Sunday, March 31, 2013

TS.Alan Phan trả lời thẳng 15 câu hỏi cứu bất động sản

TS.Alan Phan trả lời thẳng 15 câu hỏi cứu bất động sản

(ĐVO) - Ngày 31/3, TS. Alan Phan đã trả lời 15 câu hỏi của CLB BĐS Hà Nội đặt ra với bài viết "Nên để thị trường Bất động sản rơi tự do" trước đó.

TS. Alan Phan
TS. Alan Phan
THƠ GỞI HIỆP HỘI BẤT ĐỘNG SẢN
Kính thưa Quý Vị
 
Dù chỉ mới nhận được 15 câu hỏi “chất vấn” của Quý Vị qua báo chí, tôi cũng xin phản hồi sớm vì sự mong đợi của rất nhiều đọc giả; cũng như để tỏ lòng tôn kính với “1,000 (?) đồng nghiệp” của tôi. Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BDS (real estate developer) ở tận xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của Quý Vị.
 
Tôi không quen bị “chất vấn”, không phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có “quyền lợi” hay “nghĩa vụ” gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo phong cách của mình. Vả lại, những chi tiết nhỏ nhặt của 15 câu hỏi đã được “trả lời” qua các bài viết của tôi trong vài năm qua (còn lưu lại tại www.gocnhinalan.com). Thêm vào đó, nhiều BCA (bạn của Alan) cũng đã ra công sức phản biện qua các lời bình trên trang web này và các mạng truyền thông khác. Quý Vị tự tìm tòi nhé.
 
Cốt lõi của vấn đề
 
Một khuynh hướng chung khi tìm giải pháp cho vấn nạn BĐS hiện nay của Việt Nam là đóng khung bài toán trong các công thức tài chánh. Vài doanh nghiệp BĐS nhờ tôi tư vấn tìm vốn vì họ nói không thể tiếp cận được các nguồn tài trợ. Câu trả lời của tôi là vấn đề BĐS thuộc chuyện thị trường.
 
Vốn trong dân tại Việt Nam được các nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ USD; và vốn từ Việt kiều và các nhà đầu tư ngoại có thể lên thêm khoảng 20 tỷ (các số liệu này có thể sai nhưng chúng ta khó có thể tìm được một thống kê chính xác và chính thống về các con số này). Tuy nhiên, dù với con số nào, số tiền này cũng thừa đủ để giải quyết mọi hàng BĐS tồn kho.
 
Trên góc cạnh thị trường, khi người bán đáp ứng được nhu cầu người mua về sản phẩm và dịch vụ (gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là giá cả và chất lượng) thì giao dịch xẩy ra. Do đó, câu hỏi cốt lõi là những BĐS mà quý vị đã và đang sản xuất có mức giá và chất lượng theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng chưa? Theo tôi biết, nhu cầu về phân khúc nhà cho người thu nhập thấp rất cao; nhưng sản phẩm gần như quá ít. Trong khi đó, nguồn cung cầu tại phân khúc nhà cao cấp lại mất cân bằng và lượng tồn kho có thể phải mất 10 năm mới tiêu thụ hết.
 
Tóm lại, khủng hoảng BĐS hiện nay là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất BĐS về giá cả và loại hàng.
 
Giá thành quá cao?
 
Nhiều người trong Quý Vị biện bạch là giá BĐS cao ngất trời vì giá đất, giá nguyên vật liệu, chi phí hành chánh và bôi trơn…quá cao. Thật tình, lý giải này chỉ chứng tỏ tính chất làm ăn thiếu hiệu quả vì không biết những tính toán căn bản về đầu tư cho dự án; cũng như cho thấy yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giựt.
 
Nhưng đôi khi, tình thế ngoại vi cũng có thể làm sai trật mọi tính toán. Chẳng hạn khi tôi bắt đầu dự án Arizona nói trên vào 1979, chúng tôi đã không ngờ là lãi suất lên đến 16-18% mỗi năm khi hoàn tất, thay vì 8-9% như dự tính. Giá nhà vẫn hợp lý, nhưng phần lớn người Mỹ mua nhà bằng tín dụng, nên dự án phải phá sản. Dù không phải lỗi của chủ quan, nhưng chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận.
 
Người mua nhà, hay ngay cả vợ con bạn bè của Quý Vị, thật sự không quan tâm đến lý do tại sao giá nhà lại cao hay thấp thế này? Vừa mua thuận bán thôi.
 
Một chút lịch sử
 
Dĩ nhiên, tất cả bàn luận trên đây dựa trên quy luật thị trường. Nhiều bạn sẽ nói là nền kinh tế chúng ta có “định hướng xã hội” nên chính phủ phải nhảy vào can thiệp hay cứu trợ khi “con cái” gặp hoạn nạn.
 
Chắc Quý Vị còn nhớ, có khi giá nhà đất lên cao cả mấy trăm phần trăm mỗi năm vào thập kỷ 1995-2006, không ai kiến nghị chánh phủ phải can thiệp để cứu người tiêu dùng bằng cách ngăn chận mọi sự tăng giá (nhiều khi phi pháp). Các nhà sản xuất BDS quên mất “định hướng xã hội” của Việt Nam và ủng hộ triệt để nguyên lý thị trường.
 
Bây giờ, vào nửa hiệp sau của trận bóng, các cầu thủ lại yêu cầu trọng tài áp dụng một luật chơi mới? Tính bất nhất này làm mọi biện luận của Quý Vị trở nên ngây ngô.
 
Hệ quả khi bong bóng BĐS nổ
 
Trước hết, khi nói về hệ quả, tôi xin mọi người ghi nhận công trạng của những nhà đầu cơ BĐS trong việc tạo ra khủng hoảng hiện nay. Tất cả những suy thoái, trì trệ và việc kém hiệu quả trong các đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải, sản…đều có thể truy nguồn đến những bong bóng tài chánh như BDS, chứng khoán và ngân hàng. Khi dòng tiền tấp nập chảy về lãnh vực này để hưởng lợi nhuận dễ dàng và nhanh chóng, chúng ta đã hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế, giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…
 
Ngoài ra, về các hệ quả tương lai khi bong bóng BĐS nổ, Quý vị đã tự đặt cho mình một vị trí quá quan trọng trong nền kinh tế chung. Dĩ nhiên có thể hơn 50% các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và vật liệu xây dựng cũng như 50% các ngân hàng nhỏ yếu sẽ chết vì nợ xấu…nhưng tôi chắc chắn là “không có Mợ thì chợ vẫn đông”. Thực ra, những doanh nghiệp, ngân hàng…này cũng đã chết lâm sàng rồi. Hiện tại, họ không đóng góp chút gì cho sản lượng quốc gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ.
 
Về các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, một số lớn đã ngất ngư vì không thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan…tại sân nhà hay sân người. Đổ lỗi cho tình hình BĐS chỉ là một thủ thuật.
 
Con ngáo ộp thứ hai Quý Vị đem ra hù dọa là con số vài chục ngàn trong số 53 triệu công nhân toàn quốc (với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2.2% theo thống kê nhà nước) sẽ bị ảnh hưởng khi bong bóng BĐS nổ tung. Nếu nền kinh tế chúng ta phát triển bền vững và bài bản, sự tạo ra việc làm cho các công nhân này chỉ là chuyện nhỏ.
 
Con ngáo ộp thứ ba của Quý vị là các người dân bỏ tiền trong các ngân hàng sẽ chịu mất mát khi vài ngân hàng đóng cửa. Theo tôi hiểu, mỗi tài khoản hiện nay được bảo hiểm đến 50 triệu VND và đang được NHNN đề xuất lên 100 triệu VND (vì lạm phát nhiều năm qua). Tỷ lệ mất mát cho những tài khoản trên 100 triệu VND tại các ngân hàng sẽ rất nhỏ; vì các nhà đa triệu phú thường không ngu để mất tiền như Quý Vị tiên đoán. 
 
Những hệ quả tích cực
 
Trong bài “Thị trường sẽ cứu chúng ta” (www.gocnhinalan.com) tôi đã ghi nhận 5 hệ quả tích cực hơn khi bong bóng BĐS nổ. Đó là số lượng vài trăm ngàn gia đình lần đầu sở hữu một căn nhà vừa túi tiền, hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại.
 
Trong đó, quan trọng nhất là việc tạo một tầng lớp trung lưu mới, hết sức cần thiết cho mọi sự phát triển bền vững. Nhìn qua các xã hội đã mở mang tại Âu Mỹ Nhật Úc, tầng lớp trung lưu với những tài sản thâu góp được thường là đầu tàu cho chiếc xe kinh tế. Họ tạo ra thị trường tiêu dùng lớn nhất, họ đóng thuế nhiều nhất, họ làm việc cần cù nhất, họ nợ nhiều nhất (tốt cho ngân hàng và các ông chủ), họ có niềm tin cao nhất vào đất nước …vì họ có quá nhiều thứ để mất. Một xã hội bất ổn là khi phần lớn người dân không có gì để mất.
 
Hệ quả khi bong bóng không nổ
 
Tôi thì lại lo sợ về những hệ quả trái ngược nếu quyền lực của Quý vị thành công và thuyết phục nhà nước bơm tiền cứu Quý Vị và các ngân hàng yếu kém.
 
Khi phải in tiền đủ để cứu trợ, nạn lạm phát sẽ bùng nổ lại và tỷ giá VND sẽ rơi. Nhiều người đã quay qua Mỹ quan sát về các gói cứu trợ ngân hàng tư và đề nghị NHNN dùng giải pháp này cho Việt Nam. Một ghi chú nhỏ: chánh phủ Mỹ cho các ngân hàng này vay vốn với lãi suất cực rẻ; nhưng không cứu các doanh nghiệp hay giá BĐS; và sau khi gây lại vốn sở hữu bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chánh 2008, hầu hết các ngân hàng đã trả tiền lại cho chánh phủ.
 
Những giải pháp sáng tạo
 
Sau cùng, trong nền kinh tế trí thức toàn cầu này, sáng tạo vẫn là một điều kiện tiên quyết cho mọi doanh nghiệp.
 
Tôi không kinh doanh BĐS từ năm 1982, nên tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Nhưng tôi nhận thấy có những đại gia “thật lớn” của BĐS đã phát triển mạnh trong khủng hoàng này. Bầu Đức của HAGL chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BĐS tại Việt Nam và đem tiền đổ vào Lào và Myanmar. Ngài Vượng của Vincom đạt được danh tỷ phú đô la với phân khúc trung tâm thương mại cao cấp trong thời bão táp. Mr. Quang của Nam Long thì thành công với vốn ngoại và mô hình EHome cho phân khúc trung lưu. Các trường hợp phát triển như anh Thìn Đất Xanh hay anh Đực Đất Lành là những thí dụ khác.
 
Trong lãnh vực vật liệu xây dựng, sản phẩm nhà tiền chế theo dây chuyền hay các vật liệu từ công nghệ cao và xanh đã biến nhiều doanh nhân thế giới thành tỷ phú. Trí tuệ Việt chắc chắn phải có rất nhiều…Ngô Bảo Châu…trong ngành BĐS. Đây là tương lai của BĐS Việt trong mong đợi của mọi người.
 
Thay cho lời kết
 
Tôi thực sự khâm phục khả năng lobby của Hiệp Hội BĐS và các thành viên. Tạo được một bong bóng khiến giá trị BĐS lên đến 25 lần thu nhập trung bình của người dân là một thành tích đáng ghi vào kỷ lục Guinness.
 
Trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình…để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn. Không phải để làm từ thiện, mà nhận trách nhiệm rộng lớn hơn với cộng đồng, và với thế đứng của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Để doanh nhân Việt được tự hào với tư duy sáng tạo cởi mở và khả năng vượt khó bền bỉ. Để thế hệ sau còn có chút niềm tin và lực đẩy khi họ phải ra biển lớn cạnh tranh.
 
Riêng đối với những vị đã mất mát tài sản vì sai phạm đầu tư, tôi xin chia sẻ nơi đây câu thơ của tiền nhân mà tôi tự an ủi mình sau khi ký giấy trao lại cho ngân hàng toàn bộ dự án Arizona và ra đi với bàn tay trắng,” Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu…Gặp thời thế thế thì phải thế”. Dù sao, chỉ 3 năm sau đó, tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn trong một mô hình kinh doanh khác.
 
Mong Quý vị mọi điều may mắn và mong tinh thần “kẻ sĩ” mãi cháy sáng trong cuộc đời Quý vị.
 
Thân ái!
 
Alan Phan
15 câu hỏi của CLB BĐS Hà Nội dành cho TS. Alan Phan
 
1. Ông cho rằng, doanh nghiệp BĐS “chết”, nhà băng “chết”, chứng khoán tụt giảm… cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Vậy, xin ông cho biết giải pháp mà Chính phủ cần phải làm để bảo đảm người dân sẽ không mất tiền nếu tình trạng nêu trên xảy ra?
 
2. Hầu hết các dự án nhà ở thương mại, người dân đã đóng một phần tiền, thậm chí là rất nhiều tiền, nếu phá sản chủ đầu tư không tiếp tục xây và không thể giao nhà cho họ, cũng không có khả năng hoàn trả tiền; vậy ai sẽ là người mất tiền?
 
3. Hiện nay, các doanh nghiệp BĐS thường chỉ có từ một đến vài chục phần trăm vốn tự có, phần còn lại là vay ngân hàng (mà ai cũng biết ngân hàng là DN kinh doanh từ tiền gửi tiết kiệm của nhân dân). Vậy nếu các doanh nghiệp BĐS phá sản, kéo theo hệ thống ngân hàng có thể sẽ sụp đổ; lúc này thực chất, ai sẽ là người mất tiền?
 
4. Ông đã nhận định rằng, để thị trường rơi tự do, giá nhà có thể giảm thêm 30-50% nữa. Vậy theo ông, khi giảm đến mức đó mới là “giá trị thực” (bằng mức đầu tư của doanh nghiệp) hay đã thấp hơn? Tóm lại là, theo ông, nếu giá BĐS giảm tới 50%  thì đã bằng giá thành đầu tư dự án hay còn xuống sâu hơn nữa mới bằng giá thành xây dựng?  
 
5. Theo đánh giá của ông, giá BĐS tại Việt Nam được hình thành từ những cơ sở nào? Và ông căn cứ vào cơ cấu giá như thế nào để đưa ra nhận định đó?
 
6. Giá nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam; song như chúng ta đã biết, để tạo nên một sản phẩm BĐS, hiện nay chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá BĐS lên cao. Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?
 
7. Căn cứ vào cơ sở khoa học nào để ông đưa ra nhận định: Không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm? 
 
8. Như ông cũng biết, đa phần các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ là động lực phát triển của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm. Nếu bây giờ thúc đẩy cho họ phá sản hết thì bao giờ chúng ta mới khôi phục được hạ tầng kinh tế này?
 
9. Ông có biết, hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu ngành, lĩnh vực sản xuất và bao nhiêu người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của thị trường BĐS (công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vật liệu, xây dựng, bán hàng, quản lý…) hay không? Nếu để thị trường BĐS “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?
 
10. Ông có thiện chí giới thiệu hoặc tham gia cùng những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh ở Mỹ hay Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư những dự án nhà ở giá rẻ không? Người dân sẽ đánh giá rất cao tư cách và trách nhiệm của ông nếu ông làm được việc này.
 
11. Hạ tầng, cảnh quan đô thị của Việt Nam (ít nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM) hiện nay như thế nào nếu đem so sánh với các đô thị khác trong khu vực và trên thế giới? Theo ông, nếu không phát triển thị trường BĐS thì chúng ta làm thế nào để cải tạo được diện mạo đô thị, làm sao tiến kịp thế giới?
 
12. Xin ông cho biết, bài học “Hãy chết đi” mà Tổng thống Ford đã áp dụng cho New York (Mỹ) có được quốc gia nào áp dụng thành công (để khắc phục và vượt qua khủng hoảng thành công, vừa đảm bảo quyền lợi toàn dân, vừa thúc đẩy xã hội phát triển) sau đó nữa không? Lý do gì mà người ta lại không đi theo con đường đó?
 
13. Ông cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam hiện chưa thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại và trong thời gian tới họ sẽ không đầu tư dài hạn, mua đất giải phóng mặt bằng sau đó triển khai dự án... Đây là nhận định cá nhân hay dựa vào khảo sát nào, thưa ông?
 
14. Được biết đến như một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc, nhưng ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa? Và kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường BĐS Việt Nam là gì?
 
15. Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp là các hội viên trong CLB BĐS Hà Nội rất mong muốn được tổ chức một hội thảo về những vấn đề ông đã nêu ra cho thị trường BĐS Việt Nam. Ông có sẵn sàng về Việt Nam để tham dự hội thảo này với vai trò diễn giả, trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp và công chúng trong nước hay không?
 
Trên đây là những câu hỏi bước đầu mà các thành viên của CLB BĐS Hà Nội đặt ra với ông. Rất mong ông sớm dành thời gian phúc đáp để chúng ta có thể tiếp tục trao đổi, làm sáng tỏ vấn đề.

Thursday, March 28, 2013

Why adding more memory won't fix your Out of Memory error ?

Here an interesting case. Consider there 2 scenarios:
Both are running the same website, both have the same amount of users connected.
Now imagine this website has a page to upload pictures, just like any regular photo-album website.
For some reason, at some point the users complain that they see an error page indicating out of memory error.
So, you wonder: How come? they are just uploading a photo to my website, and I still have plenty of memory in my server anyway.
Anyhow, you stop thinking about this and go for the easiest, quick and dirty solution: If the system tells me that my computer does not have enough memory then I just need to add more memory. Right?
And guess what? you still will get the error message.
That's a very common mistake. Having a machine with 10GB of memory does not mean you will have 10GB of memory available. I explain.
It does not matter if your computer or server has 512 MB, 1 GB, 2 GB, 4 GB or 8 GB of RAM. If your machine is a 32-bit machine it will only be able to see/manage 4 GB. That's mathematics, that's life, that's the way things are and you can't do nothing about it. A 32-bit machine can not do more than that.
Additional memory may increase your system performance, but it won't increase the memory availability. Sure your computer will use less the hard disk for swapping operations and will be able put more stuff in memory and start some programs faster, but 4GB is the limit; after this point the memory management module will start doing disk swap and to use the famous page file.
And here comes more bad news: Your Windows system on a 32-bit machine requires 2 GB allocated only for it.
So, if you have 4 GB installed, effectively you will have 2 GB only for applications; your windows will be using alone 2 GB.
So, what does out of memory means?
Well, according to some people at Microsoft, this limit for an average configuration is reached between 600 MB and 800 MB of utilization. That 800 number is NOT A RULE, is a baseline. Generally speaking the largest majority of configurations with website, .NET and SQL Server database might have a problem around this point. Of course, this can vary from system to system...as a matter of fact a system can be out of memory at just 600 MB.
Yes, it does sounds crazy. You look so happy now that you just bought a 4GB RAM notebook and your computer is breaking with just 800MB, hun?
Here is another point for you. Have you ever seen someone bragging that he/she bought a 10-megapixel camera and now he/she believes their pictures are going to be better because of this?
Well, guess what? Just like the number of megapixels in a camera box does not have much to do with picture quality, RAM memory does not have much to do with hard disk space.
That's a common mistake: People buy RAM as if they were buying a hard disk.
RAM usage needs to me continuous, unlike hard disk. A simple 5MB Microsoft Word document when saved in a hard disk can be split up in hundreds of pieces; When you open this file in memory, the RAM requires those 5MB to be allocated continuously.
Can you see now the reason for the 'out of memory' message?
Yes, it really means 'there is not enough continuous memory to place that file in memory'. Your system might have 2GB of RAM but unfortunately it might be too busy with stuff running and there is no enough continuous memory to put the picture you are uploading.
Yeah, you can not do much but you can buy a 64-bit machine then when you add more memory you can really use it more efficiently. And yes, we have Microsoft Windows systems for 64-bit machines.
If you do not want to buy a new system of upgrade you current server to a better version then you should think other solutions in the business process, such as to avoid users upload pictures with more than 1 MB in size to be uploaded.
See you later.

Wednesday, March 27, 2013

Không thể 'ngồi chờ sung rụng'

Không thể 'ngồi chờ sung rụng'

Lúc đó, lãnh đạo cứ nghĩ mình có chính sách tốt, luật pháp tốt, rồi nhân công rẻ, tức khắc các nhà đầu tư sẽ đến, tội gì phải đi cho mất công, tốn tiền.
LTS: Tuanvietnam tiếp tục phần 2 cuộc trao đổi với ông Lương Văn Lý của DNL Partners về vấn đề TP HCM sau mấy chục năm đổi mới, về thu hút đầu tư nước ngoài. >> Kỳ 1: Sài Gòn 'mất đà', 'hụt hơi'?
Nhắc cho người ta nhớ

Sau này, khi sang Sở Kế hoạch - Đầu tư, ông đã kịp làm những gì, nhất là đối với thu hút đầu tư nước ngoài?
Thay đổi cơ bản nhất là chúng tôi đã tạo được một nhận thức mới của lãnh đạo thành phố là phải đi xúc tiến đầu tư, chứ không thể ngồi chờ sung rụng được.
Lúc đó Việt Nam mình có một niềm tự hào là cô gái đẹp, con rồng nhỏ, ngôi sao đang lên... Thứ nữa, lúc đó, lãnh đạo cứ nghĩ mình có chính sách tốt, luật pháp tốt, rồi nhân công rẻ, tức khắc các nhà đầu tư sẽ đến, tội gì phải đi cho mất công, tốn tiền.
Tôi thuyết phục các vị lãnh đạo rằng thời buổi ngày nay, anh không đi, anh không nhắc cho người ta nhớ, người ta quên anh thôi. Hồi đó, tôi phải kiên trì mất một năm mới thuyết phục được lãnh đạo thành phố. Sau đó thì năm nào cũng đi, không chỉ một đoàn mà có khi ba đoàn, đến các thị trường lớn, như Nhật Bản, châu Âu, hay Bắc Mỹ.
Người Việt Nam vẫn có một thứ thâm căn cố đế là rất ngại tiếp xúc, đặc biệt với người nước ngoài. Mà không phải là chuyện chính trị đâu nhé. Rồi từ đó lại đẻ ra một cái tệ khác là thấy nguời Việt Nam nào ung dung tự tại trong tiếp xúc với người nước ngoài thì lại qui kết nọ kia. Chẳng hạn, ông Nguyễn Thiện Nhân đã từng bị phê bình không chính thức khi tiếp khách lại nói thẳng bằng tiếng Anh.
Nhưng đó mới chỉ là bước đầu, còn vấn đề chính là chuyển thông điệp gì cho nhà đầu tư thì chưa rõ ràng. Bởi đi vào cụ thể, lĩnh vực ưu đãi là dịch vụ và công nghệ cao, thì mình lại bị tắc khi không có định nghĩa rõ ràng, và tắc luôn đến tận bây giờ.
Ví dụ như Bosch cách đây vài năm vẫn sản xuất linh kiện ô tô và các chip điện tử xin vào khu công nghệ cao, Việt Nam mình thì bảo đó là cơ khí ô tô chứ không phải công nghệ cao. Rốt cuộc là từ chối Bosch. Cái chính là mình không định nghĩa rõ ràng về công nghệ cao.
Hay mình muốn ưu tiên thu hút tài chính cao cấp, thế nhưng đó là là lĩnh vực dịch vụ, và ở Việt Nam bị đánh thuế cao nhất, vì đó là phi sản xuất.
Hồi ông còn làm ở Sở KH-ĐT, nhà đầu tư hay hỏi ông câu hỏi gì nhất?
Chủ yếu về thủ tục và những vấn đề ưu tiên ưu đãi.
Đến giờ TP HCM đã xác định ưu tiên công nghệ cao?
Chưa. Thậm chí đầu tư công nghệ cao rất trắc trở, mặc dù gần đây khá hơn. Công cụ các ông muốn là những công cụ mũi nhọn mà không bỏ tiền thì gọi gì là ưu tiên. Tư nhân không thể làm được vì nó quá rủi ro.
Với cương vị mới, khách hàng của ông vẫn đặt lại câu hỏi cũ?
Những than vãn kêu ca vẫn tiếp tục từ hơn 10 năm về trước và có dấu hiệu nhiều hơn. Bây giờ có sức ì lớn, bởi hễ có gì đó hơi khác một tí là họ (Sở KH-ĐT) hỏi bộ, chứ hoàn toàn không để rủi ro nào dành cho mình cả.
Nhưng rồi các bộ không thèm trả lời, họ nhận công văn rồi bỏ đấy.
Nghe nói ông Lê Mạnh Hà, khi lên làm Phó Chủ tịch TP, bực mình về chuyện đó lắm. Ông ấy bảo mấy chuyện đó cứ để ông giải quyết, thay vì phải gửi ra cho các bộ. Nếu chuẩn ra thì đó là việc của Sở KH-ĐT, chứ chả phải phiền đến ông Hà.
Sài Gòn trong đêm
'Ông lớn' không dại gì đổ tiền vào Theo ông đánh giá, TP HCM trong con mắt các nhà đầu tư lớn như Mỹ ra sao?
Theo tôi đầu tư lớn và nghiêm túc từ Mỹ vào Việt Nam chưa có mấy. Cho tới nay, các ông lớn chưa vào. Họ mới thử bỏ ít vốn qua các công ty con, hoặc công ty trung gian, xem tình hình thế nào. Trừ Intel là một câu chuyện rất đặc biệt.
Lý do?
Năm ngoái, tôi có nói chuyện với Đại sứ Mỹ về vấn đề này. Bây giờ tôi có thể trả lời anh như sau:
Thứ nhất, hiện nay thị trường Việt Nam còn quá nhỏ, so với các thị trường khác. Ví dụ điển hình nhất là McDonald, hay Cosco.
Thời tôi còn ở Sở Ngoại vụ, tức là ít nhất cách đây hơn 10 năm, McDonald có cử người vào thăm dò nhiều lần. Còn Cosco thì phía Việt Nam đã chủ động tiếp xúc rất nhiều. Nhưng cho đến nay, thậm chí mua hàng của Việt Nam, hiện nay họ cũng mua nhỏ giọt. Tóm lại các ông lớn thấy thị trường này chưa hấp dẫn.
Thứ hai, thị trường này còn quá bấp bênh, nên các ông lớn không dại gì đổ tiền vào.
Một trong những điều mà các nhà đầu tư hay phàn nàn là sự thay đổi chính sách quá nhanh, hay nói cách khác, môi trường chính sách ở Việt Nam thiếu sự ổn định và nhất quán.
Xin ông nói rõ hơn.
Cách điều hành kinh tế không tạo cho giới đầu tư - kinh doanh cảm thấy an toàn. Chính sách kinh tế vĩ mô họ thấy bấp bênh quá, như những xử lý gần đây với các ngân hàng, hay chính sách tài khóa, lạm phát... Nói chung, Việt Nam hay làm theo kiểu làm tới đâu hay tới đó, chứ tầm nhìn lâu dài, khả năng dự báo rất yếu.
Thứ hai là tham nhũng. Điều quan trọng là họ thấy tình hình ngày càng tệ. Họ nghi ngờ ý chí chống tham nhũng chưa đủ mạnh. Họ nói rằng cứ thấy luật mới nào ra là đầy rẫy những lỗ hổng, khe hở. Và họ đặt câu hỏi: Tại sao những khe hở, lỗ hổng đó lại được giữ nguyên trong luật?
Đó cũng là câu hỏi của tôi.
Họ chỉ tập trung vào hai điểm: Mình điều hành mà cứ để những chuyện nọ chuyện kia xảy ra thì chống làm sao được tham nhũng; thứ hai là năng lực quản lý kinh tế vĩ mô..., Người Mỹ nghe những chuyện đó thấy kinh lắm.
Xin quay trở lại câu chuyện của Intel. Intel đặc biệt ở chỗ nào?
Thứ nhất, bản thân Intel không muốn tiếp tục phát triển ở những nơi đã có nhà máy. Chẳng hạn, Intel đang định đóng cửa nhà máy ở Penang (Malaysia), bởi họ không hài lòng về chất lượng nhân công. Thứ hai, họ muốn da dạng hóa đầu tư, không chỉ tập trung ở Trung Quốc nữa.
Thứ ba, về phía Việt Nam, TP HCM có khu công nghệ cao, với người phụ trách lúc đó là ông Năm Nghị (Phạm Chánh Trực). Vai trò cá nhân, trong đó có cả nhân cách và phần nào đó là thế chính trị, ở đây rất quan trọng. Ông lôi được Intel vào đúng lúc họ cần tìm địa điểm đầu tư mới.
Nhưng bản thân ông Năm Nghị một mình phải đấu tranh rất dữ dội. Bởi Intel đòi những cái đảm bảo mà luật pháp không cho phép.
Chẳng hạn, vào thời điểm 2000-2001, mà nhà đầu tư vào đòi hỏi rằng "nếu tôi bỏ 1 tỷ USD, anh phải bỏ 100- 200 triệu USD", để chứng tỏ Việt Nam thiện chí làm. Các ông nghe nhảy dựng lên liền, báo chí không làm ầm ĩ lên cũng vì đó là ông Năm Nghị, chứ nếu họ làm ầm lên câu chuyện chủ quyền thì chắc hỏng.
Đó là chưa nói tới những chuyện khác, như ưu đãi thuế má... Tức là ông đáp ứng được cho Intel những nhượng bộ mà chưa bao giờ nhà đầu tư nước ngoài nào khác đạt được ở Việt Nam.
Tất nhiên, khi Intel vào Việt Nam rồi, họ lại gặp phải những khó khăn khác, như nguồn nhân lực. Nhưng đó là chuyện về sau.
Huỳnh Phan

Tuesday, March 26, 2013

Sài Gòn 'mất đà', 'hụt hơi'?

Những bức xúc của thế hệ ban đầu thúc đẩy đổi mới, thì tới thế hệ sau không còn mãnh liệt như trước nữa. Người ta cảm thấy có thể đi chậm lại, có thể bớt tính đột phá, mà tình hình vẫn ổn.
LTS: Tuanvietnam xin tiếp tục cuộc trao đổi về TP HCM, sau mấy chục năm đổi mới, về thu hút đầu tư nước ngoài, lần này là ông Lương Văn Lý của DNL Partners, người đã từng là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ (1994-2001), Phó Giám đốc Sở Kế Hoạch - Đầu tư (2001-2007).
Sợ mất quyền kiểm soát?

Xin hỏi ông lý do vì sao những năm đầu đổi mới đầu tư nước ngoài dồn vào TP HCM, nhưng càng về sau thành phố này không giữ được vị trí trung tâm trong thu hút đầu tư nữa?
Có 3 nguyên nhân. Tôi dựa vào các trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài rồi rút ra.
Thứ nhất là tâm lý, các nhà đầu tư vào mình đa số từ các nước tư bản, nhắc đến Việt Nam thì nghĩ đến miền Nam, và TP HCM là nơi phồn hoa nhất và năng động nhất.
Thứ hai là TP HCM là nơi có điều kiện làm ăn thuận lợi nhất, nhất là đầu những năm '90, đầu tư nước ngoài rộ lên. Đây là nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất và nguồn nhân lực dồi dào từ nhiều nơi. Nơi đây có tư duy phù hợp với kinh tế thị trường và đào tạo tốt hơn.
Thứ ba là dù sao đổi mới bắt đầu từ TP HCM, và trong quá trình đổi mới nơi này mang tính tiên phong.
Tức là theo ý ông, đổi mới gắn với tầm nhìn và ý chí của lãnh đạo?
Cái nếp suy nghĩ đã có một đà năng động đã tiếp tục vận hành và lôi cuốn những người có tư duy do dự nhất. Những con người đã khởi xướng đổi mới từng làm việc ở đây thì chắc hẳn nơi này có một nguồn đào tạo và hình thành lãnh đạo theo một cách nào đấy.
Thực sự ra phải nói cho đến Đại hội 7 (1991), không khí đổi mới rất nô nức và mọi người đến TP HCM lần đầu tiên cảm thấy đổi mới hiện diện trong từng ngày và từng bước đi.
Nhưng chỉ mấy năm sau thôi, người ta cảm nhận có gì đó cản bước họ, quá trình đổi mới chậm lại, và thể hiện rõ đến khoảng năm 2000.
Ông lý giải chuyện đó thế nào? Họ bắt đầu cảm thấy dè dặt vì đổi mới quá nhanh?
Trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi muốn đề cập đến chuyện này trước. Khi một cái gì đó mới bắt đầu thì nó mới háo hức và sôi động, và, lẽ ra, công cuộc đổi mới sau giai đoạn hồ hởi đó thì phải đi vào chiều sâu, phải được tiếp tục bằng các cải cách theo chiều sâu.
Khi phát sinh cải cách chiều sâu, nhà đầu tư nước ngoài mong đợi TP HCM sẽ tiếp tục tiên phong trong cải cách, nhưng họ không thấy. TP HCM ngày càng nhiều nhà đầu tư vào, nhưng ngày càng nhiều người thất vọng.
Theo ông, cải cách chiều sâu bao gồm những gì?
Một vấn đề rất hiển nhiên, ai cũng nhìn thấy, là thủ tục hành chính, thậm chí còn phải tiến đến mức cải tổ bộ máy nữa. Nhưng nhìn lại, người ta thấy thủ tục vẫn tiếp tục nặng nề, so với một số tỉnh lân cận, như Đồng Nai, Bình Dương, hay Vũng Tầu, thì chậm hơn hẳn. Ở những tỉnh đó, người ta thấy rõ ràng bộ máy chính quyền thân thiện hơn.
Nói tóm lại, đó là một sự mất đà, thậm chí hụt hơi, trong quá trình đổi mới.
Bây giờ quay lại câu hỏi của anh, thực sự tôi có cảm giác ở đây cũng dính đến con người. Tôi phục vụ đến ít ra 3 thế hệ lãnh đạo, và nhận thấy rằng dường như những bức xúc của thế hệ ban đầu như cụ Nguyễn Văn Linh, cụ Mai Chí Thọ, hay cụ Võ Văn Kiệt, khiến họ phải quyết định đổi mới, thì tới thế hệ sau không còn mãnh liệt như trước nữa. Tức là người ta cảm thấy có thể đi chậm lại, có thể bớt tính đột phá, mà tình hình vẫn ổn.
Thứ hai là những năm cuối '90 bước đầu sang 2000, cùng với những cố gắng ra đời và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thì sự kiểm soát của Trung ương chặt chẽ hơn, nhiều luật hơn và phép tắc hơn và định hình khung rõ ràng hơn. Trong khi đó, đổi mới thì đòi hỏi phải thay đổi, thậm chí phải "leo rào" nhiều hơn, thành ra có nhiều sự ngại ngùng.
Tôi có cảm giác đến một lúc nào đó người ta sẽ sợ mất quyền kiểm soát.
Thành phố sợ, hay Trung ương sợ?
Tôi chỉ nói ở cấp độ thành phố thôi. Cái này cũng phần nào đó lý giải được rằng những người lãnh đạo không hiểu kinh tế thị trường.
Khi Đại hội 6 (1986) nói về kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì thế giới rất mù mờ về Việt Nam. Đổi mới mà cho kinh tế thị trường phát triển và nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước thì người ta rất ngại.
Chúng ta phải rạch ròi hai khái niệm: Nếu năm 1986 mà không đổi mới thì chết, và chúng ta đã đổi mới, nhưng khi sau này thấy đổi mới quá sẽ mất sự kiểm soát thì người ta ngần ngại.
Nói tóm lại, nỗi lo sợ lớn nhất là mất quyền kiểm soát đã cản trở mọi thứ. Tôi xin kể một ví dụ khá điển hình hồi đó.
Đầu những năm '90 có sự kiện rất đáng chú ý là cả Coca Cola và Pepsi Cola vào Việt Nam. Trong khi Coca Cola đi những bước thận trọng, qua người Việt, thì Pepsi Cola làm rất mạnh. Họ phát động một chương trình quảng bá rất mạnh với hàng loạt poster nhấn mạnh khái niệm "Thế hệ mới". Điều đó khiến cho hàng loạt ông giật mình.
Thậm chí, có vị trước đây là người ủng hộ đổi mới của Nguyễn Văn Linh rất mạnh, tức là có tư duy đổi mới, lại cảm thấy lo ngại rằng dường như Pepsi Cola đang phát động điều gì đó với giới trẻ, ngoài mục đích kinh doanh thuần túy. Và thế là trong Pepsi Cola mới xuất hiện ông Phạm Phú Ngọc Trai.
À, tức là mình phải đưa người vào để quản lý?
Đúng rồi. Tự dưng lúc đó người ta cảm thấy sợ vì những chuyện không vào đâu, và đó là một trong những yếu tố làm khựng lại đà đổi mới.
Ông Lương Văn Lý của DNL Partners
Hạt sạn lớn Nhiều người nói mình không hiểu Mỹ. Ông nghĩ sao?
Đúng. Mình có những người bắt đầu tìm hiểu Mỹ như ông Nguyễn Cơ Thạch, hoặc ông Lê Mai, thì người rút sớm, người mất sớm, thế nên mình không hiểu Mỹ và lớn hơn là không hiểu nền kinh tế thị trường nó vận hành thế nào. Như ví dụ mà tôi vừa nêu, chuyện công ty quảng cáo để hướng tới khách hàng trẻ là chuyện thường ngày ở huyện.
Khi thực hiện đổi mới thì bắt buộc phải nói về kinh tế trước. Vậy khi nói về kinh tế thị trường mà người ta không hề quan tâm đến nó. Mãi về sau này, tự nó vận hành thì các vị phải chạy theo. Theo mình đó là sự thiếu sót, tầm nhìn của người đổi mới không đủ để bao quát, mới chăm chú chuyện chính trị.
Cụ Nguyễn Cơ Thạch đọc sách của Samuelson về kinh tế tư bản nên đi đâu cũng nói câu chuyện lựa chọn giữa sản xuất bơ và súng. Ông là nhân vật hiếm hoi chịu khó tìm hiểu về Mỹ, về kinh tế thị trường, và bắt đầu quan tâm tìm hiểu về Mỹ, đặc biệt là chính trị nội bộ của Mỹ.
Trong khi đó, khi Việt Nam bắt đầu quan tâm đến Mỹ, là mình quan tâm làm sao Mỹ bỏ cấm vận, nên thông qua chính trị, thông qua các đoàn thể quần chúng, qua cả các chính phủ có quan hệ với mình ở phương Tây, để "ép" Mỹ bỏ cấm vận. Người ta xem việc bỏ cấm vận làm một thành quả về mặt chính trị, chứ hệ quả kinh tế thế nào thì người ta ít nghĩ.
À, tôi biết, lúc đó vì ông ở trong trung tâm của nỗ lực bình thường hóa quan hệ. Giống như vừa rồi, mình đặt vấn đề với Mỹ: rút lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương, có người lại cho rằng quan hệ bình thường thì phải dỡ bỏ cấm vận, chứ chưa chắc Việt Nam có nhu cầu mua?
(Cười) Bối cảnh có khác. Thỉnh thoảng muốn làm hoà hay tăng thêm sức ép thì tung chiêu kinh tế thương mại, phục vụ cho mục tiêu chính trị, chứ không phục mục đích phát triển quan hệ kinh tế. Điều đó vẫn là một hạt sạn lớn làm cho cỗ máy quan hệ giữa Việt Nam với thế giới bị hóc.
Quay lại cái khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998) tác động gì đến TP. Hồ Chí Minh?
(Lúc đó phó Giám đốc Sở Ngoại vụ) Tôi đã phát biểu rất nhiều, chủ yếu trong các cuộc họp nội bộ, rằng khủng hoảng '97-'98 không có tác động tới Việt Nam, vì thực tế là Việt Nam thậm chí chưa đưa một ngón chân vào kinh tế khu vực.
Thực sự, nếu có ảnh hưởng cũng chỉ là với khu vực đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như Hàn Quốc.
Nhưng khủng hoảng chưa đụng chạm đến tiềm lực cơ bản của thành phố. Trái lại có những thuận lợi từ Thái Lan chao đảo, thì lẽ ra phải có những động thái để chiếm lĩnh lấy những khoảng trống đó.
Chẳng hạn, tôi luôn nói là phải nhanh chóng cải tổ đổi mới ở những lĩnh vực then chốt như du lịch, đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tiền không có nhiều, nhưng phải tập trung để đón đầu.
Có điều, họ tiếp thu, nhưng không thực hiện gì cả. Và thế là đến năm 2000, sự mất đà đã thấy rõ, nhất là với thu hút đầu tư nước ngoài.
Huỳnh Phan

Monday, March 25, 2013

Resources & suggested reading for readers of The Little Book of Economics

Since a book as short as The Little Book of Economics can’t answer everything about such a big and complicated subject, I’ve put together this brief overview of books, organizations, blogs and other resources for those who want to dive more deeply into particular subjects or acquire more expertise. Except for the books, most are free.
Basic economic theory
My book spares you the nuts and bolts of academic theory, such as supply and demand curves and investment-savings equations. If you would like that technical expertise, consider taking a course or picking up one of the many entry-level textbooks taught in college. Such textbooks will teach the basics of both microeconomics (how individual consumers, workers, firms and the markets for a single product behave) and macroeconomics (how the economy operates as a whole).
Among the most popular is Greg Mankiw’s introductory Principles of Economics, and the more advanced Macroeconomics. His writing is exceptionally clear and intuitive and effectively illustrated with contemporary examples.  The Cartoon Introduction to Economics, Vol 1 & 2, by Grady Klein & Yoram Bauman, as the name suggests, is a fun, easy-to-follow entry to economics in cartoon form.
To learn more about the evolution of economic thought, I recommend The Worldly Philosophers, by Robert Heilbroner, which profiles each of the most influential economists. Sylvia Nasar’s Grand Pursuit tells the story of modern economic thought mostly through detailed stories of its leading thinkers. Her YouTube video gives the essentials in four minutes. John Maynard Keynes’ General Theory of Employment, Interest and Money, virtually invented macroeconomics.  It’s available here free (posted, ironically, by Marxists). Even if you skip the equations, you will enjoy Keynes’ fascinating insights into human nature. So many are now aphorisms that the General Theory will  feel strangely familiar, like reading a Shakespeare play for the first time.
Some bloggers apply academic theory to contemporary topics. Among the most noteworthy are Mankiw, Paul Krugman at the New York Times (look for posts he labels “Wonkish”), Nick Rowe at Worthwhile Canadian Initiative, and Menzie Chinn at Econbrowser. Academics publish mountains of new research each year. Many of the best papers are produced under the auspices of the Cambridge, Massachusetts-based National Bureau of Economic Research, which distributes regular summaries of new papers by email, and VoxEU, a portal run by the London-based Center for Economic Policy Research where economists post short essays summarizing their research. The Initiative on Global Markets at the University of Chicago regularly polls an Economic Experts Panel to determine the professional consensus on contemporary policy questions. Their responses are often surprising.
Other Resources
- If you have a bit of economics already and aren’t put off by math, you can get a good grounding in the building blocks of the economy by reading Chapter 14 of Mankiw’s Macroeconomics, “A Dynamic Model of Aggregate Demand and Aggregate Supply,” which you can download for free from the website of his publisher,  Worth Publishers.
- Academia’s workhorse macroeconomic model is IS-LM.  One of its shortcomings is that it describes monetary policy principally through changes in the money supply when central banks instead target the short-term interest rate.  I recommend reading “Keynesian Macroeconomics without the LM Curve” by David Romer and his follow-up paper, “Short-run fluctuations” which modify the IS-LM model to better incorporate how central banks execute monetary policy in the real world.
- Economists and policy makers often analyze problems and make forecasts using models of the economy. The most popular family of models today goes by the ungainly label “dynamic stochastic general equilibrium ” or DSGE. The New York Fed offers a primer here on DSGE models. The math looks more frightening than it is.
-Paul Krugman explains recent economic events through models first developed after the Depression. One of the problems in the profession, he argues in this speech, is that contemporary economists forgot so many of those early insights, and as a result did not fully understand the implications for fiscal and monetary policy in a world where interest rates are near zero. 
Economic growth
Good books for understanding the historical and institutional drivers of growth over time are Why Nations Fail, by Daron Acemoglu and James Robinson; How the West Grew Rich by Nathan Rosenberg and L.E. Birdzell Jr.; and The Rise of the Western World by Douglass C. North and Robert Paul Thomas. An excellent exploration of the challenges facing China is China 2030, a lengthy study produced jointly by the World Bank and the Development Research Center of China’s State Council.
Other Resources
-  In the 1980s Paul Romer, now at New York University, revolutionized the theory of growth by identifying the unique role played by knowledge  in the production process . Romer showed how the creation of knowledge overcomes  the law of diminishing returns and increases a country’s growth rate. His seminal paper “Increasing returns and long run growth” is here. Other important papers are on his web site here.
Tracking the economy
Major financial news publications have blogs that frequently report and comment on economic developments: they include The Wall Street Journal’s Real Time Economics, The New York Times’ Economix, The Economist’s Free Exchange and The Financial Times’ FT Alphaville. Most of these publications limit the access of non subscribers.
Actually learning how to forecast is as much art as science. The classic study of business cycles is Measuring Business Cycles, written in 1946 by Arthur Burns, a future Federal Reserve chairman, and Wesley Mitchell, one of the founders of the NBER. It’s available for free on the NBER web site. You don’t have to read their work to benefit from their wisdom: just follow the index of leading indicators, which they devised and is now maintained by The Conference Board.
Statistics & economic indicators
The data that used to be the preserve of Wall Street experts is now available almost instantly to everyone for free. The most important economic data in the United States is produced by the Bureau of Labor Statistics, the Census Bureau, the Bureau of Economic Analysis and the Federal Reserve. You can get email alerts from them when the latest reports are released. Goldman Sachs’ economics department put out a helpful guide to interpreting economic data a few years ago called “Understanding U.S. Economic Statistics” which can be found for free on the web, e.g. here.
To monitor the ongoing economic progress of the world, it helps to have some handy resources. My favorites are the World Bank’s World Development Indicators, with essential indicators of economic progress for every country in the world; the annual Factbook of the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), a multilateral group of the world’s 34 most developed economies; and the Pocket World In Figures, published by The Economist and available for purchase from its web site. Each week, The Economist carries a concise summary of economic and financial indicators for the world’s most important economies, on the second and third last pages. (They are also available online.)
If you want to do your own economic analysis, you’ll need data. The best free source is the Federal Reserve Economic Database, or FRED, maintained by the Federal Reserve Bank of St. Louis with thousands of data series plus charting and analysis tools. For international data, I recommend the World Economic Outlook database of the IMF, updated twice a year.
Other Resources
American statistics are pretty reliable. Not so China’s, as detailed in this report for Congress’  U.S.-China Economic and Security Review Commission.
The labour market
The BLS publishes regular studies of the labour market in its Monthly Labor Review. The OECD’s annual Employment Outlook gives authoritative advice on the problems in labour markets around the world, including the United States, although the writing is often dense. The Economic Policy Institute, a left-leaning think tank, produces an annual compendium of labour data called The State of Working America, along with regular updates on labour market developments.
The most detailed work on the connection between education and inequality has been by Lawrence Katz and Claudia Goldin. Their  paper, The Race between Education and Technology: The Evolution of U.S. Educational Wage Differentials, 1890 to 2005, explains how inequality has grown as a result of the changing supply and demand for high-skilled labor.
Inflation
A readable layman’s guide to America’s modern experience with inflation is The Great Inflation and its Aftermath by Robert Samuelson, a columnist with The Washington Post. An excellent, dispassionate academic review of inflation through the ages is Monetary Regimes and Inflation: History, Economic and Political Relationships, by Peter Bernholz.
Other Resources
Economists used to believe there was a tradeoff between higher inflation and lower unemployment. In the 1960s Edmund Phelps and Milton Friedman, working separately, showed that in the long run this could not be true. As the public adapted its  expectations to higher  inflation, unemployment would revert to its natural level. This article accompanying the Nobel prize in economics to Phelps in 2006 explains the relationship between unemployment and inflation
International economics
The International Monetary Fund generates formidable research, data and analysis on the world economy. Its twice-yearly World Economic Outlook, Global Financial Stability Report and Fiscal Monitor are chock full of helpful charts and data and its web site provides plenty of free data for comparing economic performance between countries. Be warned: the IMF is not a bastion of out-of-the-box thinking and you won’t find many harsh words for its shareholder-governments. The Peterson Institute for International Economics is one of the most prolific generators of research and commentary on international economic topics. An excellent book for understanding the history of the international monetary system (including the euro) is Exorbitant Privilege, by Barry Eichengreen.
To follow trade developments such as protectionist measures and new agreements, consult Global Trade Alert, maintained by the Center for Economic Policy Research. To learn about American trade policy and its history, I recommend the books and articles of Douglas Irwin of Dartmouth College.
Other resources:
Martin Feldstein of Harvard University, an early skeptic of the euro, provides a comprehensive and easy to read description of what went wrong in this paper.
Bruegel, a European think tank, produces numerous in-depth economic studies, with particularly thorough coverage of the euro crisis. They also have a handy timeline of the euro crisis.
- John Williamson of the Peterson Institute for International Economics wrote an article in 2008, Exchange Rate Economics, which explains the forces that determine where currencies go
Robert Mundell and Marcus Fleming developed the benchmark theory of how economies operate under various exchange rate regimes and free movements of capital in the 1960s. This article accompanying the Nobel prize to Mundell in 1999 explains their work.
In 1996 Murray Obstfeld and Kenneth Rogoff  incorporated exchange rates, current accounts and other international factors  into a model of the whole macroeconomy. The paper is pretty heavy going but it was an important advance in conceptual modeling of the economy. 
Fiscal policy and the federal government
A short and reader-friendly primer on the federal budget is “Policy Basics: Introduction to the Federal Budget Process,” which you can find on the web site of the Center on Budget and Policy Priorities. The thorough and impartial reports of the Congressional Budget Office are essential reading for any student of fiscal policy developments, in particular the short pithy summaries in the director’s blog. There are numerous think tanks and web sites devoted to budget policy. Two I turn to often are the left-of-center Center on Budget and Policy Priorities, and the center-right Committee for a Responsible Federal Budget. Federal budget policy seldom makes gripping reading; an exception is The Triumph of Politics, David Stockman’s colorful memoir of his years as Ronald Reagan’s budget director. The most authoritative, unbiased source of analysis on the tax system, including almost instant analysis of the impact on various income groups of new or proposed tax change, is the Tax Policy Center.
Other Resources
- The economics of budget deficits and debt have been debated heavily for years. A good guide to the basic economics is the article “What Do Budget Deficits Do?” by Laurence Ball and Gregory Mankiw, written in the mid-1990s.
- Christina Romer, who served under Barack Obama, updates what we’ve learned about deficits and stimulus in light of the recessions in the United States and Europe in a 2012 speech called “Fiscal policy in the crisis: lessons and policy implications.”
Martin Sullivan, an independent tax expert, has written a handy guide to the corporate tax system and the costs and benefits of reforming it. Corporate Tax Reform: taxing profits in the 21st century can be purchased at  www.apress.com. 
Regulation
Following the massive and multi-layered federal regulatory machine is almost impossible. Nonetheless, one organization that manages to do so is the GW Regulatory Studies Center at George Washington University. The Center for Effective Government provides a more liberal perspective. Regulation: A Primer, by Susan Dudley and Jerry Brito is an excellent overview of the subject published jointly by the GW Regulatory Studies Center and the Mercatus Center at George Mason University. The classic work on regulatory economics is The Economics of Regulation, by Jimmy Carter’s deregulatory czar, Al Kahn.
The Financial System
Two excellent background documents on the American financial regulatory system are Blueprint for a Modernized Financial Regulatory Structure, published by the Treasury Department of George W. Bush in 2008, and A New Foundation: Rebuilding Supervision and Regulation, which was produced  by Barack Obama’s Treasury Department in 2009, which became the basis for the Dodd-Frank financial reform law. They provide a before-and-after-the-crisis perspective of the strengths and flaws of the American financial system. You can track the progress of the Dodd-Frank financial reform law at the Dodd-Frank Resource Center maintained by Davis Polk, a law firm that caters to financial institutions. Treasury maintains fact sheets and guides to the Dodd Frank law.
The Federal Reserve
The best source of information on the Federal Reserve are its own web sites: those of the Board of Governors in Washington and its 12 regional reserve banks. Federal Reserve System: Purpose and Functions is a thorough and balanced description of how the Fed works, available on the Fed’s web site or in print. It has not been updated since 2005, and thus excludes important changes in its operations since the crisis. To follow the Fed’s decisions, sign up for email alerts, and regularly check the tab “Monetary Policy” on its home page. Meeting calendars of the Federal Open Market Committee include links to statements, minutes, forecast details and transcripts (released with a lag). You should also browse the numerous, excellent working papers produced by the Fed’s huge staff of professional economists. Fed chairman Ben Bernanke delivered his own concise history of the Fed and the crisis in four lectures at George Washington University in March, 2012; video recordings are available on the Fed’s web site. They have also been published in book form by Princeton University Press.
Many books have been written about the Fed. The most authoritative (and no doubt longest) is Alan Meltzer’s two-volume (confusingly, it takes up three books) A History of the Federal Reserve, although it ends in 1986. More popular books that tell the recent history of the Fed are Secrets of the Temple, by William Greider; Maestro, by Bob Woodward; and In Fed We Trust, by David Wessel. Fault Lines, by Raghuram Rajan, offers a  more critical of the Fed’s role before and after the crisis.
Crises
In recent years, the volume of books and research on the topic of financial crises has grown dramatically. Here are a few likely to have staying power: Manias, Panics and Crashes, by Charles Kindleberger; Devil Take the Hindmost, by Edward Chancellor; and This Time is Different, by Carmen Reinhart and Kenneth Rogoff. If you can only read one book about America’s crisis, it should be the report of the Financial Crisis Inquiry Commission, a group of former politicians, policy makers and economic experts appointed by Congress. Just be sure to read the dissenting views, not just the main text. Larry Summers, who has probably dealt with more crises than almost anyone else alive, helpfully prepared a list of required reading on the topic for one of his classes, called “Crisis Economics: History and Evaluation of the Policy Response to the Great Recession,” available on the web site of Harvard’s Kennedy School.

A brief history of the Chinese growth model

As regular readers know I have often argued that the Chinese development model is an old one, and can trace its roots at least as far back as the “American System” of the 1820s and 1830s. This “system” was itself based primarily on the works of the brilliant first US Secretary of the Treasury Alexander Hamilton (see especially his report to the Congress on manufacturing and his two reports on public credit and banks).
This development model was also implicitly part of the debate in France that led to one of the most important financial innovations of the 19th Century, the creation of the Crédit Mobilier in France in 1852. The debate concerned one of the great economic questions in France, especially after the defeat of Napoleon: why had England, a country that one hundred years earlier had been poorer than France, managed to surpass France and all other countries economically and technologically, even though in the pure sciences and engineering the French were at least the equal to the British and perhaps superior?
One obvious reason had to do with the financing of the commercial application of new technology. The French banking system, dominated by rentiers and the landed aristocracy, seemed to specialize in protecting savers, in part by mobilizing capital and investing in gold or in government obligations. The English banking system did this too, but it also seemed much more willing to finance infrastructure and manufacturing capacity.
In fact more generally I have argued that the main reason “industrial revolutions” have occurred largely in England and the United States is because industrial revolutions are not driven by scientific developments but rather by the commercial application of scientific developments. For this to happen it seems that a robust financing system is key. England, and the US later, benefitted from a financial system that seemed to do better than others in financing new infrastructure and technological ventures.
A well-functioning financial system, one that allocates capital to new ventures, in other words, may have been the key difference between England and France at the end of the 18th Century, and for this some historians blame the brilliant but erratic John Law and his Mississippi Bubble. This concern about the inefficient French banking system led to the creation of Crédit Mobilier, whose role was to break the constraints of the existing Rothschild-dominated financial system, mobilize the savings of the middle classes, and allocate these savings towards financial projects, such as infrastructure development, that would, over the longer term lead to more rapid economic development.
I will come back to this issue of the financial system, but the point here is that there have been many versions of this development model, and at least two major economic theoreticians – the German Friedrich List in the 19thCentury and the Ukrainian-American Alexander Gershenkron in the 20th – have formally described variations on the investment-driven growth model. Michael Hudson, one of my favorite economic thinkers, wrote twenty years ago a brilliant and provocative book (Trade, Development and Foreign Debt), which traces many aspects of this model to debates in England at the end of the 18th Century.
Aside from Alexander Hamilton, its intellectual and political godfather, the main proponents of the American System were figures like Henry Clay, Henry and Matthew Cary, John Calhoun, and even Abraham Lincoln himself. Their vision of economic policymaking was looked down upon as naïve and even foolish by most American academic economists – schooled as they were in the laissez faire doctrines then fashionable in England – but I think it is hard for any economic historian not to feel relieved that neither the academics nor the Jeffersonian and Jacksonian factions had the clout to force “good” economic policy onto US development. America got rich in part by doing the wrong things.
Many countries in which the academics had real influence at the time – Chile in the 1860s under the tutelage of the famous French economist Jean Gustave Courcelle-Seneuil, for example, or Mexico at the turn of the century under the expert guidance of José Y. Limantour, finance minister under President Porfirio Díaz – never achieved the kind of growth that the less capable student-countries experienced. I write about some of these cases in my 1996 article for Foreign Affairs, for anyone who might be interested.
To get back to the main story, in another, also brilliant and provocative, book (America’s Protectionist Take-off, 1815-1914) Michael Hudson refers to a leading member of the second generation of proponents of the American System, a Columbia University graduate by the name of E. Pechine Smith. What is especially interesting about Smith in the context of China is that in 1872 he was invited to Japan to serve as advisor to the Mikado, becoming the first of a stream of economists and lawyers – most of them proponents of the American System – to advise and help shape Japanese development after the Meiji restoration.
Smith thus creates a direct link between the American System and the Chinese development model. It was of course the post-War Japanese development model, itself based on Japan’s experience of economic development during and after the Meiji restoration, that became the standard for policymakers throughout East Asia and China. I think of China’s growth model as merely a more muscular version of the Japanese or East Asian growth model, which is itself partly based on the American experience.
There were three key elements of the American System. Historian Michael Lind, in one of his economic histories of the United States, described them as:
·      infant industry tariffs
·      internal improvements, and
·      a sound system of national finance
These three elements are at the heart, explicitly or implicitly, of every variation of the investment-led development model adopted by number of countries in the last century – including Germany in the 1930s, the USSR in the early Cold War period, Brazil during the Brazilian miracle, South Korea after the Korean War, Japan before 1990, and China today, to name just the most important and obvious cases. For this reason I think it makes sense to discuss each of them in a little more detail.
Infant industry tariffs
The “infant industry” argument is fairly well known. I believe Alexander Hamilton was the first person to use the phrase, and the reasoning behind his thinking was straightforward. American manufacturing could not compete with the far superior British, and according to the then- (and now) fashionable economic theories based on Adam Smith and David Ricardo, the implications for trade policy were obvious. Americans should specialize in areas where they were economically superior to the British – agriculture, for the most part – and economic policy should consist of converting US agriculture to the production of cash crops – tobacco, rice, sugar, wheat and, most importantly, cotton – maximizing that production and exchanging them for cheaper and superior British manufactured items.
In this way, as Ricardo brilliantly proved, and assuming a static distribution of comparative advantages, with each country specializing in its comparative advantage, global production would be maximized and through trade both the British and the Americans would be better off. While most academic US economists and the commodity-producing South embraced free trade, Alexander Hamilton and his followers, mainly in the northeast, did not (in fact differing views over free trade as well as over slavery and state rights were at the heart of the North-South conflict that led eventually to the Civil War).
Hamilton was convinced that it was important for the US to develop its own manufacturing base because, as he explained in his Congressional report in 1791, he believed that productivity growth was likely to be much higher in manufacturing than in agriculture or mineral extraction. Contrary to David Ricardo, in other words, Hamilton believed that comparative advantage was not static and could be forced to change in ways that benefitted less productive countries. What is more, he thought manufacturing could employ a greater variety of people and was not subject to seasonal fluctuations or fluctuations in access to minerals.
Given much higher British efficiency and productivity, which translated into much lower prices even with higher transportation costs, how could Americans compete? They could do it the same way the British did to compete with the superior Dutch a century earlier. The US had to impose tariffs and other measures to raise the cost of foreign manufacturers sufficiently to allow their American counterparts to undersell them in the US market. In addition Americans had to acquire as much British technological expertise and capacity as possible (which usually happened, I should add, in the form of intellectual property theft).
This the US did, and in fact I believe every country that has managed the transition from underdeveloped to developed country status (with, perhaps, the exception of one or two trading entrepôts like Singapore and Hong Kong, although even this is debatable), including Germany, Japan, and Korea, has done it behind high explicit or implicit trade tariffs and stolen intellectual property. The idea that countries get rich under conditions of free trade has very little historical support, and it is far more likely that rich countries discover the benefits of free trade only after they get rich, while poor countries that embrace free trade too eagerly (think of Colombia and Chile in the late 19th century, who were stellar students of economic orthodoxy) almost never get rich unless, like Haiti in the 18th Century or Kuwait today, they are massive exporters of a very valuable commodity (sugar, in the case of Haiti, which was the richest country in the world per capita during a good part of the late 18th Century).
But rather than just embrace protection I would add that there is one very important caveat. Many countries have protected their infant industries, and often for many decades, and yet very few have made the transition to developed country status. Understanding why protection “works” in some cases and not in others might have very important implications for China. I won’t pretend to have answered this question fully but I suspect the difference between the countries that saw such rapid productivity growth behind infant industry protection that they were eventually able to compete on their own, and those that didn’t, may have had to do with the structure of domestic competition.
Specifically, it is not enough to protect industry from foreign competition. There must be a spur to domestic innovation, and this spur is probably competition that leads to advances in productivity and management organization. I would argue, for example, that countries that protected domestic industry but allowed their domestic markets to be captured and dominated by national champions were never likely to develop in the way the United States in the 19th Century.
I would also argue that companies that receive substantial subsidies from the state also fail to develop in the necessary way because rather than force management to improve economic efficiency as a way of overcoming their domestic rivals, these countries encourage managers to compete by trying to gain greater access to those subsidies. Why innovate when it is far more profitable to demand greater subsidies, especially when subsidized companies can easily put innovative companies out of business? Last April, for example, I wrote about plans by Wuhan Iron & Steel, China’s fourth-largest steel producer, to invest $4.7 billion in the pork production industry.
The company’s management argued that they could compete with traditional agro-businesses not because steel makers were somehow more efficient than farmers, but rather because their size and clout made it easier for them to get cheap capital and to get government approvals. They were able to invest in an industry they knew little about, in other words, because they knew they could extract economic rent. This clearly is not a good use of protection.
The lessons for China, if I am right, are that China should forego the idea of nurturing national champions and should instead encourage brutal domestic competition. Beijing should also eliminate subsidies to production, the most important being cheap and unlimited credit, because senior managers of Chinese companies rationally spend more time on increasing access to these subsidies than on innovation, a subject on which, in spite of the almost absurd hype of recent years, China fares very, very poorly.
There is nothing wrong with protecting domestic industry, but the point is to create an incentive structure that forces increasing efficiency behind barriers of protection. The difficulty, of course, is that trade barriers and other forms of subsidy and protection can become highly addictive, and the beneficiaries, especially if they are national champions, can become politically very powerful. In that case they are likely to work actively both to maintain protection and to limit efficiency-enhancing domestic competition. It was Friedrich Engels, not often seen as a champion of capitalist competition, writing to Edward Bernstein in 1881, who said that “the worst of protection is that when you once have got it you cannot easily get rid of it.”
Internal improvements
The second element of the American System was internal improvement, which today we would probably call infrastructure spending. Proponents of the American System demanded that the national and state governments design, finance and construct canals, bridges, ports, railroads, toll roads, and a wide variety of communication and transportation facilities that would allow businesses to operate more efficiently and profitably. In some cases these projects were paid for directly (tolls, for example) and in other cases they were paid for tax revenues generated by higher levels of economic activity.
It is easy to make a case for state involvement in infrastructure investment. The costs of infrastructure can be very high, while even if the benefits are much higher they are likely to be diffused throughout the economy, making it hard for any individual company to justify absorbing the costs of investment. In this case the state should fund infrastructure investment and pay for it through the higher taxes generated by greater economic activity.
For me the interesting question, especially in the Chinese context, is not whether the state should build infrastructure but rather how much it should build. In fact this is one of the greatest sources of confusion in the whole China debate. Most China bulls implicitly assume that infrastructure spending is always good and the optimal amount of infrastructure is more or less the same for every country, which is what allows them to compare China’s per capita capital stock with that of the US and Japan and conclude that China still has a huge amount of investing to do because its capital stock per capita is so much lower.
But this is completely wrong, and even nonsensical. Infrastructure investment is like any other investment in that it is only economically justified if the total economic value created by the investment exceeds the total economic cost associated with that investment If a country spends more on infrastructure than the resulting increase in productivity, more infrastructure makes it poorer, not richer.
In China we have problems with both sides of the equation. First, we don’t know what the true economic cost of investment in China might be. In order to calculate the true cost we need to add not just the direct costs but also all the implicit and explicit subsidies, most of which are hidden or hard to calculate.
The most important of these subsidies tends to be the interest rate subsidy, and this can be substantial. If interest rates in China are set artificially low by 5 percentage points, for example, which is a reasonable estimate, an investment of $100 million receives an additional subsidy of $5 million for every year that the loan funding the investment is outstanding – and loans are almost never repaid in China. Over ten to twenty years of outstanding debt this can add 30-40% to the initial cost of the investment. This means that the recognized cost of an infrastructure project is much lower than the true economic cost, with the difference being buried in explicit and implicit subsidies.
But the bigger problem is in the value created by the investment. We can think of the value of infrastructure primarily as a function of the value of labor saved. In countries with very low levels of productivity, each hour of labor saved is less valuable than each hour saved in countries with high levels of productivity. For this reason less productive countries should have much lower capital stock per capita than more productive countries.
This should be obvious, but it seems that often it isn’t. When analysts point to high quality infrastructure in China whose quality exceeds comparable infrastructure in rich countries, this is not necessarily a good thing. It might just be an example of the amount of waste you can achieve when spending is heavily subsidized, when there are strong political (or pecuniary) incentives for expanding investment, and when there is limited transparency and accountability.
Other things matter too. If a country has low levels of social capital – if it is hard to set up a business, if less efficient businesses with government connections can successfully compete with more efficient businesses without government connections, if the legal and political structure creates problems in corporate governance (the “agency” problem, especially), if the legal framework is weak, if property rights are not respected, if intellectual property can easily be lost – then much infrastructure spending is likely to be wasted.
In fact it turns that it may be far more efficient to focus on improving, say, the legal framework than to build more airports, even though (and perhaps because) building airports generates more growth (and wealth for the politically connected) today. Weak social capital becomes a constraint on the ability to extract value from infrastructure, and this constraint is very high in poor countries with weak institutional frameworks,
Journey to the West
This issue of how much investment is enough is a very important topic that deserves much more discussion, but I think there is a very good example of why we need to be worried about how useful additional infrastructure investment in China might be. This shows up most clearly in China’s push to create development in the western part of the country.
Often when I question the economic value of China’s push to the western, poorer parts of the country (by the way economic value is not the same as social or political value, the latter of which may nonetheless justify projects that are not economically viable) I am almost always treated with the story of the American West. In the 19th Century, as everyone knows, the US went west, and most economists agree that this made economic sense for the country and was an important part of the process that led it to becoming the wealthiest and most productive country in history.
But we must be very careful about drawing lessons from the American experience. The US is not the only country in history that “went West”. Several other countries did so too, but for some reason we ignore their experiences altogether when we discuss China. Brazil, for example, went west and north in the 1950s and 1960s as it expanded from the rich southern coastal areas into the Amazon and the Caribbean. The Soviet Union did something similar after the Second World War as it went east into Siberia.
Most economists today agree that the Brazilian and Soviet experiences were economically unsuccessful and left those countries burdened with such enormous debts that they were at least partly to blame for Brazil’s debt crisis in the 1980s and the collapse of the Soviet economy in the 1970s. It turns out, in other words, that there are both successful and unsuccessful precedents for China’s going west.
What are the differences and how do they apply to China? Again, I can’t say that I can fully understand or explain them, but one major difference leaps out. In the US it was private individuals, seeking profitable opportunities, that led the move into the American West, and government investment followed. In Brazil and the Soviet Union, however, there was little incentive for private individuals to lead the process. It was the government that led, and private businesses followed only because government spending created great opportunities for profit. Once government spending stopped, so did business.
My very preliminary conclusion is that large-scale government ambitions allied to strong political motivation and funded by cheap and easy access to credit can lead very easily to the wrong kinds of investment programs. The US experiences of government investment in the 19th Century, in other words, may be a very poor precedent for understanding China’s current policy of increasing investment spending, especially in the poor western part of the country.
Brazil and the Soviet Union may be much better precedents. At the very least these gloomier experiences should not be ignored when we think of China’s policies. “Going West” isn’t always a great idea from an economic point of view and has led to at least as many, and probably more, bad outcomes as good outcomes. It is not clear why these lessons cannot possibly be applied to China.
A sound system of national finance
The third pillar of the American System was the creation of an appropriate financial system. But what does that mean? It is hard to describe the American financial system in the 19th Century as stable and well-functioning. In fact the American banking system was chaotic, prone to crises, mismanaged, and often fraudulent, and yet the US grew very rapidly during that time.
China’s banking system, on the other hand, is far more stable – in fact the favorite cliché of Chinese bankers is that while the system may not be efficient, it is very stable. What makes the Chinese banking system stable, of course, is that it is widely believed that the government stands fully behind the banks. It makes no difference, in other words, how weak the credit allocation decision is, because by controlling credit and the deposit rate, and by limiting alternatives for Chinese savers, the government guarantees both the liquidity and solvency of the banking system. As long as government credibility is intact, the banking system is unlikely to fail.
In that sense you can easily make the case the Chinese banks today are sounder than American banks in the 19th century. This might bode well for the future of the financial system in the short term, but in the long term it is not clear to me that monetary soundness and financial stability are necessarily correlated with more rapid growth.
I say this because I have seen no evidence that countries with sound and conservative financial systems grow faster than countries with looser and riskier financial systems (although they do seem to have fewer financial crises). In fact I have more than once made reference to Belgian bank historian Raymond de Roover’s provocative and profound comment that “perhaps one could say that reckless banking, while causing many losses to creditors, speeded up the economic development of the United States, while sound banking may have retarded the economic development of Canada.”  Canada was blessed (or cursed, according to de Roover) in the 19thCentury with being part of the Britain, and so inheriting England’s much better managed financial system.
“Reckless” banking is hard to define, and certainly it is easy to make the case the Chinese banking has been reckless, especially in recent years, but it is a very different type of recklessness. Once again I cannot say with complete confidence how China’s version of its development model differs meaningfully with the American System on the subject of banking, but I would suggest there are at least two very important differences.
First, the American financial system then (and now) has been very good at providing money to risky new ventures. It provides capital on the basis not only of asset value but, more importantly, on future growth expectations, and risk-taking has been actively rewarded In China it isn’t clear that this is the case at all. Chinese banks favor large, well-connected, and often inefficient giants at the expense of risk-takers.
Second, although both systems were prone to bad lending, the American banking system tended to correct very quickly – in the form of a crisis – and bad loans were written down and liquidated almost immediately. This was certainly painful in the sort term – especially if you were a depositor in the affected bank – but by writing down loans and liquidating assets three important objectives were achieved. Financial distress costs were quickly eliminated (writing down debt does that in ways I won’t get into because they are well-known and much discussed in corporate finance theory), capital allocation was driven by profitability, not by implicit guarantees, and assets were returned to economic usefulness quickly.
A classic example of the last of these objectives may be the response to the railway bubble of the 1860s. During and after the 1873 crisis, a number of railroads went bankrupt, including major lines like the Union Pacific and the Northern Pacific, the latter of which even brought down Jay Cooke & Company, the leading financier of the US government during the Civil War. After the crisis some major railway bonds traded as low as 15-20% of their original face value, and so they were purchased and reorganized at huge discounts. The new buyers were consequently able to cut freight and passenger costs dramatically, in some cases by over 50%, while still earning more than enough to cover the costs of buying the railroads, and this led to a collapse in transportation costs in the US.
Liquidation, in other words, provides an important economic value to the economy. It allows assets to be re-priced, which creates a boost to the economy and prevents those assets from acting as a deadweight loss. If the railroads hadn’t been liquidated, in other words, any reduction in costs was likely to be minimal and the railroads would have been far less useful to the development of the US economy.
Comparing development models
This issue of the newsletter is long, and I plan to write about this a lot more in the future, but for now I think it makes sense to summarize some of the important points about the American System and other similar growth models, like the Chinese version.
1.      Infant industry protection has worked to promote long-term development under certain conditions and has not worked under other conditions. I would argue that the key difference is that in the former case there were powerful forces that drove managerial and technological innovation and rapid growth in efficiency. 
In the US case this seems to have been brutal domestic competition. If China wants to benefit from its own protection of infant industry, it is important that there be similar domestic drivers of innovation and efficiency. Note that access to cheap capital cannot be such a driver, even though it is one of the main sources of Chinese competitiveness. Access to cheap capital is just another way to protect infant industries from foreign competition. 
2.      Every country that has become sustainably rich has had significant government investment in infrastructure, but not every country that has had significant government investment in infrastructure has become sustainably rich.On the contrary there are many cases of countries with extraordinarily high levels of infrastructure investment that have grown for a period and then faltered. 
I would argue that the difference is almost certainly the extent of capital misallocation. In some countries it has been much easier for policymakers to drive capital expenditures, and in those countries it seems to have been relatively easy to waste investment. If this is the case in China, as I believe it is, the key issue for China is to rein in its spending and develop an alternative and better way to allocate capital. 
The point is that there is a natural limit to infrastructure spending, and this limit is often imposed by institutional distortions in the market economy. When this natural limit is reached, more investment in infrastructure can be wealth destroying, not wealth enhancing, in which case it is far better to cut back on investment and to focus on reducing the institutional constraints to more productive use of capital, such as weak corporate governance and a weak legal framework. The pace of infrastructure investment cannot exceed the pace of institutional reform for very long without itself becoming a problem. 
3.      Any economy looking to achieve sustainable long-term growth must have a “good” financial system that allocates capital efficiently and rewards the correct level of risk-taking. It is hard to determine what the characteristics of a “good” financial system are, but we shouldn’t be too quick to assume that this has to do with stability.

What’s more, while obviously the capital allocation process is vitally important, I would also suggest that the liquidation of bad loans is just as important. Bad loans, as Japan showed us in the past two decades, can become a serious impediment to growth in part because financial distress distorts management incentives in the way widely understood and described in corporate finance theory and in part because they retard the process by which bad investment is absorbed by the economy.

4.      One thing I have not discussed above is the role of wages. The American System was developed in opposition to the then-dominant economic theories of Adam Smith and David Ricardo, in part because classic British economic theory seemed to imply that reductions in wages were positive for economic growth by making manufacturing more competitive in the international markets. A main focus of the American System, however, was to explain what policies the United States, with its much higher wages than in Europe at the time, had to engineer to generate rapid growth Sustaining high wages, in fact, became one of the key aspects of the American System.

The Japanese version of this development model, as well as many of the various versions implemented in other countries throughout the 20th Century, shared its view of wages not with the American System but rather with classic British economic theory. Rather than take steps to force up wages and keep them high – thereby both driving productivity growth and creating a large domestic consumption market for American producers – many of the later versions of the American System sought to repress growth in household income relative to total production as a way of improving international competitiveness. This is perhaps the main reason why the United Sates, unlike many other countries that have implemented similar development strategies in the 20th Century, tended to run large current account deficits for much of the 19th Century

This different focus on whether high wages are to be encouraged or discouraged is, I believe – although very little discussed in the theoretical literature as far as I know – nonetheless perhaps the most important difference between the American development model and its many descendants in the 20th and 21st centuries. I would even argue, although I cannot prove it, that one consequence of this difference is that growth in demand tends to be more sustainable when it is balanced between growth in both consumption and investment.
In analyzing China’s growth in the past three decades we seem to forget that there have been many growth “miracles” in the past two hundred years. Some have been sustainable and have led to developed country status but many, if not most, were ultimately unsustainable. Nearly all of the various versions have had some similar characteristics – most obviously infant industry protection, state-led investment in infrastructure, and a financial system that disproportionately favored producers at the expense of savers – but the way these characteristics played out were very different, in large part because the institutional structure of the economy and the financial sector created a very different set of incentives.
I would argue that in understanding China’s growth and its sustainability we need to have a clear understanding of why these characteristics worked in some cases and not in others. Most economists who focus on China seem to know little about economic history, and when they do, their knowledge tends to be limited to a very superficial understanding of US economic history. But there are many precedents for what is happening in China and not all suggest that further Chinese growth is inevitable.
On the contrary, the historical precedents should worry us. In most cases they suggest that China has a very difficult adjustment ahead of it and the closest parallels to its decades of miracle growth suggest unfavorable outcomes. Understanding why the growth model has succeeded in some few cases and failed in most will help us enormously in understanding China’s prospects.

This is an abbreviated version of the newsletter that went out last week.  Academics, journalists, and government and NGO officials who want to subscribe to the newsletter should write to me at chinfinpettis@yahoo.com, stating your affiliation, please.  Investors who want to buy a subscription should write to me, also at that address.