờ Lê Thụy Hải nói như thế. Đối với cầu thủ là phải bảo vệ. Thí dụ nói thật nhé, kể cả cậu ấy sai không nghiêm trọng lắm cũng phải bảo vệ.

PV: Đúng, trong tình huống nào đấy...

HLV LTH: Nhưng mà khi về nhà thì mình sẽ nói...

PV: Trong nội bộ mình sẽ lý giải?

HLV LTH: Mình sẽ nói, cháu sai đấy, thôi, phải chấp nhận ở ngoài thôi. Cái đấy mình phải nói thật, còn đối với công luận, đối với cuộc sống, mình phải bảo vệ cầu thủ. Nói thật, cuộc đời một cầu thủ nó rất ngắn. Và phần nhiều cầu thủ, khi đã hết đá chuyên nghiệp thì không biết làm gì nữa cả.

PV: Không phải ai cũng đủ thông minh như Lê Thụy Hải để đi làm huấn luyện viên, đúng không ạ? (cười).

HLV LTH (cũng cười)...

PV: Xin được hỏi thêm anh: một khi anh đã quyết định hết mùa bóng năm nay sẽ rời Thể Công - Viettel, thì tâm thế ấy có ảnh hưởng tới công việc chuyên môn của anh không?

HLV LTH: Không. Mình không phải con người như vậy. Bởi vì mình có suy nghĩ thế này, một khi anh đã đi làm thì anh phải đúng trách nhiệm của người đi làm, để nhận đồng tiền mà mình thấy rằng hoàn toàn xứng đáng. Kể cả đội này còn 3 trận đấu nữa, nó sẽ ở đâu chưa cần biết nhưng hãy phải làm hết khả năng, tâm nguyện của mình. Còn mình cũng đã đặt vấn đề với các anh lãnh đạo đội rồi. Thực tế thì Thể Công vẫn muốn giữ mình nhưng mình nói thật, nếu giữ mình mà để gắn bó, để làm nấc thang đẩy các em ấy lên thì phải như thế nào chứ không thể đòi hỏi ngay một lúc được.

PV: Phải có thời gian, phải có lộ trình, không thể cảm tính được?

HLV LTH: Nói Thể Công mà nhiều lỗ thủng quá thì nó không tiện nhưng quả thực là có quá nhiều việc phải làm.

PV: Nhiệm vụ rất khó khăn.

HLV LTH: Rất khó khăn.

PV: Và Lê Thụy Hải có thể làm được nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào, bằng bất cứ phương tiện nào mà phải có lộ trình. Và tôi nghĩ rằng với tư duy tỉnh táo và thực tế vốn có của của lãnh đạo Viettel thì chắc chắn các anh ấy sẽ có cách để vừa giữ anh lại, vừa tạo điều kiện tốt nhất cho công việc của anh. Và tôi cũng chúc anh làm công việc ấy thật là tốt đẹp!

HLV LTH (cười): Rất cảm ơn Hồng Thanh Quang!

PV: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này!?

http://www.cand.com.vn/vi-VN/nguoinoitieng/2009/8/118471.cand?Page=3

Friday, August 14, 2009

Cảm giác bất an


Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Sách Suy tưởng


Bất an là một cảm giác, một trạng thái tâm lý bình thường của con người. Sẽ chẳng có gì là đáng bàn nếu nó xuất hiện ở một hoặc một vài cá nhân. Vấn đề cần nghiên cứu là cộng đồng, hay nói rộng hơn, xã hội sẽ đi về đâu khi bất an trở thành một trạng thái tâm lý phổ biến.

Trên tinh thần đó, chúng tôi sẽ tiếp cận và phân tích cảm giác bất an từ một góc độ khác – đó là cảm giác bất an như là tín hiệu về sự xuất hiện của các rủi ro trong đời sống. Hy vọng nó sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những gợi ý về việc xây dựng một lý thuyết có ý nghĩa thực tiễn – lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại.

Cảm giác bất an như một hiện tượng xã hội phổ biến

Nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau trả lời các câu hỏi cảm giác bất an là gì? Là khủng hoảng niềm tin, là rối loạn nhận thức, là những nghi ngờ về tính hợp pháp của hành vi hay là nỗi lo sợ vô hình, thường trực và khó cắt nghĩa?

Trước hết, bất an là một cảm giác, và giống như bất kỳ trạng thái cảm xúc nào của con người, nó mang đậm sắc thái trừu tượng. Chính bởi vậy, thật khó để xây dựng một định nghĩa cụ thể và tuyệt đối chính xác về cảm giác bất an. Bài viết này sẽ nghiên cứu cảm giác bất an trên tư cách là một nỗi lo sợ vô hình, thường trực và khó cắt nghĩa bởi nó là hệ quả mang tính chất tổ hợp của sự khủng hoảng niềm tin, rối loạn về nhận thức và những nghi ngờ về tính hợp pháp của hành vi. Ba loại cảm giác trên tựa như những mạch nước ngầm khác nhau trong tâm hồn mỗi con người và cùng đổ về một dòng suối - đó chính là cảm giác bất an.

Từ góc độ phân tâm học, bất an là năng lực cảm biến của con người về những rủi ro có thể xảy đến với mình (hoặc lien quan đến mình), và vì thế, nó phần nào giống như bản năng sinh tồn hay một loại phản ứng của con người trước những tín hiệu về sự xuất hiện của rủi ro. Vì vậy, không bao giờ cảm giác bất an bị triệt tiêu, nếu con người không cảm thấy bất an thì chắc chắn, anh ta đã bị thoái hóa cả về tâm hồn lẫn nhận thức. Tuy nhiên, khác với các loại cảm giác khác, ngay cả khi được chia sẻ, cảm giác bất an vẫn không tăng lên hay vợi đi bởi nó là tín hiệu thông báo sự xuất hiện của một rủi ro nào đó, trong khi rủi ro là có thực và nằm ngoài ý muốn của con người. Vì lý do đó, cảm giác bất an phải trở thành một đối tượng nghiên cứu quan trọng của ngành xã hội học.

Như trên đã phân tích, bất an là một trạng thái tâm lý bình thường và phổ biến của con người; nó, thậm chí, còn nói lên sự lành mạnh (về mặt sinh học) của con người, thể hiện sự nhạy cảm của con người trước cả những rủi ro chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, khi bất an trở thành trạng thái tâm lý phổ biến của cộng đồng hay của xã hội thì quả thực rất đáng lo ngại bởi nó nói lên sự không lành mạnh của cộng đồng hoặc xã hội. Nói cách khác, nếu bất an trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, chúng ta sẽ phải đối mặt với một rủi ro cực lớn trên phạm vi toàn xã hội - đó là sự khủng hoảng tâm lý có tính chất toàn diện và sâu sắc.

Trước khi đi vào những nghiên cứu sâu hơn, chúng ta hãy bắt đầu với việc lý giải tính phổ biến của cảm giác bất an. Tại sao cảm giác bất an lại trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến? Trong quan điểm của chúng tôi, điều này xảy ra khi và chỉ khi xã hội tiềm ẩn đầy đủ các tín hiệu về rủi ro và điều kiện xảy ra rủi ro. Trên thực tế, con người cảm nhận về sự bất an rất khác nhau vì cảm giác không chỉ đơn thuần là một kích thích mà nó còn là hệ quả của quá trình nhận thức. Nói cách khác, con người nhận thức về các lĩnh vực cụ thể của đời sống khác nhau (chẳng hạn kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục) nên có cảm giác về sự bất an rất khác nhau. Do đó, sự xuất hiện phổ biến và triền mien của cảm giác bất an cho phép đi đến kết luận: gần như hết thảy các lĩnh vực khác nhau của xã hội đang tiềm ẩn rủi ro. Một nền kinh tế không chuyên nghiệp, các giá trị không được xác lập một cách minh bạch, con người không còn năng lực tin vào sự trong sạch của chính mình, các giới hạn về mặt nguyên lý, về đạo đức không được kiểm soát và những điều tương tự như thế chính là nguyên nhân của sự xuất hiện phổ biến của cảm giác bất an.

Các phân tích trên cho thấy chúng ta không thể dừng lại ở việc xem xét cảm giác bất an như một hiện tượng tâm lý phổ biến mà phải coi nó như là tham số quan trọng nhất của lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại. Chừng nào làm được như vậy, chúng ta sẽ biến xã hội Việt Nam trở thành một đối tượng có thể dự báo trong mắt cộng đồng quốc tế.

Từ cảm giác bất an đến ý tưởng về lý thuyết quản lý rủi ro

Nhiệm vụ của xã hội là phát hiện tính phổ biến của cảm giác bởi tính phổ biến của cảm giác là một thông điệp quan trọng về các trạng thái khác nhau của xã hội. Tính phổ biến của cảm giác bất an cho thấy xã hội đang tiềm ẩn những rủi ro khác nhau trong các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, đi từ tính phổ biến của cảm giác bất an, chúng ta có thể xây dựng lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại.

Trước hết, phải thức tỉnh con người một chân lý là cảm giác bất an của mỗi cá nhân phản ánh các nguy cơ, các rủi ro và các cơ hội trong cuộc đời anh ta và do đó, phải nhận ra nó trong đời sống của mình và phải nghiên cứu nó một cách cẩn thận. Cảm giác bất an là cảm giác ban đầu của quá trình con người nhận ra rủi ro, nó chính là tham số quan trọng nhất của lý thuyết quản lý rủi ro. Nếu không nghiên cứu các nguyên lý cơ bản hình thành cảm giác bất an, chúng ta sẽ không thể nghiên cứu rủi ro, chưa nói đến việc dự báo và tìm ra các giải pháp để ứng phó với chúng. Khi chúng ta nghiên cứu, điều tra và thống kê một cách có hệ thống cảm giác bất an của các cá nhân và sau đó, điểm cảm giác bất an trên những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, chúng ta sẽ phát hiện ra các rủi ro, những rủi ro đó là rủi ro cộng đồng chứ không chỉ là rủi ro của một cá nhân.

Điều tra xã hội học cảm giác bất an là nghiên cứu các rủi ro của xã hội. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà cảm giác bất an rất rõ rệt và phổ biến nhưng không có bằng chứng thống kê hay phát hiện xã hội học nào chứng minh sự tồn tại khoa học của những cảm giác bất an mang tính phổ biến. Điều này cho thấy xã hội không nhận ra rằng điều tra về cảm giác bất an của con người là một nhiệm vụ cần được pháp chế hóa. Nói cách khác,tiến hành các điều tra xã hội về cảm giác bất an và dùng các kết quả đó để dự báo các rủi ro, phát hiện tính phổ biến cũng như nguy cơ của các rủi ro và giải pháp ngăn chặn chúng là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước.

Các phân tích trên chỉ ra rằng tính phổ biến của cảm giác bất an là cơ sở để phát hiện rủi ro và nghiên cứu các giải pháp ứng phó. Tình trạng tha hóa về đạo đức, kinh tế, văn hóa và giáo dục đều thể hiện một cách rõ ràng qua cảm giác bất an của con người. Do đó, nó là phương tiện khoa học và hữu hiệu nhất để các chính phủ có thể đo đạc tâm lý xã hội phổ biến và từ đó quản lý xã hội của mình. Thật đáng tiếc là các chính phủ vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của công cụ này, dẫn đến tình trạng chính phủ không hiểu rõ đối tượng mà mình quản lý. Điều này không chỉ là hệ quả của tình trạng lạc hậu về nhận thức của chính phủ mà còn nói lên sự xơ cứng của xã hội trước các hiện tượng gây ra cảm giác bất an phổ biến. Đây mới chính là điều đáng sợ nhất bởi nó báo hiệu một sự thoái hóa về nhận thức, về cảm giác và về trách nhiệm trên phạm vi toàn xã hội.

Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trên nền tảng những nghiên cứu về Cảm giác bất an

Một xã hội dân chủ là môi trường lý tưởng nhất đảm bảo sự thành công của việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro.Sở dĩ có thể kết luận như vậy là bởi xã hội dân chủ cho phép con người bày tỏ cảm xúc của mình một cách chân thật và chính xác; trên cơ sở đó, con người mới có thể nói một cách công khai về cảm giác bất an của mình, nghĩa là cung cấp cho nhà nước những linh cảm hoặc dự báo mang tính chất cá nhân và cụ thể về một loại rủi ro nào đó. Bất an là một cảm giác bản năng, nhưng mô tả cảm giác bất an lại là một hành vi văn hóa. Do đó, để mô tả cảm giác của mình một cách chính xác, con người cần phải có những kinh nghiệm văn hóa, hay nói cách khác, con người cần phải được giáo đục về tính chính đáng trong việc mô tả cảm giác của mình, nghĩa là phải giúp con người nhận ra rằng mô tả cảm giác của mình là một quyền mang chất lượng văn hóa. Dường như, nhân loại luôn luôn khủng hoảng cái mà mình không biết và vụng về trong việc mô tả những linh cảm của mình về rủi ro, điều này góp phần tạo nên sự rối loạn về thông tin - nguyên nhân căn bản của sự bất lực trong việc nhận thức thế giới.

Nhà nước dân chủ cho phép con người mở rộng không gian văn hóa; trên cơ sở đó, con người sẽ ra làm phong phú mình với việc trải nghiệm những kinh nghiệm văn hóa khác nhau – đây chính là tiền đề để biến cảm giác nói chung và cảm giác bất an nói riêng, trở thành những tham số mang tính chất thống kê và dự báo. Từ trước đến nay, các mô hình nhà nước khác không chú trọng lắm đến việc đảm bảo tự do của con người trong việc mô tả khát vọng cũng như cảm giác của mình. Trong khi đó, tự do trong mô tả cảm giác là thành tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khái niệm tự do. Nếu con người không tự do trong nhận thức và bắt đầu bằng hình thức sơ khai nhất là tự do trong cảm nhận hay tự do trong việc mô tả cảm giác, thì con người không bao giờ đạt tới trạng thái tự do. Việc khoác lên mình những cảm xúc không có thật của những thành viên khác nhau tạo ra một xã hội không có năng lực dự báo bởi phần lớn các trạng thái cảm xúc - trên tư cách các tham số dự báo - đều giả tạo, và do đó, tham vọng đo đạc cảm xúc nói chung và đo đạc cảm giác bất an nói riêng là không thể thực hiện được.

Một trong những điểm ưu việt của chế độ dân chủ là thừa nhận biểu tình như là phương thức mô tả cảm giác của nhân dân nhằm thông báo cho chính phủ biết về cảm giác bất an của họ. Con người chỉ biểu tình khi họ cảm thấy sự xuất hiện của rủi ro hay nói cách khác biểu tình là công cụ giải tỏa cảm giác bất an của con người, và do đó, nó là một phương tiện để xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính phủ và đối tượng mà chính phủ quản lý, tức nhân dân. Vì vậy, chính phủ phải tôn trọng nhân dân, phải đo đạc cảm giác bất an của họ một cách chân thực và chính xác. Đó chính là biểu hiện của một xã hội văn minh.

Để có thể đo đạc chính xác cảm giác của con người, cần xây dựng phương pháp luận khoa học trên cơ sở kết hợp giữa hai loại khoa học là thống kê và dự báo. Thống kê để chỉ ra tính phổ biến của cảm giác bất an trên những lĩnh vực khác nhau, để có con số cụ thể về tỉ lệ và tần suất xuất hiện của từng loại cảm giác bất an cụ thể và qua đó phản ánh chân dung của xã hội. Dự báo kết hợp với các khoa học xã hội khác nhằm chỉ ra loại rủi ro nào có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong tương lai, trên cơ sở đó, có tâm lý chuẩn bị và ứng phó một cách chủ động.

Trong những năm gần đây, nhiều học giả đã bắt đầu phân biệt hai khái niệm an ninh con người và an ninh quốc gia, cho rằng an ninh con người quan trọng hơn an ninh quốc gia. Kết luận này hoàn toàn không có tính chất pháp chế hay tính chất khoa học nhưng cũng là một mô tả về cảm giác bất an. Điều này cho thấy đã đến lúc phải chuyển trọng tâm nghiên cứu từ an ninh quốc gia sang an ninh con người. Nghiên cứu về cảm giác bất an chính là tìm cách xác lập mối quan hệ biện chứng giữa an ninh con người và an ninh quốc gia. Rõ ràng, an ninh quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở đảm bảo an ninh con người tức là khắc phục những cảm giác bất an cho con người - đó chính là quá trình tiệm cận đời sống lý tưởng của con người.

Kết luận

Xã hội nào cũng có sự dịch chuyển - đó là kết quả của hai khuynh hướng, thứ nhất là khát vọng của con người hướng tới những điều tốt đẹp hơn, thứ hai là phản ứng của con người trước sự bất an. Nếu sự dịch chuyển của xã hội bị chi phối bởi cảm giác bất an là chủ đạo, nó sẽ rơi vào trạng thái bị động, báo hiệu sự xuất hiện của tình trạng suy thoái ở những lĩnh vực khác tượng xã hội phổ biến, chúng ta sẽ phân tích được cội nguồn của nếu không đi từ gốc, mọi ứng phó tiếp theo để giải quyết các vấn đề sẽ là không có cơ sở đến lượt mình, điều này sẽ dẫn đến một xã hội hoảng loạn và khủng hoảng toàn diện.

Tuesday, August 11, 2009

Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009


Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group


Hỏi: Phân tích về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng này vẫn chưa chạm đáy. Cả World Bank lẫn ADB đều dự đoán phải đến quý IV năm 2009, may ra tình hình kinh tế mới sáng sủa hơn. Ông nhận định thế nào về vấn đề này? Theo ông, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam đã chạm đáy chưa và ông dự báo thế nào về năm 2009?

Trả lời: Trong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế. Chính phủ quan trọng nhất trên thế giới này là chính phủ Mỹ cũng chưa có một văn bản nào, chưa có một chương trình nào mô tả đầy đủ hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.

Cho nên, nói rằng nó đã đến đáy hay chưa đến đáy đều không thoả đáng, vì chưa ai chỉ ra được một cách khoa học bản chất của hiện tượng này. Mỗi người nói một tiếng nói, mỗi người tiếp cận một góc độ và góp thêm tư liệu để có thể giải thích về cấu trúc của hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhưng cũng chưa có ai tóm lược, tổng hợp, phân tích đầy đủ về hiện tượng này với tư cách một nhà khoa học hoặc với tư cách một chính phủ. Ví dụ như ở châu Âu, các chính phủ có một số bất đồng về cách thức tiếp cận hiện tượng khủng hoảng. Có những chính phủ lo quá cho chuyện thâm hụt ngân sách, có những chính phủ lo quá cho sự yếu đuối của thị trường nội địa, có những chính phủ lo quá đến vấn đề thất nghiệp. Các chính phủ đứng trên những vị trí khác nhau, những tình thế khác nhau và những đặc điểm khác nhau của mình mà giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới một cách rất khác nhau, và do đó các giải pháp cho nó cũng được tiếp cận trên những khía cạnh rất khác nhau.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà tất cả các khía cạnh khác nhau ấy chỉ là biểu hiện khác nhau của một hiện tượng, đó là hiện tượng khủng hoảng trên qui mô toàn cầu. Xưa nay thế giới vẫn nói về toàn cầu hoá thế này, thế khác, nhưng dường như thế giới cũng chưa hình dung ra toàn cầu hoá thực chất là gì. Nhà chính trị thì nói rằng toàn cầu hoá là sự phá vỡ các biên giới địa lý, phá vỡ chủ quyền quốc gia, quyền lực tuột khỏi tay chính phủ v.v…, tức là nói về mặt lý thuyết, nói có tính chất tuyên huấn thì nhiều chính phủ đã làm, nhưng hình dung nó và xây dựng chương trình đề kháng nó thì chưa. Các chính phủ tỏ ra rất thông minh trong việc lợi dụng nó, nhưng chưa đủ sâu sắc để hoạch định một hệ thống chính sách có khả năng chống đỡ khi có chuyện do nó gây ra. Cho nên, rất khó để có thể trả lời câu hỏi "Khủng hoảng kinh tế đã đến đáy chưa?" một cách có cơ sở khoa học. Tôi linh cảm rằng nó chưa tới đáy. Bởi vì suy ra cho cùng, khủng hoảng kinh tế thế giới có phải là sự mất mát tài sản của các nhà tài phiệt, của các hãng lớn trên thế giới hay không? Nếu cho rằng khủng hoảng kinh tế là sự mất mát tài sản của các đại gia trên thế giới thì chúng ta nghiên cứu kinh tế học là vô nghĩa. Chúng ta nghiên cứu kinh tế học để thông báo cho xã hội cũng như thông báo cho các chính phủ rằng, các chính sách kinh tế cần phải chiếu cố đến sự khủng hoảng trong đời sống thông thường của người dân. Nhiệm vụ của tất cả các chính phủ là bảo vệ, bảo hộ người dân chứ không phải các đại gia về kinh tế. Tất nhiên, các đại gia phá sản thì tan xí nghiệp, mà tan xí nghiệp thì mất việc và mất việc thì ảnh hưởng đến đời sống, nhưng nếu chúng ta chỉ nghĩ đến các đại gia thì chúng ta không hiểu hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến sự mất việc làm của người lao động thông thường mà không nghĩ đến các đại gia thì tức là chúng ta quên mất cái cỗ máy có tính chất động lực để xúc tiến sự phát triển kinh tế.

Tôi nghĩ rằng sớm hay muộn thì các quốc gia, thậm chí cả Liên hợp quốc sẽ phải nhảy vào cuộc như là một liên minh toàn cầu để giải thích hiện tượng này và có các chính sách tương đối đồng bộ để giải quyết. Hiện nay mới chỉ có một nhóm các nước phát triển nghĩ tới chuyện ấy, còn các khu vực còn lại thì chưa, hay nói cách khác là thế giới chưa có tiếng nói chung về tai họa. Tai họa hiện nay vẫn được giải thích với tư cách của những kẻ tham gia quá trình cạnh tranh toàn cầu chứ chưa phải là sự cứu hộ của cộng đồng toàn cầu đối với tai họa này. Những bài báo trên thế giới phân tích về chuyện này cho thấy các quốc gia, các nhà khoa học chỉ mới giải thích nó như là sự mất mát sức cạnh tranh của các nền kinh tế, mà chưa phân tích được sự khủng hoảng của đời sống, của xã hội trong toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ diễn ra như thế nào. Phải nói rằng, nếu không nói rõ vấn đề này thì chúng ta không phân tích được hiện tượng khủng hoảng kinh tế hiện nay, mà nếu có phân tích được thì chính phủ cũng cảm thấy chúng ta công kích chính phủ chứ không phải hỗ trợ họ. Tức là, tất cả các chính phủ đều chỉ nhìn vấn đề này như một đơn vị tham gia quá trình cạnh tranh toàn cầu mà chưa nghĩ nó là một bộ phận hợp thành nền kinh tế toàn cầu. Cho nên,kinh tế thế giới năm 2008 là kết quả của một sai lầm có chất lượng hệ thống, một sự phân vân, một sự do dự, một sự tranh luận về vai trò của các nhà nước đối với nền kinh tế.

Người ta vẫn tranh luận xem trường phái tự do và trường phái bảo thủ về kinh tế cái nào đúng, cái nào sai mà quên mất rằng các lý thuyết như vậy chỉ có giá trị giới hạn trong những điều kiện xác định nào đó của kinh tế thế giới. Trong những giai đoạn kinh tế thế giới suy trầm, chính lý thuyết "Tân Tự do" về kinh tế là một trong những lý thuyết giải phóng một cách đại trà cái năng lực phát triển toàn cầu, và phải nói rằng nó có giá trị rất tích cực trong việc xúc tiến sự phát triển. Nhưng khi sự phát triển đã kéo dài đến mức các yếu tố cực đoan của nó được tích luỹ thì lý thuyết Keynes mới bắt đầu phát huy vai trò của nó, tức là phải xác lập lại vai trò của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế như thế nào. Như vậy, các lý thuyết đều có vai trò của nó trong mỗi một giai đoạn nhất định chứ không phải cái này đúng, cái kia sai một cách tuyệt đối. Nếu chúng ta phủ nhận lý thuyết kinh tế Tân Tự do thì chúng ta sẽ phạm phải một sai lầm căn bản là đến khi kinh tế thế giới suy trầm, chúng ta không biết kích động nó bằng phương pháp luận nào. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết đến nó, thì khi nó trở nên thái quá, chúng ta sẽ không biết kiểm soát nó bằng cách nào. Những người ủng hộ trường phái can thiệp của Keynes thì vẫn cho rằng nhà nước luôn luôn có vai trò và nhà nước phải can thiệp, nếu nhà nước không có vai trò, không can thiệp là sai. Còn những người theo trường phái Tân Tự do thì nói rằng nhà nước không có vai trò gì và không nên can thiệp vào khu vực kinh tế.

Cả hai lý thuyết này đều đúng và đều sai trong những điều kiện khác nhau. Trong khi nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh thì lý thuyết về Tân Tự do rất đúng, vì khi đó nhà nước trở thành cái ba lô trên lưng của nền kinh tế trong quá trình hành hương đến sự phát triển, nhưng trong quá trình xuống dốc thì nhà nước phải nhảy xuống đất để trở thành cái phanh, trở thành cái nêm để ngăn chặn sự suy thoái của nó. Vai trò của nhà nước là một trong những vấn đề lý thuyết quan trọng nhất để không chỉ đánh giá các lý thuyết kinh tế mà đánh giá một cách toàn diện cả lý thuyết về phát triển. Nhà nước luôn luôn có vai trò trong mọi sự phát triển cả kinh tế, cả chính trị, cả xã hội. Biến nhà nước trở thành một thành tố ổn định, thành tố duy nhất đúng cho sự phát triển là sai, nhưng loại bỏ hẳn vai trò của nhà nước trong những trạng thái khủng hoảng của xã hội thì cũng sai. Phải nói rằng, giai đoạn cuối thế kỷ XX là giai đoạn của sự tranh luận bất tận của hai trường phái thông thái nhưng không đầy đủ. Tôi cho rằng, một cách khái quát, nhà nước luôn có vai trò, nhưng vai trò của nhà nước với tư cách là kẻ ngăn chặn sự cực đoan hoá các quá trình phát triển, chứ không phải là lãnh đạo sự phát triển. Nhà nước lãnh đạo sự phát triển, nhà nước biến thành yếu tố động lực thường xuyên của quá trình phát triển thì sai, nhưng nhà nước luôn luôn là yếu tố để cứu hộ xã hội khỏi sự thái quá của quá trình phát triển thì tôi nghĩ luôn luôn đúng. Cho nên, có thể kết luận là quá trình trước 2009 là quá trình vận hành nền kinh tế thế giới một cách tích cực, nhưng không đầy đủ ở giai đoạn tột cùng của sự phát triển của chu kỳ này. Từ 2009 trở đi, nhà nước phải nhảy vào cuộc như một người cứu hộ có chất lượng chính trị, có chất lượng kinh tế, có chất lượng xã hội. Và sự có mặt của nhà nước trong giai đoạn này càng ngắn bao nhiêu thì hạnh phúc càng đến sớm với nhân loại bấy nhiêu. Không nên kéo dài vai trò của nhà nước trong đời sống kinh tế một cách quá lâu. Nó chỉ nên có trong khủng hoảng, nếu nó tiếp tục có mặt sau khủng hoảng thì nó sẽ là một thảm họa lớn đối với phát triển kinh tế.

Còn Việt Nam chúng ta thì sao? Việt Nam thực ra là một quốc gia mới ra phố, mới trưởng thành, chúng ta cũng chưa có sự tranh luận nào, chưa có tiếng nói nào. Cũng có một vài người được học ở phương Tây về nói, nhưng đó không phải là những tiếng nói có tính chất chính thống, có tính chất quyết định trong quá trình điều hành xã hội. Trước năm 2009, các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà khoa học về điều hành xã hội không có tiếng nói chính thống, không có địa vị xã hội trong việc hình thành các tư tưởng điều hành vĩ mô đời sống xã hội. Đấy là lỗi lầm lớn nhất của chúng ta. Chúng ta hội nhập nhưng chúng ta không huy động các bộ não tham gia vào quá trình hình thành cái kho trí tuệ của xã hội. Hay nói cách khác là chúng ta hội nhập với tư cách đi theo và không có trí tuệ chủ động khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Năm 2009 chúng ta phải khắc phục hiện tượng này, và đời sống chính trị của giai đoạn từ 2009 trở đi cần phải huy động được sự tham gia một cách chính thống, có địa vị, thậm chí có quyền lực của các lực lượng trí tuệ.

Trong một bài phân tích về khủng hoảng kinh tế thế giới, tôi đã nói rằng bản chất của khủng hoảng kinh tế thế giới là sự lộng hành của các yếu tố tri thức trong nền kinh tế. Nếu chúng ta không huy động được một trí tuệ tương đương thì chúng ta không đủ năng lực để ngăn chặn, chống đỡ và giải phóng đời sống xã hội ra khỏi sự lộng hành của các yếu tố tri thức trong một nền kinh tế mà mọi chính phủ đều không kiểm soát được.

Liệu có phải là chúng ta không có những trí thức, những chuyên gia có thể phân tích các hiện tượng thế giới và Việt Nam không? Tôi khẳng định là không. Chúng ta có thừa khả năng để đưa ra các phân tích, thậm chí đưa ra các dự báo. Dự báo là 80% nghĩa vụ của các chính phủ, vì thế cho nên, việc huy động và tạo không gian chính đáng về chính trị cho các lực lượng trí thức đủ để họ phân tích, dự báo và đề kháng tất cả các yếu tố tri thức lộng hành trong nền kinh tế của thế giới là việc mà chính phủ phải làm. Tất nhiên, khi huy động một lực lượng trí thức đông đảo với những quan điểm khác nhau, trình độ khác nhau, quyền lợi khác nhau như vậy thì sẽ tạo ra một tình trạng hỗn loạn âm thanh có chất lượng tư vấn, do đó, Thủ tướng chính phủ phải cócấp dưới để giúp phân loại và lựa chọn các lý giải khác nhau. Sự phân loại này không nhằm để chống, cũng không phải nhằm để phân cấp sai đúng hay hơn kém, sự phân loại chính là việc sắp xếp các dụng cụ một cách ngăn nắp để vào mỗi một thời điểm khác nhau, trước những đòi hỏi khác nhau của cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng lấy ra những loại dụng cụ thích hợp. Trong đời sống xã hội, có những tình huống đòi hỏi chúng ta phải sử dụng những dự báo, phân tích có tính chất bảo thủ, nhưng cũng có những tình huống khác lại đòi hỏi phải sử dụng những dự báo, phân tích có tính chất lạc quan. Trong trạng thái suy trầm thì những dự báo và phân tích có tính chất lạc quan là rất cần thiết, nhưng trong trạng thái thái quá thì những dự báo và phân tích có tính chất bảo thủ mới là cần thiết. Nói tóm lại, các vị thuốc khác nhau của dàn giao hưởng các biện pháp để chống trả lại sự lộng hành của các yếu tố không tích cực của nền kinh tế thế giới đòi hỏi chính phủ không phải chỉ có một loại chuyên gia mà buộc phải dự phòng nhiều loại chuyên gia. Khi chúng ta phải giải quyết những vấn đề cụ thể thì chúng ta rất cần những chuyên gia chiến thuật. Nhưng lúc cần dự báo một cách tổng thể, tạo ra sự cân đối tổng thể thì những chuyên gia chiến lược là vô cùng cần thiết. Và chúng ta phải biết kết hợp hai loại chuyên gia như thế. Cho nên, tôi nghĩ rằng chính phủ không nên có thái độ kỳ thị với bất kỳ loại chuyên gia nào, mà chính phủ phải biết sắp xếp các công cụ có tính chất chuyên gia ấy vào những ô khác nhau để lựa chọn công cụ thích hợp vào những thời điểm khác nhau, vào những nhiệm vụ khác nhau và phối hợp chúng với nhau. Đấy là thông điệp 2009 của tôi.

Hỏi: Hiện nay chúng ta vẫn đang bàn về các biện pháp chống khủng hoảng và vẫn chưa xác định được đâu là biện pháp thích hợp. Trước tháng 3, chúng ta đưa ra 8 gói giải pháp, đến tháng 6 chúng ta vẫn tiếp tục cho rằng kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, còn bây giờ là kích cầu để chống thiểu phát. Trong một cuộc hội thảo ngày hôm qua về vấn đề này, các chuyên gia vẫn tiếp tục bàn cãi, nhiều người thì cho rằng năm 2009 phải ưu tiên chống giảm phát, thiểu phát, nhưng cũng có nhiều ý kiến cảnh báo nguy cơ lạm phát sẽ rất cao. Theo ông, giải pháp nào là thích hợp trong tình hình hiện nay?

Trả lời: Chúng ta vẫn cho rằng giảm phát, lạm phát là những trạng thái thống nhất trong toàn bộ cơ cấu của một nền kinh tế, tất cả cái sai của chúng ta là ở chỗ đấy. Ở trong cơ cấu của một nền kinh tế, tại mỗi một thời điểm, có khu vực thì giảm phát và có khu vực thì lạm phát. Cho nên, điều hành vĩ mô một nền kinh tế không phải là mô tả nền kinh tế ấy như một hiện tượng thống nhất ở mọi khu vực. Tôi lấy ví dụ, khi thị trường chứng khoán dâng lên thì đấy là sự tăng trưởng hay sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các đại công ty, nhưng nó là sự giảm phát của khu vực kinh tế vừa và nhỏ, khu vực tư nhân.

Nghiên cứu hiện tượng giảm phát hay lạm phát không phải là nghiên cứu cái định nghĩa của nó, mà nghiên cứu sự xuất hiện của nó trong từng bộ phận, trong từng khu vực khác nhau của một nền kinh tế. Không có giải pháp chung cho một nền kinh tế mà có giải pháp cho những khu vực khác nhau của nền kinh tế. Tôi gọi hiện tượng khủng hoảng kinh tế Việt Nam là hiện tượng xung huyết cục bộ. Cho nên, chúng ta chữa căn bệnh kinh tế Việt Nam không phải bằng một tuyên ngôn kinh tế mà bằng một chương trình cụ thể, vừa chính xác về thời gian, vừa chính xác về không gian và có những tác động khác nhau, hỗ trợ nhau trên từng khía cạnh cũng như từng vấn đề của đời sống kinh tế. Chúng ta hay có hiện tượng cãi nhau lấy được là tôi đúng, anh sai. Tôi cho rằng không nên xem ai đúng, ai sai một cách triệt để cả, nhất là ở địa vị của cao nhất chính phủ. Người ta nhìn vào khu vực này và đưa ra những phân tích, dự báo cho khu vực này thì có thể dự báo ấy sai so với khu vực khác. Nhưng cả cái sai và cái đúng ấy theo con mắt của một người không quan trọng bằng việc sử dụng một cách hợp lý các lý giải khác nhau cho những khu vực khác nhau và những thời điểm khác nhau. Tôi cho rằng, vẫn tồn tại cả nguy cơ lạm phát và nguy cơ giảm phát ở Việt Nam. Nguy cơ giảm phát của nền kinh tế Việt Nam xuất hiện trong khu vực kinh doanh vừa và nhỏ từ trước khi lạm phát xuất hiện, lạm phát chỉ là kẻ xúc tiến, làm tăng trưởng một cách không kiểm soát được hiện tượng giảm phát ở khu vực vừa và nhỏ cũng như khu vực kinh tế tư nhân mà thôi.

Hỏi: Như vậy có nghĩa là chính phủ phải thừa nhận nhiều sai sót trong dự báo và bài học rút ra là chúng ta phải điều hoà được tất cả các vị thuốc?

Trả lời: Đúng thế. Tuy nhiên, ở đây tôi nghĩ vấn đề không phải là chúng ta thừa nhận hay không thừa nhận. Chúng ta cũng không nên chỉ trích chính phủ một cách vô cảm và vô cảm với chính phủ. Như thế là không công bằng.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta mới gia nhập quá trình toàn cầu hoá một cách chính thức được gần 2 năm, chúng ta thiếu kinh nghiệm là việc giải thích được. Và do đó, cái không giải thích được không phải là cái sai mà là không nhận ra cái sai của mình và không rút kinh nghiệm. Nếu chính phủ nhận ra cái sai thì tôi là người đầu tiên cảm thấy vui. Những việc như thế không khó, nếu nhận ra đấy là nghĩa vụ của mình thì ai cũng làm được. Trên thế giới không phải chỉ có một mình người Việt Nam làm việc ấy.

Dự báo là gì? Về thực chất, dự báo là kết quả phân tích thông tin và rút ra các kết luận. Thông tin về khí tượng thì tạo ra dự báo về khí tượng, thông tin kinh tế sẽ tạo ra dự báo kinh tế. Vì chúng ta chưa ý thức được chúng ta là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, cho nên chúng ta cảm thấy rằng dự báo như một chức năng có tính chất bói toán của người Việt. Không phải. Thế giới có thông tin, chúng ta phân tích nó thì chúng ta sẽ tạo ra dự báo. Và thế giới cũng có cả những dự báo nữa. Những dự báo của các khu vực khác nhau của nền kinh tế thế giới tạo ra tư liệu hay nguyên liệu cho quá trình dự báo của Việt Nam. Và ngược lại, khi người ta dự báo về Hoa Kỳ thì dự báo của Việt Nam là tư liệu. Hay nói cách khác, dự báo của mỗi quốc gia là tư liệu để tạo ra dự báo của các quốc gia khác trong quá trình toàn cầu hoá. Vì thế, chúng ta phải cung cấp một dự báo nghiêm túc như là một bộ phận của hệ thống thông tin dự báo toàn cầu. Chúng ta có nghĩa vụ toàn cầu việc dự báo chứ không phải chúng ta chỉ sử dụng dự báo toàn cầu để dự báo cho chúng ta. Và chúng ta sẽ có uy tín khi những dự báo của Việt Nam trở thành tư liệu tốt để đưa ra những dự báo khác trên thế giới. Còn nếu chúng ta không có dự báo tốt, chúng ta không chủ động có những dự báo của mình thì chúng ta không đóng góp nghĩa vụ dự báo của một thành tố tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Trong Bộ tham mưu kinh tế của chính phủ có nhiều chức năng, có nhiều vị tham mưu trưởng khác nhau, nhưng tham mưu trưởng về dự báo thuộc về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, nếu chúng ta nói đến nội các như là tập hợp những cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những khía cạnh khác nhau của đời sống điều hành vĩ mô. Nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra được những dự báo tốt của Việt Nam thì chính là cách thức để khẳng định uy tín của chính phủ chúng ta. Để tăng uy tín của Việt Nam, chúng ta phải sử dụng cái kho trí tuệ của xã hội, phải sử dụng các thông tin của thế giới để làm tốt dự báo của chúng ta, và thế giới sẽ sử dụng dự báo của chúng ta để làm tốt cho dự báo của thế giới. Đấy chính là ý kiến của tôi về vấn đề điều hành vĩ mô.

Hỏi: Vừa rồi, chính phủ cũng có nhiều biện pháp hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khu vực tư nhân, đặc biệt là người nông dân, nhưng dường như sự hỗ trợ này cũng chưa được rõ ràng. Theo ông, các khu vực kinh tế của chúng ta cần phải được hỗ trợ như thế nào trong tình hình hiện nay?

Trả lời: Câu hỏi mà bạn vừa đặt ra có liên quan đến một vấn đề căn bản, đó là địa vị của các nền kinh tế cụ thể trong nền kinh tế thế giới là như thế nào? Nếu các nền kinh tế cụ thể trở thành những yếu tố vãng lai thuần tuý đối với nền kinh tế thế giới thì toàn bộ lý thuyết về phát triển là sai. Các nền kinh tế vẫn phải giữ địa vị độc lập của nó, vì khi chúng ta hội nhập, khi chúng ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá thì không có nghĩa là toàn thể dân tộc, toàn thể các bộ phận của nền kinh tế đều tham gia. Những người ra trận bao giờ cũng phải có hậu phương. Trong kinh tế cũng vậy, những bộ phận hậu phương của một nền kinh tế cần phải được xây dựng bởi một lý thuyết nghiêm chỉnh và ổn định hơn. Kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp tiêu dùng, kinh tế công nghiệp xuất khẩu... tất cả những cái đó đều phải được phân loại, và chúng ta phải xác lập được nghĩa vụ của mỗi một khu vực kinh tế như vậy đối với quá trình hội nhập. Chúng ta vẫn đưa ra những dự báo về chuyện Tân tổng thống Obama sẽ quay về trạng thái bảo hộ hay là vẫn tiếp tục duy trì xúc tiến các quan hệ quốc tế, đấy là những dự báo hẹp và không đúng, vì bản chất của quá trình toàn cầu hoá là có cả việc anh tự khẳng định mình ở trong nhà lẫn việc anh tự khẳng định mình trong cái chợ chung của thế giới. Anh không thể đem tất cả tài sản trong nhà ra chợ được, cho nên, củng cố nền kinh tế bản thể như một yếu tố độc lập với tất cả các biến động, các khủng hoảng là việc phải làm. Khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các yếu tố xuất khẩu, các yếu tố tiên phong, các yếu tố ra trận của nền kinh tế thôi. Cho nên, xây dựng nền kinh tế Việt Nam phải là kết quả của việc xây dựng hai nền kinh tế mà thực chất là hai bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế tiên phong là nền kinh tế tham gia vào quá trình toàn cầu, còn nền kinh tế bản thể là nền kinh tế giúp anh tồn tại cho dù bão tố ở ngoài chợ diễn ra như thế nào. Cái nền kinh tế bản thể ấy chính là nền kinh tế có chất lượng bảo hiểm đời sống xã hội, là nền kinh tế tối thiểu cần phải có, hay là sự độc lập với các hiện tượng quốc tế cần phải có của một nền kinh tế.

Cho nên, không nên tranh cãi là chúng ta sẽ bảo hộ hay chúng ta sẽ tiếp tục cấp tiến để tham gia toàn cầu hoá. Càng toàn cầu hoá bao nhiêu thì yêu cầu phải củng cố nền kinh tế bản thể càng lớn bấy nhiêu, bởi vì nếu tỷ trọng của nền kinh tế bản thể không đủ nặng thì quá trình toàn cầu hoá sẽ hút tuột nền kinh tế của chúng ta, làm chúng ta biến mất trong vòng xoáy của nền kinh tế toàn cầu. Hiện tượng khủng hoảng kinh tế vừa rồi của thế giới chính là hiện tượng mà các nền kinh tế bản thể bị hút, bị nhổ rễ ra khỏi cái lợi ích của những con người cư trú trong các vùng lãnh thổ.

Có người nói rằng cần phải đầu tư, cần phải phát triển khu vực kinh tế vừa và nhỏ, có người bảo cần phải đầu tư vào các công ty lớn, cần phải có các tập đoàn kinh tế lớn thì mới đủ sức cạnh tranh, và họ mất rất nhiều thời gian và công sức cho những cuộc bàn cãi như thế. Tôi cho rằng những tranh cãi như vậy là vô ích. Cả hai yếu tố ấy đều rất cần cho quá trình phát triển của một nền kinh tế chung, nền kinh tế quốc dân. Nếu không xây dựng được cơ sở xã hội của nền kinh tế bản thể thì không có ổn định chính trị. Khu vực vừa và nhỏ và khu vực tư nhân thuộc về nền kinh tế bản thể, nó phải được chăm sóc kỹ lưỡng hơn bởi một đảng chính trị có tiêu chuẩn là chăm sóc nhân dân lao động, mà chăm sóc nhân dân lao động chính là việc củng cố nền kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế vừa và nhỏ. Còn việc phát triển Việt nam thành một quốc gia tiên tiến, có những lực lượng có năng lực cạnh tranh toàn cầu lại là việc khác, việc xây dựng các tập đoàn, các công ty lớn. Tuy nhiên, cần thấy rằng việc xây dựng các tập đoàn nhà nước không tạo ra sự ổn định chính trị. Nếu xét về quan điểm chính trị thì các tập đoàn nhà nước chỉ tạo ra năng lực xung đột chính trị chứ không phải là ổn định chính trị. Còn xét theo quan điểm phát triển toàn cầu, thì các tập đoàn hay các công ty lớn có thể giữ một vai trò nào đấy, nhưng chất lượng các đòi hỏi đối với nó phải khác chứ không phải như hiện nay. Hiện nay chúng ta đang có một thực thể nhìn ngoài giống như một chàng trai khoẻ mạnh, cường tráng, nhưng sức khoẻ sinh sản thì không có, cho nên vô tình nó trở thành một kẻ lừa đảo trong quá trình toàn cầu hoá. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải có sự cân đối, mà trước hết là cân đối chính trị trong sự chú ý đến hai khu vực này. Chúng ta phải nhận thức một cách chính xác nghĩa vụ chính trị của hai khu vực này rồi mới hoạch định chính sách điều hành vĩ mô được. Về bản chất, điều hành vĩ mô là anh phát triển tới ngưỡng không mất ổn định, hay anh xác lập được ranh giới giữa ổn định và phát triển. Còn phát triển bằng mọi giá, tăng trưởng bằng mọi giá thì không phải là điều hành vĩ mô, bởi vì cứ thả ra là nó sẽ phát triển. Thả ra thì từ bê tông cho đến đất đá đều trở thành bụi hết, vì bản chất của sự phát triển, của toàn cầu hoá là làm bụi hoá những vật thể cứng khu trú trong các quốc gia, biến chúng thành năng lượng chung để tham gia vào quá trình toàn cầu. Nói tóm lại, để ra khỏi khủng hoảng, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải dựa trên việc xây dựng và cân đối giữa nền kinh tế bản thể với nền kinh tế phát triển.

Hỏi: Theo ông, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn gì và họ cần được hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: Tôi thấy có một nguy cơ có thật mà mọi người rất ngại nói đến, anh Lê Đăng Doanh, một nhà hoạt động xã hội rất dũng cảm, cũng đã có lần nhắc đến nguy cơ này, đó là nguy cơ của hàng hoá Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng, các xí nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần được hướng dẫn bởi một chiến lược sắc sảo hơn thì mới tồn tại được.

Hiện nay chúng ta bàn về chuyện hỗ trợ khu vực kinh tế vừa và nhỏ như là một cách tranh giành quyền lợi chứ chưa phải là bàn đến việc kê đơn thuốc nào để làm cho nó khoẻ mạnh. Tôi đã viết về vấn đề này cách đây 7 năm, trong một bài viết đã được đưa vào quyển "Suy tưởng". Trong đó, tôi phân tích chúng ta sống cạnh nước CHND Trung Hoa là sống cạnh một nền kinh tế khổng lồ như thế nào. Việc chúng ta sống cạnh Trung Quốc cũng giống như Nhà xuất bản Hội nhà văn sống cạnh Nhà xuất bản Longman vậy. Một quyển sách được xuất bản với số lượng 300.000 - 400.000 bản và một quyển sách được xuất bản với số lượng 3000 bản sẽ có giá thành rất khác nhau. Cùng sản xuất một loại hàng hoá thì nền kinh tế Việt Nam vĩnh viễn không cạnh tranh được với nền kinh tế của Trung Quốc. Cho nên, toàn bộ nghệ thuật để tồn tại bên cạnh Trung Quốc là tìm những cái họ không làm được để làm. Chúng ta phải xây dựng chương trình hay chính sách phát triển công nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để tránh sản xuất những mặt hàng giống về chất lượng hoặc giống về công dụng đối với hàng hoá của nước Trung Quốc. Đấy không phải là chính sách để đối phó với Trung Quốc, mà là chính sách để chung sống hoà bình với họ. Bởi khi chúng ta không va chạm trong quá trình cạnh tranh về kinh tế trên những mặt hàng cụ thể thì về thực chất chúng ta mới thoả mãn được nguyên tắc chung sống hoà bình. Những kẻ cạnh tranh trực tiếp trên một đối tượng không thể chung sống hoà bình với nhau được. Cho nên, để chung sống một cách hoà bình thì không phải chúng ta chỉ nói khẩu hiệu mà cần phải nghiên cứu một chương trình phát triển công nghiệp sao cho không trùng với họ. Nhiều khi chúng ta vẫn xem nguy cơ hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc vào nhiều quá như là một phát hiện có tính chất đối địch, quan niệm ấy là sai. Chúng ta không đối đầu với Trung Quốc, mà chúng ta muốn thực hiện sự không đối đầu ấy thì chúng ta phải sản xuất khác họ. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ thị trường, người Mỹ hay người Trung Quốc cũng đều phải làm nghĩa vụ thị trường và họ bán hàng sang nước chúng ta là đương nhiên. Nếu chúng ta có hàng hoá chất lượng hơn, có hàng hoá cao cấp hơn với giá cả cạnh tranh hơn thì chúng ta sẽ cạnh tranh được. Muốn vậy chúng ta phải đi tìm các lỗ hổng thị trường của các loại sản phẩm, tìm xem chỗ nào không có nó hoặc chỗ nào nó không thể có, tức là chúng ta phải làm công tác tình báo kinh tế. Để có được thông tin phục vụ cho việc tổ chức ra cấu trúc của nền sản xuất hàng hoá Việt Nam, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống tình báo kinh tế đối với nền kinh tế Trung Quốc. Đấy là một nhiệm vụ có chất lượng chiến lược. Xây dựng hệ thống tình báo kinh tế không có nghĩa là chúng ta đối đầu với Trung Quốc. Nhiều khi chúng ta làm công tác an ninh, làm công tác về chiến tranh lâu quá, cho nên chúng ta cứ nghĩ tình báo kinh tế là một loại hoạt động gián điệp, nhưng không phải như vậy. Tình báo kinh tế chính là anh nắm được, mô tả được chính xác các đối tượng kinh tế khác để có thể chen chân được một cách hợp lý và đỡ tốn kém vào thị trường.

Hỏi: Vậy cụ thể là nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp như thế nào?

Trả lời: Rất đơn giản. Khi chúng ta đã tìm ra một lớp hàng hoá mới để khuyến khích sản xuất thì chúng ta phải có đầu tư ban đầu. Đầu tư ban đầu đối với các hàng hoá có triển vọng cạnh tranh, có năng lực cạnh tranh trong tương lai chính là đất mà chính phủ có thể sử dụng chính sách kích cầu. Hiện nay, chúng ta vẫn bàn cãi về chính sách kích cầu theo hướng này, hướng khác, có người còn bảo rằng phải thay nhà chất lượng cao bằng nhà chất lượng vừa phải, những chuyện ấy không có giá trị gì về mặt lý thuyết cả. Tôi lấy ví dụ, bây giờ các nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện các dự án bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, được tôi cho anh làm, nhưng anh phải bỏ tiền ra làm, anh không được huy động vốn ở trong lãnh thổ Việt Nam. Tất nhiên, cuối cùng thì những dự án bất động sản ấy cũng thu tiền của người Việt Nam, nhưng từ khi họ làm cho đến khi họ bán được là một khoảng thời gian đủ để các đồng vốn Việt Nam luân chuyển đến các bộ phận có nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dường như, không ai để ý đến chuyện ấy cả. Thậm chí để bảo vệ ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài, nhiều khi chúng ta còn che chắn cho nó nữa. Những che chắn như vậy không phải là vì chúng ta muốn làm hại đất nước mà phải nói thẳng là vì chúng ta muốn bảo vệ mình. Đôi khi, vì bảo vệ mình mà chúng ta vô tình trở thành người che chắn cho các đối tượng bên ngoài mà không biết. Nếu làm như tôi vừa phân tích ở trên thì tự nhiên nhịp độ đầu tư bất động sản sẽ giảm xuống ngay. Bởi vì thực chất các dự án đầu tư vào bất động sản làm gì có tiền thật. Đầu heo nhà có sẵn, nồi có sẵn, gạo có sẵn, anh chỉ mang bao diêm châm lửa vào bếp rồi bảo đấy là đầu tư nước ngoài. Khi các dự án bất động sản được thực hiện theo kiểu như vậy thì tức là nền tài chính Việt Nam bị hút về phía ấy. Với tình trạng huy động vốn khó khăn như hiện nay thì trả thêm một chút, móc ngoặc thêm một chút, khuyến mại thêm một chút để hút vốn về là không khó gì đối với một đối tượng có tiềm năng như các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, vô tình họ đã rút ruột nền tài chính Việt Nam, làm cho các khu vực của nền kinh tế bản thể không có năng lượng để hoạt động. Chúng ta khuyến khích các đại công ty, các tập đoàn liên minh với người nước ngoài để làm đầu tư nước ngoài, nhưng chúng ta cũng vẫn quên mất rằng ngay cả khi các công ty Việt Nam tham gia vào đấy như một đối tác thật sự thì cũng vẫn là hút vốn của xã hội và làm mất máu ở các khu vực cần phải nuôi sống. Cho nên, tôi gọi hiện tượng khủng hoảng ở Việt Nam là hiện tượng xung huyết cục bộ là vì thế.

Hỏi: Vừa rồi có một số ý kiến cho rằng nên kích cầu vào khu vực bất động sản và chứng khoán, bởi vì hai thị trường ấy đóng băng lâu quá rồi. Ý kiến của ông thế nào về chuyện này?

Trả lời: Tôi cho rằng lúc này kích cầu vào bất động sản, kích cầu vào chứng khoán là vô lý, bởi vì chúng ta chưa tạo ra được một cái kênh để thông tiền từ thị trường chứng khoán ra thị trường phát triển công nghiệp. Thị trường chứng khoán chỉ có giá trị khi nào nó là nơi gọi vốn của các dự án công nghiệp. Chừng nào nó không phải là nơi gọi vốn của các dự án công nghiệp thì nó không có giá trị tích cực, và trên thực tế chúng ta đã thấy thế giới trở nên khủng hoảng vì chuyện ấy như thế nào. Bất động sản và chứng khoán là những quả mìn đối với bất kỳ nền kinh tế nào, kể cả nền kinh tế số một thế giới là Hoa Kỳ. Chúng ta chỉ kích cầu vào chứng khoán 6 tháng là nền kinh tế Việt Nam lạm phát. Chúng ta chỉ kích cầu vào khu vực bất động sản một thời gian ngắn là toàn bộ nền kinh tế Việt Nam giảm phát. Nếu chứng khoán là nguồn gốc của lạm phát thì bất động sản là nguồn gốc của giảm phát, bởi vì nó đóng băng tiền vốn vào trong bê tông. Thị trường Việt Nam, người lao động Việt Nam, người dân Việt Nam chưa đủ tiền để xem bất động sản là hàng hoá. Nếu không có sự dễ dãi, sự thông đồng giữa các ngân hàng với các đại công ty thì trên thực tế không có thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản là thị trường đầu cơ bằng tiền rút ra thông qua các ngân hàng. Bất động sản và chứng khoán tạo ra hiện tượng xung huyết cục bộ của bất kỳ nền kinh tế nào. Những người kiếm lời từ chứng khoán không phải là nhà đầu tư như người ta nói. Trên thực tế họ vô tình không phải là nhà đầu tư, vì nếu là nhà đầu tư thật thì họ phải biết được tiền ấy được đầu tư vào dự án nào, dự án ấy có triển vọng gì. Anh chỉ trở thành nhà đầu tư một cách có ý thức khi nào anh biết rõ rằng tiền mà anh mua cổ phiếu được đầu tư vào dự án nào hoặc là ngành công nghiệp nào. Nói tóm lại, khi nào thị trường chứng khoán chưa phải là thị trường gọi vốn cho những mục tiêu phát triển công nghiệp thì nó không phải là thị trường chứng khoán có đạo đức, mà nó là thị trường đầu cơ.

Tôi đã có một bài nói về vấn đề này, trong đó tôi nói rằng cần phải kiểm soát chất lượng hàng hoá của thị trường chứng khoán, nhưng chúng ta đã không làm. Thị trường chứng khoán là gì? Là nơi gặp gỡ giữa ý tưởng kinh doanh và tiền. Tức là nơi gọi vốn cho những ý tưởng kinh doanh, hoặc là nơi bán những ý tưởng kinh doanh đã được đầu tư rồi, và giải phóng vốn ra. Như vậy thì anh phải kiểm toán để kiểm soát chất lượng của hàng hoá. Chất lượng của hàng hoá đã hình thành rồi thì tài sản của nó là bao nhiêu, đầu tư thật bao nhiêu, giá trị ảo của nó là bao nhiêu. Nếu không kiểm toán thì không ai xác định được giá trị của xí nghiệp mà anh đem bán. Còn đối với các hàng hoá ở dạng ý tưởng kinh doanh thì anh phải thẩm định xem ý tưởng kinh doanh ấy có triển vọng không. Cả hai loại hàng hoá này đều không được kiểm định giá trị, cho nên nó biến thị trường trở thành thị trường lừa đảo. Và sự lừa đảo này không phải chỉ làm cho cá nhân người mua mất tiền, mà nó còn giam đồng tiền vào trong khu vực ấy, dẫn đến sự không có mặt của tiền bạc ở những khu vực cần phát triển khác. Cho nên, thị trường chứng khoán trở thành khu vực xung huyết cục bộ. Ngày mai, nếu chính phủ bỏ phiếu kích cầu cho khu vực bất động sản và chứng khoán thì tức là ngày mai xã hội sẽ quyết định xem mình còn tin chính phủ nữa hay không.

Hỏi: Năm 2009, Việt Nam sẽ bắt đầu mở cửa thị trường bán lẻ, có nhiều ý kiến lo ngại rằng các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài. Ông nhận định thế nào về số phận của những doanh nghiệp này?

Trả lời: Vừa rồi, khi báo Sinh viên phỏng vấn tôi về vấn đề này, tôi đã trả lời rằng: còn lâu lắm các công ty Việt Nam mới có thể cạnh tranh với các công ty của thế giới, nhưng chúng ta không buồn và không thất vọng về chuyện ấy. Bởi vì, nếu chúng ta thua trong sự cạnh tranh của các công ty Việt Nam với các công ty thế giới thì không có nghĩa là người Việt Nam thua trong cạnh tranh. Chúng ta chưa đủ năng lực để xây dựng những công ty có thể cạnh tranh với các công ty của thế giới thì chúng ta phải xây dựng năng lực cạnh tranh của người Việt. Người Việt Nam hoàn toàn có thể thắng trong quá trình cạnh tranh toàn cầu với tư cách là người lao động. Tôi đã đưa ra một ví dụ phân tích, chúng ta chưa có một bệnh viện nào có chất lượng quốc tế, nhưng trong các bệnh viện có chất lượng quốc tế ở Việt Nam hoặc ở nhiều nước trên thế giới thì đã có các bác sỹ Việt Nam. Vậy, khi chúng ta chưa có khả năng cạnh tranh thành công với tư cách là một bệnh viện thì chúng ta hãy cạnh tranh một cách thành công với tư cách là các bác sỹ. Khi chúng ta có đủ lượng bác sỹ đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh quốc tế thì sẽ xuất hiện các yếu tố tập hợp các bác sỹ để trở thành một bệnh viện. Cho nên chúng ta đừng đốt cháy giai đoạn, đừng sốt ruột. Cái gì chín thì nó sẽ chín. Chúng ta phải thành công trong việc biến người Việt Nam thành người những lao động có năng lực cạnh tranh trước đã. Đến những năm 50 của thế kỷ này mà người Việt Nam làm được việc ấy thì đã đáng tạc tượng các nhà lãnh đạo của chúng ta rồi. Chúng ta phải làm thế nào để những người lao động Việt Nam có năng lực cạnh tranh một cách thành công trong quá trình toàn cầu hoá với tư cách là một cá thể. Khi nào chưa có yếu tố ấy thì chúng ta chưa thể hy vọng có các công ty thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, chúng ta sẽ chỉ có những kẻ huy động năng lực xã hội để nướng vào các sòng bạc của thế giới mà thôi. Khi mà người lao động chưa có năng lực cạnh tranh, xã hội chưa tham gia cạnh tranh với tư cách của những người lao động cá thể thì mọi công ty chỉ là những kẻ phiêu lưu ở sòng bạc thế giới mà thôi, và chúng ta đi từ chết cho đến bị thương trong những sự phiêu lưu như vậy. Cho nên, khi chúng ta mở cửa cho các công ty bán lẻ nước ngoài vào thì chính phủ cần phải nghĩ đến chuyện mở ngay các lớp huấn luyện những người bán hàng. Bởi vì, nếu như chúng ta có một đội ngũ những người bán hàng chuyên nghiệp thì các công ty bán hàng chuyên nghiệp sẽ đến Việt Nam, họ sẽ đỡ chính phủ chúng ta trong việc đầu tư để tổ chức các công ty bán lẻ. Vừa rồi, tôi có nghe tin chính phủ Cannada đã bỏ ra 3 tỷ đô la để cứu hộ các xí nghiệp ô tô mà về mặt pháp lý là chi nhánh của hãng GM và Chrysler, như vậy là họ cứu hộ các xí nghiệp công nghiệp trên lãnh thổ của họ chứ không phải cứu hộ các công ty Hoa Kỳ hay chính phủ Hoa Kỳ. Chúng ta buộc phải xem tất cả những lực lượng làm kinh tế có mặt trên lãnh thổ Việt Nam là lực lượng kinh tế Việt Nam. Rất nhiều người đã biết rõ chuyện này, nhưng không phải tất cả xã hội đều biết. Rất nhiều người tiên tiến trong giới lãnh đạo của chúng ta biết, nhưng không phải toàn bộ hệ thống lãnh đạo của chúng ta đều biết. Hỗ trợ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nó tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam chính là cứu hộ nền kinh tế Việt Nam.

Hỏi: Theo ông, thế mạnh của người dân Việt Nam để Việt Nam có thể bứt phá lên là gì?

Trả lời: Chúng ta có một ưu thế rất quan trọng là người Việt Nam rất thông minh. Trong bản chất của họ đã hình thành năng lực cạnh tranh với nhau để tạo ra sự xuất sắc của mỗi một cá thể. Cho nên, phát triển năng lực lao động của người Việt là điểm quan trọng nhất để phát triển Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Tôi xin kể một ví dụ. Chính phủ Áo bỏ ra hàng tỷ đô la để xây dựng một toà nhà mà bây giờ là trụ sở của Liên hợp Quốc ở châu Âu và cho các cơ quan Liên hợp Quốc thuê lại với giá tượng trưng là 1 đô la/năm. Ai cũng tưởng chính phủ Áo làm từ thiện, làm nghĩa vụ quốc tế, nhưng trên thực tế đã có hàng trăm ngàn người Áo làm việc trong toà nhà đó. Tức là chính phủ Áo đã bỏ tiền ra để giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người Áo, và nếu xét theo quan điểm cho thuê nhà thì tiền cho thuê sẽ ít hơn nhiều so với tiền thuế thu nhập cá nhân từ những người có công ăn việc làm trong các tổ chức của Liên hợp Quốc ở Viên. Khi tôi nói chuyện với tiến sĩ Mayer, chủ tịch Phòng thương mại công nghiệp Viên vào đầu những năm 90, tôi được nghe ông ấy kể câu chuyện này. Trong giai đoạn từ giờ cho đến những năm 50 của thế kỷ này, chúng ta không được nhầm lẫn giữa việc các công ty Việt Nam thua trong sự cạnh tranh toàn cầu với việc thua của người lao động Việt Nam. Chúng ta chưa thắng được bằng các công ty thì chúng ta hãy làm thế nào đó để thắng bằng người lao động đã. Và do đó, chúng ta cần phải có một chính sách giáo dục phù hợp với mục tiêu như vậy, tức là giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cá nhân người Việt. Về mặt chính trị, những người lao động muốn sáng tạo thì phải có một chút tự do phù hợp. Vậy hãy cung cấp cho người lao động Việt Nam hai thứ để họ có thể trở thành người lao động có sức cạnh tranh: một chút tự do cần thiết và một chương trình giáo dục và đào tạo thích hợp. Khi nào chúng ta làm xong việc ấy rồi thì các bạn có thể đến phỏng vấn tôi là làm thế nào để các công ty Việt Nam có sức cạnh tranh, còn bây giờ thì nó chưa có.

Xin cảm ơn ông!

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Khung_hoang_kinh_te_va_nhiem_vu_nam_2009/2.viePortal

Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh

Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, có những giá trị vượt thời gian và quan trọng hơn là có giá trị đương đại. Ông là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được, có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Giá trị chính trị, phong cách lãnh đạo, tài năng chính trị của ông bộc lộ trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đang có những cuộc chiến tranh giải phóng dài nhất thế giới và những cuộc đụng độ với các đối tượng lớn nhất thế giới.

1. Tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến

Một trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn đó là tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến.

Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: "Này Tổng thống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ..." Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả. Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phải chăng chính trị của ông, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác. Hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Lời tuyên chiến ấy giống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng, đang dở dang một công việc rất thông thường của đời sống con người, tức là ông không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khi viết lời tuyên chiến. Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiến từ khi nó chưa kết thúc. "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc..." Ông xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức là xếp những công cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngôn ngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình. Đấy chính là thiên tài. Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nó chưa kết thúc thì mới có đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình. Và đó chính là tầm nhìn chính trị, là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh.

Có một thời trong chiến tranh chúng ta cấm hát những bài hát về tình yêu vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý nhất quán của chiến tranh mà không hiểu rằng đó là những nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người. Người ta quên mất rằng nếu những nhu cầu tinh thần như vậy bị tiêu diệt thì con người chỉ còn tình yêu đối với chiến tranh. Vậy chiến tranh kết thúc thì con người sẽ quay về cuộc sống bình thường như thế nào khi con người đã đánh mất các giá trị tinh thần đối với đời sống bình thường ấy? Hơn ai hết, nhà lãnh đạo, nhà chính trị là người cần phải biết chăm sóc những giá trị hòa bình của con người để dẫn dắt con người đi qua một cuộc chiến tranh mà vẫn còn là con người. Hồ Chí Minh nhìn thấy con người trong chiến tranh, sau chiến tranh và hình dung cuộc sống một cách liên tục. Tầm nhìn con người và tầm nhìn chính trị hợp nhất với nhau tạo ra giá trị có ý nghĩa thời đại của Hồ Chí Minh. Nếu nhận thức được điều ấy thì chúng ta sẽ hiểu tại sao Hồ Chí Minh ngay cả sau khi mất vẫn tiếp tục có giá trị.

Nếu không nghiên cứu Hồ Chí Minh bằng tâm hồn của con người Hồ Chí Minh mà bằng tâm hồn chiến tranh thì không thể tìm ra giá trị Hồ Chí Minh đích thực được. Tài năng tổ chức tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến thể hiện sâu sắc sự phải chăng chính trị hay sự đa dạng của đời sống tinh thần Hồ Chí Minh. Sở dĩ Hồ Chí Minh có được tài năng ấy là do ông tuân thủ phép biện chứng về sự đa dạng của đời sống tinh thần con người. Có thể nói, giá trị chính trị sau khi chết của Hồ Chí Minh là tầm nhìn chính trị của Hồ Chí Minh về thân phận của con người, về cơ cấu tâm lý của con người, về phép biện chứng tâm hồn của con người. Chúng ta còn thấy cả điều này trong chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.

2. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa yêu nước cũng là một giá trị của Hồ Chí Minh, nó không chỉ là một giá trị nhân văn mà còn là một giá trị chính trị. Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám và của cả mấy cuộc chiến tranh trong nửa thế kỷ XX ở Việt Nam chính là kết quả của chủ nghĩa yêu nước mà Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu. Có thể nói, giá trị yêu nước là một trong các giá trị quan trọng nhất và phổ biến nhất của Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Marx đem lại cho Hồ Chí Minh khả năng thành công lớn nhất chứ không phải khả năng thành công duy nhất. Hồ Chí Minh thành công là nhờ lý tưởng yêu nước của mình cùng với nhận thức đúng đắn về độc lập, tự do, tiếp nữa là biết huy động sức mạnh của cả dân tộc bằng sự phải chăng chính trị của mình.

Chúng ta có nhiều nhà chính trị yêu nước hay nói cách khác chủ nghĩa yêu nước không phải là độc quyền của Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh trở thành nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là bởi vì ông là nhà chính trị thành công nhất ở Việt Nam. Phần lớn những phẩm chất trong các giá trị được gọi là thiên tài của Hồ Chí Minh là kết quả của sự chung thủy với các sứ mệnh chứ không phải là sự kiên nhẫn thông thường. Hồ Chí Minh là người có mục tiêu chính trị rõ ràng và suốt cả cuộc đời ông đi tìm mục tiêu ấy. "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Đối với Hồ Chí Minh, nhân dân là tất cả nội dung cuộc sống của ông, nội dung chính trị của ông. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa vì ông luôn luôn đặt giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu. Một nhà dân tộc chủ nghĩa có thể là người không phải chăng về chính trị, một người dân tộc chủ nghĩa có thể không phải là một người có trình độ văn hoá và sự phát triển văn hoá cao, nhưng Hồ Chí Minh lại là người có trình độ văn hoá phát triển ở mức rất cao. Hồ Chí Minh là một người yêu nước chủ nghĩa chứ không thuần túy là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Hồ Chí Minh tôn thờ độc lập dân tộc chứ không phải tôn thờ dân tộc bởi vì hơn ai hết, Hồ Chí Minh biết rõ những nhược điểm của dân tộc mình. Một kẻ dân tộc chủ nghĩa thì chỉ nhìn thấy dân tộc của mình còn người yêu nước là một người nhìn thấy dân tộc của mình trong mối tương quan với những dân tộc khác. Vì theo chủ nghĩa yêu nước cho nên Hồ Chí Minh không trở thành một người theo chủ nghĩa Marxist cực đoan được. Ở đây ranh giới giữa yêu nước chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa cũng phản ánh sự phải chăng chính trị của Hồ Chí Minh. Sự phải chăng chính trị đã ngăn con người Hồ Chí Minh không trở thành một người cộng sản cực đoan hay một người dân tộc chủ nghĩa cực đoan và bảo tồn nguyên vẹn tính đa dạng tinh thần của Hồ Chí Minh.

Chúng ta vẫn nói về việc Hồ Chí Minh kêu gọi đoàn kết nhưng dường như không mấy ai nghiên cứu xem ông làm thế nào để kêu gọi đoàn kết. Hồ Chí Minh kêu gọi đoàn kết bằng sự phải chăng chính trị của mình chứ không chỉ thuần túy xem đoàn kết là quan trọng. Theo tôi, nhận định rằng HồChí Minh tổ chức đoàn kết chính trị bằng sự phải chăng của các phương pháp chính trị là một phát hiện lý luận quan trọng trong lịch sử chính trị hiện đại Việt Nam. Hồ Chí Minh có lẽ là người hiểu rõ nhất nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám là do sự có mặt của cơ cấu lực lượng đông đảo và đa dạng với rất nhiều trường phái, phong cách và mức độ tự giác về chính trị. Cơ sở của chủ nghĩa đoàn kết Hồ Chí Minh chính là tính phải chăng chính trị của ông. Sự phải chăng chính trị ấy thể hiện ở chỗ ông chiếu cố tất cả các lực lượng, các lợi ích, ông tôn trọng tính đa dạng tinh thần của đời sống chính trị. Cách tiếp cận này mang tính bản năng nhưng có giá trị khoa học bởi trên thực tế nó xúc tiến được sự đồng thuận. Đối với Hồ Chí Minh, đoàn kết dân tộc là để phấn đấu vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, tức là đoàn kết có mục đích, đoàn kết cho các mục tiêu cụ thể. Điều này giải thích sự hẫp dẫn của Hồ Chí Minh với tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội và tạo ra sự thành công của nhà chính trị Hồ Chí Minh.


Hoàng Trù, quê ngoại Hồ Chí Minh

3. Giá trị nhận thức về tự do, dân chủ

Một giá trị chính trị quan trọng nữa của Hồ Chí Minh là giá trị nhận thức về tự do, dân chủ. Hồ Chí Minh là người dịch chuyển nhiều, ông tắm trong các nền văn hóa khác nhau, tắm trong những dòng nước khác nhau của đời sống con người, đặc biệt là tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn Pháp nên Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc giá trị của tự do, dân chủ. Ông hiểu rất rõ giá trị của con người và chính vì thế trong ông luôn có khát vọng về nhân quyền. Hồ Chí Minh là nhà chính trị duy nhất và sớm nhất ở Việt Nam nói về nhân quyền "Con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..." Đó là nhà chính trị đầu tiên trong lịch sử chính trị của dân tộc chúng ta nói về nhân quyền một cách công khai, rõ ràng trong tuyên ngôn độc lập do chính ông soạn thảo.

Hồ Chí Minh khi viết "Tuyên ngôn độc lập" đã hình dung rất rõ ràng nội dung của độc lập và tự do. Không có sự hình dung mập mờ về độc lập, tự do trong nhận thức của Hồ Chí Minh, trong cảm nhận tinh thần của Hồ Chí Minh. Trong mỗi con người đều có cái gọi là tinh thần dân tộc, danh dự dân tộc cho nên ai cũng có khát vọng độc lập dân tộc. Con người mất nước thì con người đi tìm độc lập dân tộc, tìm độc lập dân tộc thực chất là tìm tự do cho dân tộc. Trong khái niệm độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh luôn bao hàm cả khái niệm tự do, tự do cho dân tộc của mình, cho nhân dân của mình. Điều đó có nghĩa là nếu kết quả của cách mạng là mang về một gói tự do cho dân tộc thì cần phải chia gói tự do ấy, phải phân phối gói tự do ấy cho từng con người, phải biến tự do ấy trở thành quyền con người. Độc lập dân tộc là quyền của các dân tộc mà dân tộc đã tự do thì con người phải tự do, con người phải được hưởng cả cái tự do công cộng và cái tự do riêng. Một con người sống trong một cộng đồng độc lập thì con người ấy phải có hạnh phúc. Hạnh phúc của mỗi người tạo ra hạnh phúc của dân tộc. Hơn ai hết Hồ Chí Minh là người thấu hiểu điều đó. Nhiều người không hiểu rằng nỗi bức xúc của ông về độc lập dân tộc không phải là sự sĩ diện của công dân một nước không có độc lập, mà là sự bức xúc của một con người khi thấy dân tộc mình bị cùm kẹp và nhân dân mình thiếu tự do. Hai trạng thái tâm lý đó rất khác nhau. Bởi nếu như ông không có khát vọng tự do cho con người mà chỉ có khát vọng độc lập dân tộc thì ông sẽ làm vua. Ông sẽ được hoan nghênh hơn nhiều bởi các đế quốc nếu ông làm vua, nhưng ông đã không làm như thế vì khát vọng tự do con người, cho dân tộc của ông lớn hơn. Trong cương lĩnh chính trị của mình, Hồ Chí Minh phấn đấu vì một nước Việt Nam "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". Hồ Chí Minh đã trở thành một người cộng sản bởi vì vào giai đoạn ấy trạng thái chính trị của thế giới hỗ trợ những người cộng sản.

Như vậy, cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh là cuộc cách mạng về con người, trong đó độc lập dân tộc chỉ là một chặng. "Nếu độc lập mà không đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân thì độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gì". Hồ Chí Minh trở thành một thủ lĩnh của phong trào giải phóng dân tộc thế giới bởi vì ở trong ông có sự cảm thông với thân phận con người, với sự mất nước hay mất tự do của con người. Hồ Chí Minh hiểu rằng tự do là nguồn sống của con người. Nếu là một nhà dân tộc chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh chỉ nghĩ đến Việt Nam và nếu là một người chỉ nghĩ đến sự nghèo khổ của con người thì ông chỉ trở thành một thủ lĩnh của giai cấp vô sản thế giới. Ngay cả với những dân tộc không được lãnh đạo bởi chủ nghĩa cộng sản thì Hồ Chí Minh cũng trở thành tấm gương. Đóng góp của Hồ Chí Minh là sự đóng góp tinh thần vô giá đối với tiến trình phát triển chính trị thế giới thông qua việc khích lệ sự đòi độc lập dân tộc. Càng ngày, thế giới càng hiểu ra rằng họ đã may mắn như thế nào khi thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. Ngay cả các nước thực dân, các nước đế quốc cũng thấy rằng họ đã có cơ may thoát ra khỏi chủ nghĩa thực dân như thế nào để trở về nguyên trạng là các quốc gia lương thiện, và họ càng hiểu được giá trị của Hồ Chí Minh, càng cảm ơn những con người như Hồ Chí Minh. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Ai ngăn cản tự do, từ chối tạo điều kiện để con người tự do, từ chối hỗ trợ con người hình thành khát vọng tự do thì đó là kẻ chống lại con người.

Một trong những cái vĩ đại của Hồ Chí Minh là ông không định làm cho mình giống với nhân dân. Ông là người tiên phong trong việc làm cho mình giống với lý tưởng về một người lãnh tụ nhân dân, tức là, ông trở thành vẻ đẹp lý tưởng của nhân dân chứ không phải nhân dân. Đấy là cái khôn ngoan, cái tinh khôn của Hồ Chí Minh mà hầu như các thế hệ sau không phát hiện ra. Khi xem các bộ phim tài liệu về Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ông đi dọc đường, ông tắm, rồi ông vác cái sào trên vai để phơi áo... Những hình ảnh đó thật đẹp và lúc nào cũng gây ra sự xúc động ở người xem. Một con người thênh thang giữa trời, giữa đất, tự do mà gần gũi biết bao. Trong phong thái Hồ Chí Minh vừa có chất lượng của một nghệ sỹ, vừa có chất lượng của tự do. Đó không phải là tự do của một người thông thường mà là tự do của một người nghệ sỹ. Đối với người nông dân, người lao động Việt Nam thì thái độ tự do ấy là một trong những vẻ đẹp vĩ đại nhất mà họ tôn thờ. Chưa có ai hiểu nhân dân và tự tạo mình thành hình ảnh, thành lý tưởng của nhân dân một cách vừa hấp dẫn, vừa khôn ngoan như Hồ Chí Minh. Ông mặc chiếc áo bà ba rất Việt Nam, nhưng tác phong của ông cùng với điếu thuốc lá trên tay và chiếc khăn len Pháp buộc ở cổ thì như là thủ lĩnh của một nước phương Tây. Hồ Chí Minh đã hiện đại hoá các vẻ đẹp chính trị của mình trở thành hình mẫu về lý tưởng, về thẩm mỹ con người của nhân dân.

Hồ Chí Minh đã mất từ cách đây gần 40 năm nhưng rõ ràng chúng ta vẫn thấy ông hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Đó là sự tồn tại không phải của con người Hồ Chí Minh mà là tinh thần Hồ Chí Minh hay là tinh thần tự do Hồ Chí Minh. Mỗi một lúc chúng ta nói, chúng ta hành động, bỗng nhiên chúng ta lại nhớ đến Hồ Chí Minh bởi đấy là sự bất tử của tinh thần Hồ Chí Minh. Tinh thần Hồ Chí Minh vẫn đang hiện hữu trong các quy tắc hành xử của con người bởi vì con người còn tồn tại dưới dạng các giá trị văn hóa nữa. Con người Hồ Chí Minh với tư cách là một thực thể vật lý thì không còn nhưng con người Hồ Chí Minh với tư cách là các giá trị tinh thần được cô lại dưới hình thức của những giá trị văn hóa thì vẫn có sức sống mãnh liệt. Đấy là sự vĩ đại của Hồ Chí Minh.

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Phong_cach_lanh_dao_doc_dao_Ho_Chi_Minh/