Sunday, June 28, 2009

The Pitfalls of the Public Option

IN the debate over health care reform, one issue looms large: whether to have a public option. Should all Americans have the opportunity to sign up for government-run health insurance?

President Obama has made his own preferences clear. In a letter to Senators Edward M. Kennedy of Massachusetts and Max Baucus of Montana, the chairmen of two key Senate committees, he wrote: “I strongly believe that Americans should have the choice of a public health insurance option operating alongside private plans. This will give them a better range of choices, make the health care market more competitive, and keep insurance companies honest.”

Even if one accepts the president’s broader goals of wider access to health care and cost containment, his economic logic regarding the public option is hard to follow. Consumer choice and honest competition are indeed the foundation of a successful market system, but they are usually achieved without a public provider. We don’t need government-run grocery stores or government-run gas stations to ensure that Americans can buy food and fuel at reasonable prices.

An important question about any public provider of health insurance is whether it would have access to taxpayer funds. If not, the public plan would have to stand on its own financially, as private plans do, covering all expenses with premiums from those who signed up for it.

But if such a plan were desirable and feasible, nothing would stop someone from setting it up right now. In essence, a public plan without taxpayer support would be yet another nonprofit company offering health insurance. The fundamental viability of the enterprise does not depend on whether the employees are called “nonprofit administrators” or “civil servants.”

In practice, however, if a public option is available, it will probably enjoy taxpayer subsidies. Indeed, even if the initial legislation rejected them, such subsidies would be hard to avoid in the long run. Fannie Mae and Freddie Mac, the mortgage giants created by federal law, were once private companies. Yet many investors believed — correctly, as it turned out — that the federal government would stand behind Fannie’s and Freddie’s debts, and this perception gave these companies access to cheap credit. Similarly, a public health insurance plan would enjoy the presumption of a government backstop.

Such explicit or implicit subsidies would prevent a public plan from providing honest competition for private suppliers of health insurance. Instead, the public plan would likely undercut private firms and get an undue share of the market.

President Obama might not be disappointed if that turned out to be the case. During the presidential campaign, he said, “If I were designing a system from scratch, I would probably go ahead with a single-payer system.”

Of course, we are not starting from scratch. Because many Americans are happy with their current health care, moving immediately to a single-payer system is too radical a change to be politically tenable. But for those who see single-payer as the ideal, a public option that uses taxpayer funds to tilt the playing field may be an attractive second best. If the subsidies are big enough, over time more and more consumers will be induced to switch.

Which raises the question: Would the existence of a dominant government provider of health insurance be good or bad?

It is natural to be skeptical. The largest existing public health programs — Medicare andMedicaid — are the main reason that the government’s long-term finances are in shambles. True, Medicare’s administrative costs are low, but it is easy to keep those costs contained when a system merely writes checks without expending the resources to control wasteful medical spending.

A dominant government insurer, however, could potentially keep costs down by squeezing the suppliers of health care. This cost control works not by fostering honest competition but by thwarting it.

Recall a basic lesson of economics: A market participant with a dominant position can influence prices in a way that a small, competitive player cannot. A monopoly — a seller without competitors — can profitably raise the price of its product above the competitive level by reducing the quantity it supplies to the market. Similarly, a monopsony — a buyer without competitors — can reduce the price it pays below the competitive level by reducing the quantity it demands.

This lesson applies directly to the market for health care. If the government has a dominant role in buying the services of doctors and other health care providers, it can force prices down. Once the government is virtually the only game in town, health care providers will have little choice but to take whatever they can get. It is no wonder that theAmerican Medical Association opposes the public option.

To be sure, squeezing suppliers would have unpleasant side effects. Over time, society would end up with fewer doctors and other health care workers. The reduced quantity of services would somehow need to be rationed among competing demands. Such rationing is unlikely to work well.

FAIRNESS is in the eye of the beholder, but nothing about a government-run health care system strikes me as fair. Squeezing providers would save the rest of us money, but so would a special tax levied only on health care workers, and that is manifestly inequitable.

In the end, it would be a mistake to expect too much from health insurance reform. A competitive system of private insurers, lightly regulated to ensure that the market works well, would offer Americans the best health care at the best prices.

The health care of the future won’t come cheap, but a public option won’t make it better.

N. Gregory Mankiw is a professor of economics at Harvard. He was an adviser to President George W. Bush.

http://www.nytimes.com/2009/06/28/business/economy/28view.html?_r=1

Was Keynes really a savvy investor?

An excerpt from Scott Sumner's thought-provoking blog:
See what you make of this:
“In early 1920, he [Keynes] set up a syndicate, with his brother, some of the Bloomsbury circle, and a financier friend from the City of London. By the end of April 1920, they had made a further $80,000. Then suddenly, in the space of 4 weeks, a spasm of optimism about Germany briefly drove the declining currencies back up, wiping out their entire capital. Keynes found himself on the verge of bankruptcy and had to be bailed out by his tolerant father. Nevertheless, propped up by his indulgent family and by a loan from the coolly acute financier Sir Ernest Cassel, he persevered in his speculation”

Translation, without help from his rich daddy and rich friends, this cocky, arrogant, smart-aleck would have fallen on his face, ended up digging ditches somewhere and we would never have heard of him. But he did have a rich daddy, who bailed him
out....

Don’t anyone write in and tell me that Keynes made lots of other good investments, because if you’ve got a rich backstop, none of that matters.

Here’s what I’d do if Bill Gates was willing to lend me $3.57 billion dollars for a day: I’d go to Vegas and put $5 million on numbers 1 through 34 on the roulette wheel. The odds are roughly 90% I’d win. If I did so, I’d win $180 million on a bet of $170 million. I repay the $3.57 billion and pocket my $10 million dollars and be rich for the rest of my life, clipping coupons. If numbers 35, 36, 0, or 00 came up I’d bet again, this time $100 million on each number 1 through 34. If I won, I’d receive $3.6 billion, repay Gates, and have $30 million dollars to spend for the rest of my life. The odds are nearly 99% that I’d win one of these two bets. Of course if both failed, I’d be in big trouble. But that’s not very likely is it?

What’s the point? If you have a rich backstop it’s relatively easy to come up with investment strategies that will usually (not always) make you look like a genius. From now on I will never believe anyone who tells me that Keynes was a great investor.

Does this matter? It shouldn’t, but unfortunately it does. If his investment reputation was like Fisher’s (calling stocks fairly priced in 1929) nobody would take seriously his Chapter 12 in the General Theory where he tries to shoot down the efficient market hypothesis.

Thursday, June 18, 2009

Bầu Thắng: “Cuộc đời tôi có hai lần khóc theo ông Calisto"


TT- Đội tuyển bóng đá VN vô địch Đông Nam Á, người thầy dẫn dắt đội tuyển - Henrique Calisto - trở thành nhân vật được đặc biệt yêu mến. Những lời ngợi ca, những ghi nhận, những phần thưởng...

Trong cuộc hành trình tám năm đi vào lịch sử bóng đá VN, Calisto có thật nhiều chuyện vui buồn. Năm mới, ông ngồi lại với phóng viên Tuổi Trẻ và kể những chuyện bây giờ mới kể...

Hà Nội, một đêm đầu tháng 9-1998, có một người đàn ông đi lang thang vô định, đầu óc trống rỗng sau khi uống cạn chén đắng của Sasi Kuma đem đến, đó là cú ghi bàn bằng vai đưa Singapore đoạt Cúp Tiger ngay tại sân Hàng Đẫy. Nhưng thay vì than khóc, người đàn ông ấy nung nấu một suy nghĩ: Sao mình không góp một tay giúp bóng đá VN phát triển? Đó là Võ Quốc Thắng - ông chủ của thương hiệu Gạch Đồng Tâm.

Cuộc tìm kiếm “Gia Cát”

Nghĩ là làm. Nhưng bắt đầu làm từ đâu bây giờ? Trong tay Thắng lúc ấy chỉ có một đội bóng phong trào đúng nghĩa, nhằm mục đích để anh em trong công ty chơi cho khỏe và gắn bó tình cảm với nhau, còn đội bóng của quê hương Long An thì đang sống dở chết dở ở giải hạng nhất. Nói về chuyện sản xuất gạch, xây dựng thương hiệu thì được chứ bắt tay xây dựng một đội bóng cho ra hồn thì Thắng là một người ngoại đạo. Phải đi tìm một “Gia Cát” ở bên ngoài thôi. Thắng tự nhủ như thế.

Và thế là trong những chuyến đi công tác sang châu Âu để tìm đối tác làm ăn, anh đều tranh thủ đi thăm các CLB bóng đá nổi tiếng. Sau những cuộc thương thảo làm ăn, lúc trà dư tửu hậu, anh đều ngỏ lời với các đối tác về ước mơ làm một đội bóng cho ra hồn của mình.

Mãi đến cuối năm 1999, một đối tác của Thắng từ Tây Ban Nha điện thoại sang và cho biết có quen với một chuyên gia bóng đá rất giỏi và có uy tín ở Bồ Đào Nha. Tên ông ấy là Henrique Calisto. Có được số điện thoại, Thắng lập tức liên lạc ngay và hẹn một cuộc gặp gỡ ngay tại đất Bồ. Ở chuyến gặp gỡ đầu tiên ấy, sau khi nghe ước nguyện của Thắng, ông Calisto dẫn doanh nhân trẻ này đi tham quan một loạt CLB. Nơi đầu tiên ông đưa Thắng đến là CLB Sporting Lisbon hùng mạnh.

Ông hỏi: “Anh muốn làm một đội bóng cỡ thế này không?”. Thắng lắc đầu bảo: “Quá sức tưởng tượng của tôi”. Tiếp đến, ông đưa thắng đến một CLB hạng nhì của Bồ Đào Nha. Sau khi tham quan, Thắng cũng bảo “quá sức của tôi”. Tiếp nữa là đến một CLB hạng ba và ở đấy Thắng gật gù: “Cỡ này thì vừa sức của tôi”. Ông Calisto cười bảo: “Nếu như thế này mà anh cũng lắc đầu thì tôi sẽ khuyên anh đừng làm bóng đá”!

Cái tối thiểu của một CLB bóng đá là cần những gì, ông Calisto trao đổi cặn kẽ với Thắng. Trở về VN, anh bắt tay ngay vào công việc, đó là bàn bạc với Sở TDTT và lãnh đạo tỉnh Long An. Có đội bóng, có quy hoạch xây dựng khu thể thao tại Bến Lức (dĩ nhiên là mới trên giấy), Thắng chính thức mời ông Calisto sang VN tham quan.

Đầu tiên, ông chưa nhận lời sang hẳn bởi còn phải thu xếp công việc. Bởi ở Bồ Đào Nha, ông không phải là người thiếu việc khi là đồng sáng lập hội đồng HLV Bồ Đào Nha, giữ chức chủ tịch hội đồng này trong năm năm. Đồng thời Calisto cũng đang là nghị sĩ của thành phố Matoinhos, nghị sĩ Quốc hội Bồ Đào Nha. Nhưng cuối cùng ông nghị Calisto cũng bị thuyết phục bởi tấm lòng của Võ Quốc Thắng, chấp nhận sang dẫn dắt đội Đồng Tâm Long An vào cuối năm 2000 để dự giải hạng nhất năm 2001-2002.

Nhờ đâu ông Calisto chấp nhận quay lại tuyển VN?

Calisto đến và giúp Đồng Tâm Long An gặt hái vô số chiến tích. Cũng chính vì cách điều binh khiển tướng quá tài tình của ông mà năm 2002 VFF (Liên đoàn Bóng đá VN) đã mời ông ngồi vào ghế HLV trưởng tuyển VN dự Tiger Cup 2002. Đó là năm giao thời của bóng đá VN, khi thế hệ vàng đã đi qua mà lực lượng kế thừa vẫn còn mờ mịt. Năm ấy, không ai tin tuyển VN sẽ có được huy chương. Chính vì vậy, chiếc huy chương đồng có được sau trận thắng Malaysia ở trận tranh hạng ba được xem là thành công.

Đặc biệt, thành công lớn hơn nữa là ông đã làm cho cả làng bóng nể phục với khả năng phát hiện “ngọc trong đá”, đưa những Tài Em, Trường Giang, Xuân Thành từ chỗ vô danh thành hảo thủ hàng đầu bóng đá VN.

Với những gì đã làm được, ai cũng nghĩ Calisto sẽ tiếp tục tái ký hợp đồng để dẫn dắt tuyển Olympic dự SEA Games 2003. Mọi chuyện có vẻ suôn sẻ khi hai đặc phái viên của VFF lúc ấy là Trần Văn Mui và Nguyễn Sỹ Hiển đã lặn lội xuống Long An thương thảo với ông. Yêu cầu của Calisto lúc ấy là phải tăng lương, dù chỉ là thêm 1 USD để ghi nhận công lao của ông ở Tiger Cup 2002. Nhưng cuối cùng VFF đã lắc đầu và chuyển sang Alfred Riedl.

Việc từ chối không làm ông sốc mà chính cách từ chối mới là chuyện đáng nói: chỉ một bản fax lạnh lùng gửi vào CLB ĐTLA! Bầu Thắng kể: “Cuộc đời tôi có hai lần khóc theo ông Calisto. Lần đầu tiên chính là khi nhận bản fax từ chối tái ký hợp đồng của VFF. Ngay đêm ấy tôi và ông cùng ngồi uống bia. Tôi khóc, xin lỗi ông về chuyện đó và tha thiết mong ông quên đi tất cả để về lại với đội ĐTLA. Còn lần khóc thứ hai là đêm 28-12-2008”. Bầu Thắng đã có những đêm gần như thức trắng với ông Calisto để tâm sự, khuyên ông chấp nhận quay lại.

Bầu Thắng sau khi tiếp xúc với các lãnh đạo VFF hiện tại như ông Hỷ, ông Dũng và ông Tuấn đã biết được chuyến này thật lòng thật dạ. Thế là ông bỏ công thuyết phục mấy đêm liền. Ban đầu ông Calisto chỉ cười cười nhưng lắc đầu tỏ ra dứt khoát. Chiêu cuối cùng mà bầu Thắng tung ra là: “Nếu đất nước Bồ Đào Nha có viện trợ cho VN cả trăm triệu đôla cũng chẳng ai nhớ. Nhưng nếu ông làm cho đội tuyển VN thành công, hàng chục triệu người dân VN sẽ rất yêu quý đất nước Bồ Đào Nha. Không có điều gì quảng bá đất nước tốt bằng điều đó”.

Henrique Calisto đã mềm lòng và gật đầu đồng ý quay lại với tuyển VN để chuẩn bị cho AFF Cup 2008.

Cam kết làm bóng đá sạch
Hai nguyên tắc vàng mà ông Calisto và bầu Thắng “ngoéo tay” cam kết khi hợp tác với nhau là: 1 - Phải tôn trọng nhau, không giẫm chân nhau trong công việc. Ông Calisto từng tâm sự: “Ở bóng đá VN, tôi thấy có nhiều ông chủ ưa xen vào công việc chuyên môn của HLV”. 2 - Dù đội bóng rớt hạng cũng chấp nhận, nhưng móc ngoặc thì cương quyết không. Nhờ đó, ĐTLA là đội bóng duy nhất ở VN chưa hề bị điều tiếng gì về chuyện tiêu cực.

Bầu Thắng kể: “Có một năm, lãnh đạo địa phương mà tôi có dự án làm ăn đã ngỏ lời đề nghị ĐTLA “thả” cho đội bóng tỉnh nhà một trận vì đang có nguy cơ rớt hạng. Nếu tôi không vững, ngỏ lời với Calisto về điều đó thì lập tức ông xách vali về nước ngay”.

HUY THỌ

Võ Quốc Thắng: “Nếu tôi biết được triết lý tư duy đột phá từ 15 năm trước


Quyết tâm tái cấu trúc đón tương lai

Đồng Tâm thể hiện quyết tâm phát triển theo hướng tư duy đột phá, một triết lý kinh doanh mà ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty, tiếp nhận từ Nhật…

Những thay đổi của Đồng Tâm hiện nay, bắt đầu từ…

Từ tháng 1.2007, khi tôi đi học khoá học quản lý doanh nghiệp cao cấp ở bên Nhật. Khi học xong giáo trình tư duy đột phá của giáo sư người Nhật Hibino Shozo, tôi nhận ra lâu nay mình suy nghĩ hơi đơn giản, dễ hài lòng với bản thân. Triết lý kinh doanh mới này cho thấy là ta chỉ an toàn, an ổn khi tạo những hướng đột phá mạnh mẽ vào tương lai bằng những giải pháp thực tiễn. Một trong những triết lý của lý thuyết này là “Không có tương lai trên sự tiếp diễn của quá khứ”.

Muốn tồn tại trong tương lai ta phải biết mình sẽ ở đâu trong tương lai. Cần phải liên tục tạo ra những ước mơ, mục đíchđưa ra các giải pháp, tháo gỡ dần những khó khăn để đạt được ước mơ, mục đích. Cần phải có cái đầu mang tư duy phối hợp giữa bảo thủ và đột phá chứ không chỉ thiên về bảo thủ.

Vậy mục tiêu chiến lược mang tính đột phá của Đồng Tâm là gì?

Đồng Tâm có mục tiêu chiến lược là phát triển đa ngành và đưa sản phẩm vươn ra tầm khu vực và thế giới. Chúng tôi cấu trúc lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ra làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất là các sản phẩm cốt lõi, là nhóm các sản phẩm đã và đang mang lại hiệu quả chính cho công ty, chiếm 50% vốn hoạt động. Nhóm thứ hai là nhóm các sản phẩm đã đầu tư và bắt đầu mang lại hiệu quả, nhóm này chiếm 30% vốn. Nhóm thứ ba là nhóm đầu tư cho các sản phẩm mang tính thử nghiệm, thử thách, có khả năng mang lại hiệu quả trong tương lai, chiếm khoảng 20% vốn. Không chỉ là các sản phẩm liên quan đến lãnh vực hoạt động chủ yếu của Đồng Tâm như lâu nay mà chúng tôi sẽ mở rộng sang nhiều lãnh vực. Đối với các sản phẩm mà Đồng Tâm đã có kinh nghiệm, chúng tôi sẽ đầu tư số vốn ở mức chủ yếu, còn với những lãnh vực chưa có kinh nghiệm, chúng tôi sẽ liên doanh, liên kết. Để các hoạt động đầu tư này mang lại hiệu quả thì chúng tôi cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, vì vậy phải cần đến kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn.

Việc ông mời một lúc bốn nhân sự cao cấp người nước ngoài phải chăng là bước sử dụng kinh nghiệm từ các tập đoàn? Có khó khăn lắm hay không khi vời được những nhân sự cao cấp này từ các tập đoàn, như trường hợp của ông Etienne Lucien Laude, cựu phó chủ tịch tập đoàn Schneider Electric và là tổng giám đốc điều hành vừa nhậm chức của công ty ông?

Đúng là không dễ gì mời được các nhân sự cao cấp của các tập đoàn lớn trên thế giới về làm cho mình, thế nhưng cái gì nó cũng có cơ duyên của nó cả. Đồng Tâm là một trong hai doanh nghiệp được bộ Khoa học và công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án BIC (Best In Class), dự án nhằm xây dựng mô hình doanh nghiệp tiêu biểu vượt lên tầm khu vực. Một trí thức Việt kiều được bộ chọn hỗ trợ tư vấn cho Đồng Tâm những dự án phát triển và chính vị trí thức này giới thiệu cho chúng tôi gặp ông Etienne. Khi chúng tôi mời ông qua tìm hiểu về công ty, ông đã chấp nhận lời mời cộng tác do tin tưởng vào ý chí và tiềm lực của Đồng Tâm. Một cơ duyên khác nữa đã giúp tôi mời được ông Seiji Suzuki, một kiến trúc sư đã có 30 năm kinh nghiệm tham gia quản lý và điều hành các công ty thiết kế và xây dựng tại Nhật và Mỹ.

Và chắc là cũng nhiều khó khăn trắc trở trong bước đột phá tái cấu trúc công ty? Bước chuyển mạnh mẽ này được đội ngũ lãnh đạo công ty tiếp nhận ra sao?

Theo lý thuyết, sự phát triển theo tư duy đột phá chỉ cần 20% đội ngũ lãnh đạo công ty ủng hộ là có thể tiến hành được rồi. Để có được những bước thay đổi táo bạo như hiện nay, tôi đã phải từng bước thay đổi cách nghĩ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong suốt hai năm qua.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều công ty quay lại với “ao nhà” thị trường trong nước, vì sao Đồng Tâm lại chọn thời điểm này để tái cấu trúc vươn ra thị trường thế giới?

Khủng hoảng thì thời nào cũng có, cho nên đừng quá đặt nặng vấn đề ám ảnh chung này vào đời sống công ty. Chỉ cần mình xử lý tốt những tình huống, những mục tiêu hàng ngày thì không sợ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Hơn nữa, kinh tế có chu kỳ, khủng hoảng rồi sẽ hồi phục. Vì vậy ngay lúc này đây là thời gian rèn quân giữ tướng, chờ đến lúc kinh tế hồi phục rồi sẽ xung trận

Đoàn Đạt thực hiện

Bầu Thắng và “lò gạch” của anh Chín


Khác hẳn với vẻ bề ngoài bụi bặm của bầu Đức, ông chủ tịch Võ Quốc Thắng của Gạch lại rất chỉn chu từ trang phục đến sắc vóc với hàm ria con kiến tỉa tót nắn nót và mái tóc mượt mà lẫn lối nói chuyện thân thiện.

Các cầu thủ Gạch vẫn hay gọi bầu Thắng theo ngôi thứ trong gia đình là “anh Chín” và vẫn hay điện thoại chia sẻ với ông bầu của mình như một người anh tinh thần chứ không phải ông chủ. Mỗi khi cao hứng, ông vẫn có thể bù khú say khướt với cầu thủ như những người thân trong gia đình...

Bóng đá sạch, cầu thủ sạch

Năm 2001, khi đội còn đá giải hạng nhất, đội trưởng Quang Sang báo cho ông Võ Quốc Thắng biết đội bạn muốn mua chuộc một số cầu thủ trụ cột nhưng bất thành. Bầu Thắng cảm kích sự trung thực liền móc túi ra thưởng ngay cho Quang Sang 15 triệu đồng và nhắc nhở đội bóng cho dù mình sức yếu phải xuống hạng cũng chấp nhận chứ đừng bao giờ bắt tay với tiêu cực.

Ông luôn căn dặn cầu thủ: “Các em chỉ cần đá bóng thiếu tích cực trên sân thôi thì đã là một hành vi tiêu cực rồi. Anh không chấp nhận điều đó. Cuộc sống của các em chính là tấm vé và lòng tin của giới hâm mộ. Người dân Long An làm ruộng, bán vé số, buôn gánh bán bưng vất vả lắm, họ tiết kiệm từng đồng mua vé vào sân. Mấy em chơi thiếu nhiệt tình là lừa gạt họ đấy, tội lắm!”. Bầu Thắng kể tiếp: “Năm 2001, tôi nghe Hoàng Thương sau lần tập trung tuyển Olympic trở về có dấu hiệu ngôi sao khiến anh em khó chịu. Tôi liền gọi Hoàng Thương lại và ngồi ngay trên sân cỏ tâm sự như những người đàn ông với nhau. Ba mẹ Thương làm mía cực khổ và nghèo lắm. Tôi khuyên em đừng vội có chút tiền, chút tiếng đã chơi bời lêu lổng thì uổng lắm, còn tương lai của em nữa. Thương khóc nức nở và hứa với tôi sẽ tu tỉnh trở lại. Sau lần ấy, Hoàng Thương chững chạc hẳn lên”.

Bầu Thắng nhớ lại bốn năm trước, ông từng bỏ ra 70 triệu đồng mua chân sút Việt Thắng đưa từ Gỗ về Gạch, nhiều người nói ông bé cái lầm khi lấy cầu thủ có “tật” và chấn thương. Ông lý giải: “Tôi thực sự không quan tâm đến tì vết của cầu thủ nếu có. Bởi trong cuộc sống ai dám bảo đảm mình chẳng có lúc lầm lỡ. Tôi không quan tâm đến quá khứ của cầu thủ và chỉ biết khi đưa Việt Thắng về, em như một tờ giấy trắng. Tôi muốn cưu mang Việt Thắng không phải vì em là người Long An. Cái chính là dang tay giúp cầu thủ sa ngã khó hơn dìm người ta xuống bùn. Lúc nghe tin Việt Thắng vào đội tuyển quốc gia, tôi mừng cho em lắm!”.

Vừa qua trong trận Việt Nam với Olympic Brazil, Việt Thắng mà ông bầu này cưu mang đã trở nên một trong những cầu thủ chơi hay nhất, làm đội bạn mệt mỏi.

Làm bóng đá chuyên nghiệp như làm kinh tế

Võ Quốc Thắng biết đá bóng từ nhỏ khi còn theo cha đi đóng gạch ở Phú Định (quận 6). Bầu Thắng thú thật, bóng đá hỗ trợ cho hoạt động quảng bá thương hiệu rất lớn nhưng nếu đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực khác vẫn sinh lợi nhiều hơn. Cái chính vẫn là lòng đam mê bóng đá của ông với ký ức tuổi thơ chân trần đá bóng ở khoảnh sân cát gần nhà bụi bay mù mịt.

Đến khi ăn nên làm ra từ cái lò gạch, ông đã nghĩ đến việc chung tay góp sức với bóng đá Việt Nam. Và ông bắt đầu xây cái “lò gạch chuyên nghiệp” từ đội bóng Long An mà ông tiếp nhận về. Trong mỗi kế hoạch của mình, ông Thắng đều tính toán rất kỹ lưỡng để đưa cái thương hiệu Đồng Tâm vào đấy. Như hồi SEA Games 18, ông Thắng treo thưởng cho các tuyển thủ ghi bàn hay xuất sắc nhất trận đấu đều... quy ra mét vuông gạch. Rồi đến khi Calisto thành công với chiếc HCĐ Tiger Cup 2002, ông Thắng liền tung ra thị trường sản phẩm gạch có in hình Calisto bán đắt như tôm tươi.

Từng là một đại biểu Quốc hội, Võ Quốc Thắng rất cẩn thận đến lời ăn tiếng nói và gìn giữ hình ảnh “ông nghị” của mình trước công chúng. Trên mặt báo, ông rất hay cười với nét mặt sáng sủa và phong cách đạo mạo, chưa ai từng thấy khói thuốc lá bay. Quan niệm bóng đá của doanh nhân Võ Quốc Thắng “như một cầu thủ đang chạy trên sân, anh dừng lại thì đối thủ sẽ vượt qua. Bóng đá cũng là một bài toán kinh tế”.

Bầu Thắng không quen với kiểu tuyên bố gây sốc và những thương vụ đình đám trong bóng đá nhưng mỗi bước đi của đội bóng đều rất bài bản. Ông rất khôn ngoan trong việc tiếp thị hình ảnh của thương hiệu qua bóng đá và trong bối cảnh bóng đá Việt Nam chưa nuôi nổi mình thì ông đã biết cách sinh lợi. Năm 2005, bầu Thắng mua lại đội Đông Á-Pomina gần ba tỷ đồng và đổi tên thành Sơn Đồng Tâm đá giải hạng nhất. Một mùa sau, ông bán hết cho Ninh Bình hơn bảy tỷ đồng và chuyển nhượng chân sút Carlos sắp hết thời với giá 70 ngàn USD và thắng lớn.

Từng đòi kiện VFF

Bốn năm trước, khi còn ngồi ghế Ban chấp hành VFF, bầu Thắng vẫn rất sòng phẳng và dám đối đầu ở vụ chuyển nhượng Minh Phương từ Cảng về Gạch. Hồi ấy, ông còn thuê luật sư tính kiện VFF như một đòn cảnh tỉnh vào kiểu làm việc thiếu chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam.

Võ Quốc Thắng xin rút lui khỏi Ban chấp hành VFF và đến giờ ông mới bật mí: “Thực sự quan hệ giữa tôi với VFF là thân thiết, còn chuyện trước đây có ai ghét tôi không thì tôi không biết. Tôi xin ra khỏi ban chấp hành VFF đơn giản bởi tôi không thể nhắm mắt trước cái sai. Trong nhiều cuộc họp, tôi nêu vấn đề lên còn bị nhiều người trách nữa. Thế thì tôi rút, ai ghét tôi thì chịu thôi. Nhiều chuyện khác, CLB có đụng chạm với VFF hay với các trọng tài, chúng tôi làm căng chỉ để đòi lại sự công bằng và cao thượng cho bóng đá”.

Bầu Thắng chia sẻ: “Tôi nghĩ VFF cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm mới mong đưa bóng đá Việt Nam sánh vai với các cường quốc. Những người đứng đầu VFF cần phải dũng cảm, có bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm. Đơn giản như việc chọn thầy ngoại, tập thể cho ý kiến, cá nhân phải quyết. Đừng để như vụ Riedl xảy ra thì rồi VFF xin lỗi tập thể, nghĩa là không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cả. Nếu sai thì mình nhận rồi sửa, dư luận sẽ thông cảm hơn là phản ứng. Đấy là chuyện bình thường trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì bóng đá. Ai cũng có lúc sai cả, quan trọng là dám làm và dám chịu thôi!”.

Cơ duyên với Calisto

Năm 2001, nhân một chuyến đi triển lãm Gạch ở các nước châu Âu, ông Võ Quốc Thắng được bạn bè giới thiệu gặp gỡ Calisto. Cuộc nói chuyện giữa hai người đàn ông đam mê bóng đá sau khi đi tham quan một số trung tâm ở Bồ Đào Nha đã gặp nhau ở nhiều điểm chung. Không chút ngần ngại, bầu Thắng ngỏ lời mời Calisto về thiết kế một trung tâm thể thao và đưa Gạch lên chuyên nghiệp. Bầu Thắng gọi Calisto vừa là một kiến trúc sư giỏi vừa là một người thợ thạo nghề. Từ một tập thể không có ngôi sao, Calisto nhào nặn và biến Gạch trở thành một thế lực của bóng đá Việt Nam. “Ông Calisto không đầu tư vào cầu thủ ngôi sao nhưng biết cách đào tạo ra cầu thủ ngôi sao” - bầu Thắng nói về cộng sự cũ. “Nếu sau này Calisto chia tay đội tuyển và còn hứng thú với bóng đá Việt Nam, tôi lại mời ông về cộng tác”.

Tự tin, kiên nhẫn, khiêm tốn

Ba tôi khi truyền nghề làm gạch đã dạy cho tôi phải luôn tự tin, còn mẹ tôi khuyên nên thuộc lòng hai chữ nhẫn và khiêm. Đã dấn thân vào cuộc chơi thì ai cũng có khát vọng cả. Đứng đầu trong mọi cuộc đua bằng chính cái tâm trong sáng và nỗ lực của chính mình luôn mang lại cho tôi cảm giác ngọt ngào nhất. Gạch có vô địch bao nhiều lần đi nữa thì tôi cũng chưa thỏa mãn và chưa chịu dừng lại.

CÔNG TUẤN

http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=223530

Võ Quốc Thắng: Tôi muốn đưa thành thương hiệu quốc gia

Trong giới kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, Võ Quốc Thắng là một tên tuổi quen thuộc được nhiều Doanh nhân trẻ cho rằng đã gây ảnh hưởng đến những quyết định kinh doanh và cách đối nhân xử thế của họ.

Nếu định nghĩa thành công của một thương hiệu là sự nối tiếp thắng lợi từ thế hệ này sang thế hệ khác thì Đồng Tâm là một thành công điển hình và Võ Quốc Thắng là người kế nghiệp xuất sắc. Năm 1969, khi Thắng mới 2 tuổi, cha anh là ông Võ Thành Lân quyết định thành lập cơ sở sản xuất gạch Đồng Tâm ở vùng đất Phú Định. Trọn vẹn tuổi thơ Thắng gắn bó với những viên gạch bông và cái tên Đồng Tâm đã gắn với anh như máu thịt.

Sau giải phóng, hãng gạch của gia đình anh vào hợp tác xã lấy tên là Đồng Hiệp. Năm 1978, Đồng Hiệp buộc phải ngưng sản xuất do khó khăn về nguyên liệu. Cậu bé Thắng – con của một ông chủ nổi tiếng thuở nào – vì thế, đã trải qua thời niên thiếu vô cùng vất vả, phải lặn lội bươn chải mưu sinh khắp vùng sông nước Tây Nam Bộ. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới và đa dạng hóa các thành phần kinh tế, Võ Quốc Thắng đứng ra khôi phục thương hiệu gạch Đồng Tâm. Năm ấy, anh mới 19 tuổi.

Tài sản quý nhất trên thương trường

- Điều gì đã thôi thúc và giúp anh tự tin nhận sự uỷ thác của cha anh?

Tôi lớn lên trong niềm tự hào về thương hiệu Đồng Tâm của gia đình. Khi tôi còn rất bé, sản phẩm gạch bông Đồng Tâm đã ghi dấu ấn tại nhiều công trình xây dựng lớn thời bấy giờ mà hôm nay vẫn còn hiện diện: Cư xá Thanh Đa, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương... Tiếc công cha mẹ đã lao tâm khổ tứ gây dựng sự nghiệp, cộng thêm “gene” mê kinh doanh thừa hưởng từ cha mẹ, tôi mạnh dạn bắt tay vào khôi phục Đồng Tâm. Tinh thần lao động miệt mài của cha là tấm gương cho tôi học tập. Mẹ là người dạy tôi cách đối nhân xử thế, tình yêu lao động và hướng dẫn cho tôi tinh thần tự lập ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ đã dạy rằng: “Tâm (đạo đức), kiên (kiên nhẫn), khiêm (khiêm tốn) là những đức tính cần có của một con người ở mọi thời đại, nhất là đối với một doanh nhân”. Và sau này trên thương trường, tôi đã nghiệm thấy rằng, những đức tính đó là thứ tài sản quý giá nhất mà cha mẹ đã để lại cho mình.

- Và anh đã viết tiếp câu chuyện về Đồng Tâm như thế nào?

Sau những chuỗi ngày lặn lội ở rất nhiều nước châu Âu để học hỏi cách thức làm gạch của xứ người, cuối cùng tôi tìm thấy đáp số ở Ý và Tây Ban Nha – mảnh đất của những công nghệ gạch men hiện đại nhất thế giới. Và, Đồng Tâm mạnh dạn đầu tư một nhà máy hiện đại tại Long An năm 1994, sau đó, từ năm 1996, Đồng Tâm liên tục mở rộng đầu tư các nhà máy ở miền Nam và miền Bắc. Định hướng phát triển của Cty trong thời gian tới là đầu tư sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề như: gạch bông truyền thống, ngói màu, gạch men các loại, gạch porcelain, sơn, bột trét tường, thiết bị sứ vệ sinh, sản phẩm trang trí nội thất làm từ gỗ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, dịch vụ thể thao và đầu tư xây dựng các khu đô thị mới. Ngoài ra, Cty còn liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Vật liệu xây dựng – Trang trí nội thất (VLXD-TTNT).

Và trong định hướng phát triển, Cty đặt yếu tố chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng là những yếu tố quan tâm hàng đầu của Đồng Tâm. Cty luôn đầu tư thiết bị công nghệ mới, cập nhật tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Văn hoá DN cũng là công cụ điều hành

Đó là quan niệm của Võ Quốc Thắng. Ngoài nhiều động thái giúp xây dựng văn hoá DN, anh còn mời được một giáo sư nổi tiếng của Nhật (Giáo sư, Tiến sĩ Shozo Hibino) sang giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý của Đồng Tâm về “Tư duy đột phá” (đã được các Cty hàng đầu trên thế giới áp dụng thành công như: ToTo, Mishubishi, Toyota, Canon, Sri Lanka Telecom...). Mục tiêu của Cty là sau khóa học, tất cả cộng sự có một sự đổi mới toàn diện trong cách suy nghĩ, cách làm việc, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong toàn thể Cty nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của Đồng Tâm từ nay đến năm 2015.

“Một điều đặc biệt trong nét văn hóa Đồng Tâm là trong thời gian tới, Đồng Tâm sẽ triển khai văn hoá chào cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần, nhằm mục đích giáo dục tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết trong tập thể CBCNV” - Anh nói.

- Thời gian gần đây, thường thấy anh xuất hiện trong trang phục vest đen, sơmi trắng và càvạt đỏ – 3 màu tượng trưng trên logo của Đồng Tâm. Sự kết hợp này có phải là một thông điệp?

Ồ! Cảm ơn bạn. Đó chỉ là một sự ngẫu nhiên. Tính tôi đơn giản, không cầu kỳ trong cách ăn mặc nhưng bao giờ cũng vậy, khi xuất hiện trước mọi người, tôi muốn thể hiện sự tôn trọng bằng cách ăn mặc chỉn chu, lịch sự. Ba màu đỏ, trắng, đen trên logo của Đồng Tâm có ý nghĩa: Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, minh bạch, thể hiện sự uy tín trong kinh doanh; màu đỏ tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ, là màu của tự tin chiến thắng và thành đạt; còn màu đen là màu của đất, là nền tảng cho sự bền vững, vững chắc để thương hiệu Đồng Tâm vươn lên mạnh mẽ.

Giàu chưa phải đã là thành công

Cách đây 4 năm, khi tham dự buổi lễ trao học bổng “Ươm mầm tài năng” do báo Tuổi trẻ và Cty Đồng Tâm phối hợp tổ chức, nhiều người đã bật khóc. 126 sinh viên nghèo hiếu học trong cả nước được trao học bổng. Có những sinh viên ở tận vùng sâu Cà Mau hay vùng cao của Sơn La, Đăk Lăk đã được Đồng Tâm hỗ trợ suốt những năm tháng trên giảng đường đại học. Điều đó đã gây xúc động cho mọi người và cho chính anh - người đã tài trợ hơn 2 tỷ đồng mỗi năm cho các bạn SV nghèo, tài trợ cho con em CBCNV của Cty đang độ tuổi đến trường và tặng hàng chục ngàn phần quà cho đồng bào nghèo ăn tết.

- Thấy anh thường xuyên hỗ trợ cho các học sinh nghèo, có người nói rằng, Đồng Tâm muốn thông qua hoạt động tài trợ để tự quảng bá mình?

Có lần, một bạn đã hỏi tôi chính câu đó. Và tôi trả lời: “Tôi mong xã hội sẽ ngày càng có nhiều người quảng cáo theo cách của tôi”.

- Anh có thể chia sẻ về sự học của mình và một vài lời khuyên đối với các bạn trẻ đang khởi nghiệp?

Học hết cấp 3 là tôi kinh doanh luôn nhưng không phải tôi bỏ dở việc học. Vẫn đều đặn học tại chức vào mỗi buổi tối và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Thấy thiếu kỹ năng, kiến thức gì là tôi phải tìm bằng được khoá học đó để học. Thời gian học của tôi không thua một người học để lấy bằng tiến sĩ bởi tôi học rất nhiều khoá. Học để có thể cùng nhân viên quyết định đúng và học để biết cách kết hợp họ lại thành một sức mạnh tổng hợp.

Nếu được nhắn nhủ vài điều với các bạn trẻ thì tôi muốn nói rằng: không phải cứ có tiền là có thể làm giàu mà điều quan trọng là phải biết cách làm giàu. Và sự giàu có không đồng nghĩa với sự thành công

“Doanh nhân là một cầu thủ”

- Không chỉ kinh doanh giỏi, anh còn rất thành công trong vai trò một ông bầu bóng đá. Đó là sở thích đặc biệt của anh?

Tôi mê bóng đá và muốn làm điều gì đó cho bóng đá nước mình. Và cơ hội đã đến khi Nhà nước có chủ trương xã hội hoá thể thao. Long An là nơi đầu tiên thực hiện. Năm 2000, Đồng Tâm chính thức tiếp quản đội tuyển bóng đá tỉnh Long An. Sau một năm tiếp nhận quản lý đội bóng Gạch Đồng Tâm – Long An đoạt chức vô địch giải hạng nhất và thăng hạng chuyên nghiệp. Những kết quả quan trọng đạt được trong thời gian qua là Á quân mùa bóng V-League 2003, giải ba V-League 2004, Vô địch V-League hai năm liền 2005-2006. Như đã nói ở trên, định hướng phát triển của Đồng Tâm là trở thành một Cty hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, cho nên kể từ mùa bóng 2007, tên đội bóng được đổi thành Đồng Tâm – Long An

- Anh từng nói,“doanh nhân là một cầu thủ”. Tại sao vậy? Thương trường được ví như chiến trường chứ có phải là sân chơi thể thao đâu?

Làm Doanh nhân thời nay không khác gì một cầu thủ chạy trên sân. Nếu mình dừng lại, đối thủ sẽ vượt qua mặt lấy bóng của mình và ghi bàn. Thương trường cũng là một sân chơi nhưng tính chất của nó đầy khốc liệt, nếu chần chừ và không quyết liệt, cơ hội sẽ vuột mất.

- Vừa qua, Đồng Tâm là DN đầu tiên của VN bắt tay với một Cty của Mỹ để phân phối vật liệu xây dựng tại thị trường Mỹ?

Tuy vốn của Cty Liên doanh này không lớn, chỉ 1.500.000 USD nhưng đây là bước khởi đầu cho việc tạo thêm hệ thống phân phối VLXD của Đồng Tâm ở nước ngoài.

- Dù đã có trong tay một tài sản lớn để có thể làm bất cứ điều gì mình thích nhưng hiện tại Võ Quốc Thắng vẫn có lúc làm việc 15-20 tiếng mỗi ngày?

Chính xác. Tôi cảm thấy vẫn chưa đạt được những gì mình mong muốn. Không biết tôi có tham vọng quá không nhưng mong muốn lớn nhất của tôi là cố gắng xây dựng Đồng Tâm trở thành thương hiệu của đất nước, nghĩa là khi nói đến Đồng Tâm bạn bè thế giới sẽ biết đó là một thương hiệu của VN và khi nhắc đến VN họ sẽ không quên nhắc đến Đồng Tâm.

Tôi thấy thật thấm thía lời dạy của Giáo sư - Tiến sĩ Hibino: “Con người phải có khát vọng, muốn thực hiện được khát vọng phải phấn đấu và theo đuổi thực hiện đến cùng”. Mới “chạm vạch” tuổi 40, với Võ Quốc Thắng, con đường phía trước vẫn còn đang rộng mở.

(Kim Huệ - DDDN)

Võ Quốc Thắng - Say gạch


Quần quật làm suốt ngày, như anh tự nhận, nhưng trông Võ Quốc Thắng lúc nào cũng có vẻ tươi tỉnh, yêu đời. Say mê công việc đến nỗi gần như mất hẳn cuộc sống riêng tư, như “một cuộc đời bị đánh cắp”, ông tổng giám đốc công ty gạch Đồng Tâm vẫn hát vang lời của một bài hát “tủ” của mình, bài Cuộc đời vẫn đẹp sao.

Thế nhưng, trong những giây phút lắng đọng, anh cũng tự hỏi: vì sao mình phải làm việc nhiều đến thế?…

Làm chủ bốn nhà máy gạch, một nhà máy ngói, sơn, một khu công nghiệp, một đội bóng, rồi còn làm công tác xã hội, làm “ông nghị”... chắc là anh đã đủ mệt?

Hiện nay tôi còn làm một khu đô thị - hành chính Long An. Mới đây tôi đã mạnh dạn đầu tư mua lại cổ phần nhà máy sứ Thiên Thanh. Đây là một nhà máy có từ 56 năm qua, có đội ngũ thợ kỳ cựu, tay nghề cao, nhưng do quản lý chưa tốt nên không hiệu quả. Với truyền thống về kỹ thuật của nhà máy, cộng với kinh nghiệm kinh doanh của mình, sản phẩm của nhà máy sẽ chính thức gia nhập làng vật liệu xây dựng chất lượng cao trong thời gian tới.

Năm 2005, tôi đã mở rộng, hoàn chỉnh công việc sản xuất ở miền Trung, miền Nam và đang làm nhà máy ở miền Bắc. Tôi đã có trong tay nhà máy gạch, bột trét, sơn, ngói. Một ngày nào đó tôi ước ao sẽ làm thêm nhà máy thép, nhà máy xi măng Đồng Tâm… Có người hỏi tôi sao không đầu tư vào lĩnh vực tài chính, nhưng tôi chủ trương chỉ đi sâu phát triển những ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng, vì nó thuộc lĩnh vực mà mình am hiểu.

Như vậy có quá nhiều, quá ôm đồm?

Thời buổi này kinh doanh phải nhanh nhạy, không thể chậm vì cơ hội nó đâu có chờ mình. Thật ra tôi đã cải cách trong quản lý rất nhiều, cũng phân công phân quyền, nhưng công việc nó còn chạy nhanh hơn tốc độ mà tôi đã cải cách, nó cứ cuốn mình theo. Có thể nói Đồng Tâm là doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đầu tư một chương trình tin học hoá quản lý trị giá hàng tỉ đồng. Chương trình này đang trong giai đoạn đào tạo, triển khai và sẽ đưa vào áp dụng sau hai năm. Khi đã hoàn thiện, đó sẽ là một cánh tay đắc lực cho quản lý doanh nghiệp.

Có vẻ như từ “điểm dừng” không có trong tự điển của Võ Quốc Thắng. Anh lấy đâu ra thời gian làm ngần ấy việc?

Tôi làm việc quần quật suốt ngày. Hồi làm nhà máy gạch hiện đại nhất Đông Nam Á ở miền Trung, mỗi sáng cứ 4 – 5 giờ là tôi thức dậy vô nhà máy, làm cho tới 12 giờ khuya mới về, rồi trăn trở một tí đến 1 – 2 giờ mới ngủ. Ngày này qua ngày nọ vẫn thế, ròng rã trong 10 tháng trời. Kết quả là nhà máy chỉ trong 10 tháng đã hoàn thành, một thời gian kỷ lục, đến nỗi các chuyên gia Ý còn phải ngạc nhiên. Tiền mình đã đầu tư, phải mau chóng đưa nhà máy vào hoạt động để mau thu hồi vốn, anh em công nhân cũng mau có việc để làm.

Chắc hẳn có nhiều người nghĩ anh là người say mê trong việc làm giàu?

Đôi lúc tôi cũng tự hỏi: vì sao mà mình phải làm nhiều quá, đến nỗi không có thời gian cho riêng tư? Cứ làm riết chắc mất bạn mất bè hết, vì hồi trước còn gặp bạn bè mỗi tháng đôi lần, riết rồi có khi sáu tháng không gặp. Với số tiền hiện có, tôi có thể mua vài chục căn hộ rồi cho thuê, sống ổn định, khoẻ hơn là làm kinh doanh như hiện nay vì kinh doanh bao giờ cũng ẩn tàng những yếu tố rủi ro. Không phải là tính đến chuyện làm giàu mà tôi nghĩ trước hết là tới việc làm thêm một cái gì đó tốt hơn cho xã hội, cho gần 3.000 công nhân viên của tôi. Làm cái gì đi nữa cuối cùng thì ngày cũng hai bữa cơm. Mới đây, trong đợt tiếp xúc với cử tri, vì không muốn để người dân chờ, tôi cũng phải mua một ổ bánh mì 2.000đ để gặm cho đỡ đói…

Mỗi năm, công ty tôi bỏ ra trên hai tỉ đồng để làm công tác xã hội, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho học sinh, sinh viên. Có lần, trong một buổi giao lưu cùng sinh viên, có một em đứng lên chất vấn: “Anh làm tất cả những điều đó có phải chỉ để quảng cáo thương hiệu của mình?”. Tôi trả lời rằng tôi rất mong xã hội có được nhiều người quảng cáo theo cách tương tự như tôi. Vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội.

Nếu có một ngày rảnh rỗi hoàn toàn, anh sẽ làm điều gì trước tiên, điều gì thật là thú vị cho mình?

Nếu có ngày rảnh rỗi, tôi sẽ lại… vô nhà máy. Tôi vô để nhìn ngắm những viên gạch bắn ra ào ào từ những cỗ máy hiện đại, trông rất mê. Tôi cứ ước ao có nhiều thời gian rảnh rỗi như ngày xưa để gặp gỡ thường xuyên hơn với các anh em cán bộ công nhân viên, vì như vậy chắc là công việc nó còn tốt lên hơn nữa. Hoặc là tôi lại vô văn phòng của mình, sắp xếp lại đống hồ sơ xem thử có việc gì mà mình chưa làm hay không. Tôi rất muốn có thời gian để chơi tennis. Hơn bảy năm rồi tôi không chơi, nhưng hôm họp Quốc hội, tôi có dịp chơi lại và thấy nó có tác dụng giảm stress rất tốt. Những lúc rảnh rỗi, tôi lại về nhà thắp hương cho mẹ, uống với ba một hai chai bia, chia sẻ thông tin công việc, thăm hỏi sức khoẻ… để ba yên tâm và không lo lắng.

“Cuộc đời vẫn đẹp sao”, như vậy vẫn là tự động viên mình. Còn những đam mê, hứng thú, thú vui?

Tôi đã xác định rồi: công việc chính là niềm vui. Hồi năm 1996, lúc tôi làm mẻ gạch men đầu tiên, cầm được viên gạch mà tôi ứa nước mắt. Năm 2000 cũng vậy, khi làm nhà máy gạch miền Trung, cầm viên gạch đầu tôi cũng rớt nước mắt, vì nó kết tinh bao nhiêu tâm lực của mình. Làm cái gì cũng vậy, không đam mê, nhiệt huyết thì không thể thành công. Một lần, khi đi qua Mỹ, ngồi ở một quán góc phố uống cà phê ăn bánh ngọt, tình cờ thấy xe chở pallet gạch của mình chạy ngang, cảm xúc sung sướng thật khó tả. Rồi cái cảm giác lâng lâng khi dẫm chân lên nền gạch lót bằng gạch của mình ở những ngôi nhà ngoại ô Atlanta…

Thực ra, tôi cũng muốn đến một ngày nào đó không tham gia quản lý trực tiếp nữa, để các anh em có trình độ chuyên môn, năng lực tốt hơn mình quản lý, điều hành công ty. Đến lúc đó tôi có nhiều thời gian hơn cho gia đình và góp phần chia sẻ những khó khăn mà xã hội đang cần. Thế nhưng hiện nay còn quá nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện trong công việc. Vừa làm công tác điều hành quản lý doanh nghiệp, lại kiêm đại biểu Quốc hội cho nên có đôi lúc quá tải công việc, nhưng bù lại công việc của đại biểu Quốc hội lại mang đến cho tôi nguồn cảm hứng và niềm vui trong công việc, đó là được tiếp xúc và ghi nhận nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn của bà con cử tri về các chính sách của Nhà nước để phản ảnh lên Quốc hội. Mặt khác, trong công việc tôi cũng nhận được sự quan tâm và động viên chân tình từ các cấp lãnh đạo cho nên khó khăn nào tôi cũng cố gắng vượt qua để không phụ lòng tin tưởng của mọi người.

http://www.news.thuonghieuviet.com/Details/3261646/DoanhNghiep/%5CUpload%5CNe...

Võ Quốc Thắng: Kiên - Tâm - Khiêm là triết lý sống của tôi


Không nổi bật trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không có những tuyên bố làm nổi bật hình ảnh của mình nhưng Đồng Tâm dưới sự quản trị của Tổng giám đốc Võ Quốc Thắng vẫn có những bước phát triển vững chắc.

Ông Võ Quốc Thắng nói: Trải nghiệm qua những năm tháng thăng trầm của cuộc sống, tôi luôn luôn ghi nhớ lời dặn dò của mẹ tôi trước lúc đi xa: Làm người thì phải biết “Kiên – Tâm – Khiêm”, kiên là kiên nhẫn; tâm là đạo đức; khiêm là khiêm tốn. Tôi lấy nó làm triết lý sống của mình.

Nhờ vậy, mà lúc nào tôi cũng có được bạn bè, đồng nghiệp và gia đình quan tâm giúp đỡ. Và giờ đây tôi cũng luôn giáo dục con trai mình rằng để trở thành một doanh nhân điều đầu tiên phải biết được văn hóa của đất nước, văn hóa của gia đình, văn hóa của doanh nghiệp nơi làm việc. Tôi nghĩ, đó là cách giáo dục thiết thực nhất.

Một ngày của doanh nhân Võ Quốc Thắng diễn ra thế nào?

Một ngày của tôi cũng như mọi người, cũng ăn, cũng mặc, cũng làm việc 8 tiếng. Tuy nhiên, cuộc sống luôn luôn thay đổi, đặc biệt từ khi được bà con cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH, tham gia quản lý Hội doanh nhân trẻ TPHCM và kiêm nhiệm quản lý nhiều Cty thì tôi không còn giới hạn về thời gian làm việc.

Một ngày làm việc của tôi có thể kéo dài đến tận khuya, đôi lúc đã vào giường ngủ rồi mà suy nghĩ ra những ý tưởng hay phải ngồi dậy ghi chép vào sổ tay để sáng mai thảo luận với đồng nghiệp. Tuy công việc bận rộn, nhưng mỗi ngày tôi cũng sắp xếp dành vài chục phút cho các môn thể thao như quần vợt, chạy bộ ....

Mọi người thường thấy ông ăn nói khá thận trọng, ăn mặc rất chỉn chu, thậm chí cẩn thận hơn cả những giám đốc DNNN lớn... Vì sao là một giám đốc doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà ông không thoải mái một chút trong những việc như vậy?

Theo tôi, dù làm ở vị trí nào đi nữa cũng cần phải giữ thận trọng và ăn mặc chỉn chu đúng chỗ, điều đó thể hiện được sự tôn trọng của bản thân với mọi người xung quanh. Khi phát biểu, cá nhân mình phải xác định được mình là ai, đang ở đâu, mình được phép nói những gì và người nghe là ai.

Còn về ăn mặc, do tính chất công việc phải giao tiếp nhiều, để thể hiện lòng tôn trọng đới với mọi người và để mọi người tôn trọng mình thì cần phải ăn mặc sạch sẽ và gọn gàng. Trong cuộc sống đời thường tôi cũng hòa đồng như mọi người thôi, ăn mặc rất đơn giản.

Hợp tác và chia sẻ

Khi làm việc với đối tác, thông điệp gì là quan trọng nhất mà ông muốn gửi tới họ? Vì sao ông lại chọn thông điệp ấy?

Khi làm việc, điều mà tôi mong muốn truyền đạt cho đối tác là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, kế đến là sự trung thực và uy tín. Một khi đối tác tin tưởng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi thì sẽ dễ dàng thương lượng và giao kết hợp đồng.

Tôi xin đưa ra một ví dụ nhỏ: Trước đây, khi mới thiết lập mối quan hệ với đối tác nước ngoài, do chưa hiểu nhau họ yêu cầu rất khắt khe. Nhưng chỉ sau vài lần giao dịch, chúng tôi đã tạo được lòng tin nơi khách hàng thì những điều kiện khắt khe được gỡ bỏ, giao dịch giữa hai bên ngày càng đơn giản và thuận lợi hơn. Đó cũng là một lợi thế trong kinh doanh.

Điều gì là quan trọng nhất mà ông đưa ra khi thu hút một người nào đó mà ông cho là tài năng về doanh nghiệp của mình? Ông có thể nêu một vài ví dụ thực tế về việc này?

Đối với Đồng Tâm, điều quan trọng nhất để thu hút nhân lực về làm việc tại Cty là môi trường làm việc chuyên nghiệp. Khi nói đến môi trường làm việc chuyên nghiệp là bao gồm nhiều yếu tố như: Nơi làm việc, phương pháp quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ và văn hóa Cty.

Khái niệm văn hóa Cty tuy còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đối với các nước đã phát triển, đặc biệt là ở các tập đoàn đa quốc gia, văn hóa doanh nghiệp được quan tâm xây dựng hàng đầu.

Đối với Đồng Tâm, trong năm 2007 chúng tôi đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thành lập Trung tâm nghiên cứu – phát triển. Trung tâm thực hiện chức nghiên cứu phát triển, đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho CBCNV.

Khi trung tâm này đi vào hoạt động, chúng tôi ưu tiên tuyển dụng những cán bộ trẻ mới ra trường, đam mê nghiên cứu về làm việc tại trung tâm. Những cán bộ có năng lực sẽ được đào tạo thêm để phát triển thăng tiến nghề nghiệp, từ đó tạo ra được một đội ngũ cán bộ kế thừa cho Cty.

Nếu một người nào đó làm việc xuất sắc nhưng đề nghị ông cho phép ra đi về chuyện đãi ngộ chưa thỏa đáng thì ông xử lý thế nào?

Phương châm của Đồng Tâm là “cùng hợp tác và chia sẻ lợi nhuận”. Có nghĩa là mọi người làm việc tại Đồng Tâm cùng bình đẳng như nhau, không ai làm công cho ai.

Đồng Tâm là một đại gia đình, nếu kết quả Cty hoạt động tốt, có lợi nhuận thì lợi nhuận đó được chia đều cho từng cá nhân theo đúng công sức đóng góp của mình và tạo cơ hội phát triển thăng tiến nghề nghiệp.

Với phương châm ấy, khi một cá nhân đóng góp mang lại lợi nhuận, Cty sẵn sàng có những chính sách đãi ngộ tương xứng.

Tuy nhiên, nếu một cá nhân xuất sắc yêu cầu chính sách đãi ngộ vượt quá mức so với những đóng góp của mình cho Cty, thì Cty sẵn sàng tạo cơ hội cho cá nhân đó được phát triển nghề nghiệp ở nơi khác.

Đủ sức cạnh tranh thời hậu WTO

Từ 1/1/2007 này thuế đối với các mặt hàng như gạch ốp, lát, sơn nhập khẩu giảm xuống tới khoảng 20% theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là một doanh nghiệp lớn sản xuất và cung ứng những mặt hàng ấy, ông đón nhận những thông tin ấy ra sao?

Về điều này tôi có thể tự tin trả lời rằng, chúng tôi có đủ sức cạnh tranh trong thời hậu WTO. Vì Cty chúng tôi đã có một sự chuẩn bị khá chu đáo từ trước, trong những năm qua Cty chúng tôi không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, mở rộng qui mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm.

Chúng tôi đầu tư mạnh vào kênh phân phối trên khắp cả nước, hiện tại chúng tôi đã thiết lập được 25 chi nhánh và gần 3.000 cửa hàng cộng tác. Có thể nói, Đồng Tâm là một đơn vị trong ngành vật liệu xây dựng có hệ thống phân phối lớn mạnh nhất.

Ngoài thị trường trong nước, chúng tôi đẩy mạnh công tác xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Thái Lan, Campuchia và các nước khác trong khu vực.

Hiện nay, Đồng Tâm đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Gạch men, gạch granite, ngói màu, gạch bông truyền thống, sơn nước, thiết bị vệ sinh, đầu tư xây dựng Khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các khu đô thị và kinh doanh một số mặt hàng VLXD khác.

Trong kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm, sắp tới chúng tôi sẽ đầu tư kinh doanh sản phẩm trang trí nội thất làm từ gỗ và liên doanh, liên kết với các đối tác để kinh doanh thêm một số mặt hàng trong ngành VLXD.

Về bóng đá, CLB Đồng Tâm Long An chưa gây được ấn tượng mạnh kiểu như ký hợp đồng với một ngôi sao nổi bật nào đó. Có vẻ như ông không muốn tạo ra một sự nổi trội?

Tôi là người trong cuộc nên biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình để đầu tư. Đúng là CLB chúng tôi không đầu tư mạnh mẽ vào các ngôi sao. Nhưng chúng tôi có cách quản lý riêng của mình để tạo ra được một tập thể mạnh, đó mới là yếu tố quyết định cho sự thành công của chúng tôi.

Bằng chứng là khi tiếp nhận đội bóng của tỉnh Long An đang thi đấu ở giải hạng nhất, gần như sắp rớt hạng. Chúng tôi đã xây dựng lại đội bóng và ở mùa bóng đầu tiên năm 2002 GĐTLA vô địch thăng hạng chuyên nghiệp.

Khi bước vào cuộc chơi chuyên nghiệp, đội bóng đá GĐTLA liên tiếp đạt được những thứ hạng cao: Năm 2003 đạt Huy chương Bạc, năm 2004 đạt Huy chương Đồng, năm 2005 Vô địch V-League - Vô địch cúp Quốc gia và đạt luôn giải Fairplay, năm 2006 Vô địch V-League. Những thành công đạt được như trên đã chứng minh con đường chúng tôi đang đi là đúng hướng

Theo TP

http://tintuc.timnhanh.com/kinh_te/doanh_nhan/20070107/35A59D8A/

Võ Quốc Thắng - Làm bóng đá phải như con nhím

Kín tiếng trong thời gian gần đây nhưng hôm qua, bầu Thắng của CLB Đồng Tâm Long An (ĐTLA) đã tuyên bố đội của ông sẽ về top 3 trong mùa giải.

So với nhiều đội bóng hàng đầu khác đang đầu tư ồ ạt từ ngoại binh đến nội binh để hy vọng cải thiện thành tích thì ĐTLA có cách làm ngược lại. Chủ tịch CLB Võ Quốc Thắng cho biết: "Chúng tôi xác định làm bóng đá phải như con nhím, khi nào cần thì giương mình ra và cũng có lúc phải thu lại, không nhất thiết lúc nào cũng ào ào chạy theo các đội khác. ĐTLA đã có 2 chức vô địch quốc gia cùng hàng loạt giải khác trong suốt gần 10 năm qua. Thương hiệu đã có nên nguồn tiền của ĐTLA phải đầu tư đúng chỗ, không phải lúc nào cũng ném tiền vào các phi vụ chuyển nhượng rồi đẩy giá ảo lên. Theo tôi, một cầu thủ ngoại chơi tốt ở VN chỉ cần giá chuyển nhượng 50.000 USD là đạt yêu cầu cộng thêm một khoản phí môi giới nữa là vừa đủ, đâu cứ phải tiền tấn bỏ ra là có cầu thủ hay. Như Almeida của SHB Đà Nẵng, đó là mẫu tiền đạo mà bóng đá VN rất cần, nhưng thử hỏi đội bóng sông Hàn, giá của anh có phải vài tỉ đồng hay không? Ngay cầu thủ nội, chủ trương của ĐTLA là không chạy theo "ngôi sao" bằng bất cứ giá nào. Tất nhiên mỗi đội bóng có cách làm của mình, nhưng với chúng tôi, khi V-League chưa thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, việc đẩy giá cầu thủ trong nước lên quá cao, gây ra cơn sốt giả tạo sẽ ảnh hưởng đến nội bộ, đến tâm lý các cầu thủ khác".

Chính vì xác định ĐTLA chỉ đầu tư đúng mức, đúng thời điểm nên trong giai đoạn đầu từ năm 1999 đến 2006, cùng với HAGL của bầu Đức, đội bóng của bầu Thắng đã chơi rất thành công, tạo nên cuộc đối đầu thú vị giữa hai đội và gây được tiếng vang. Vừa làm đội lớn, ĐTLA cũng không quên tạo ra nguồn kế thừa dồi dào nên có đến 5 lần dự vòng chung kết giải U.21 Báo Thanh Niên, á quân năm 2000, hạng ba năm 2002. Thành công hơn cả của ĐTLA chính là mời được HLV Calisto, người mà bóng đá VN đã gọi là "phù thủy", đến dẫn dắt đội suốt 8 năm liền. Chính Calisto đã biến những "viên ngọc thô" của ĐTLA như Tài Em, Minh Phương, Việt Thắng trở thành những cầu thủ hàng đầu của bóng đá VN, xây dựng một đội hình không có ngôi sao liên tiếp đoạt 2 chức VĐQG. Hơn thế ĐTLA còn nhiều lần giới thiệu Calisto với LĐBĐ VN để tham gia vào cương vị HLV trưởng đội tuyển. Và chính sự đóng góp đó đã mang lại hiệu quả to lớn khi Calisto dẫn dắt đội tuyển VN đoạt HC đồng Tiger Cup 2002 và mới nhất là chức vô địch AFF Cup 2008.

Ông Võ Quốc Thắng khẳng định: "Gạch Đồng Tâm đã có 40 năm vững vàng nhưng cũng có nhiều lúc thăng trầm thì bóng đá cũng vậy, không phải là ngoại lệ. Giai đoạn trước chúng tôi đã có những chiến tích, còn hiện nay ĐTLA biết lượng sức mình chỉ nhắm đến top 3. Những trận thắng thua xen kẽ vừa rồi đều có những lý do chủ quan lẫn khách quan. Nhưng công bằng mà nói, đội hình cũng còn vài bất ổn. Tôi tin BHL đội sẽ biết cách củng cố, biết điều chỉnh để quan trọng nhất là ĐTLA mỗi lần ra sân vẫn chơi hết mình để xứng đáng với sự tin yêu của người hâm mộ".

Đăng Khoa


http://www.thanhnien.com.vn/TheThao/Pages/200925/20090619003338.aspx

Wednesday, June 17, 2009

Chris Gardner - PASSION IS EVERYTHING

From Homeless to Multimillionaire

Chris Gardner, the man whose rags-to-riches story inspired the movie The Pursuit of Happyness, explains how he harnessed his passion to turn his life around

By Carmine Gallo

It's not every day you get the chance to pick the brain of a man whose real-life rags-to-riches story was turned into a Hollywood movie starring one of America's top actors. But the other day I had the opportunity to spend time with Chris Gardner, subject of the 2006 movie The Pursuit of Happyness, in which Gardner was played by Will Smith.

While attending an unpaid internship program at Dean Witter Reynolds in 1981, Gardner spent a year on the streets with his two-year-old son. They took refuge at night in a church shelter or the bathroom of a BART subway station in Oakland, Calif. Nobody at work knew. Gardner eventually won a position as a stockbroker at Dean Witter. Two years later he left for Bear Stearns (BSC), where he became a top earner. In 1987, he founded his own brokerage firm, Gardner Rich,in Chicago. Today, Gardner is a multimillionaire, a motivational speaker, a philanthropist, and an international businessman who is about to launch a private equity fund that will invest solely in South Africa. His partner in the fund? Nelson Mandela. Not bad for a guy who, six years before founding his own brokerage firm, was "fighting, scratching, and crawling my way out of the gutter with a baby on my back."

"PASSION IS EVERYTHING"
Gardner is a magnificent speaker and has an engaging personality—qualities all business professionals would crave. But what's behind his success? What is the one thing—the one secret—that helped him change his life? "It's passion," he told me. "Passion is everything. In fact, you've got to be borderline fanatical about what you do." Gardner says he was fortunate to find something he truly loved, something where he couldn't wait for the sun to rise so he could do it again. His advice to entrepreneurs and those seeking a career change? "Be bold enough to find the one thing that you are passionate about. It might not be what you were trained to do. But be bold enough to do the one thing. Nobody needs to dig it but you."

Gardner wanted to be "world-class at something." For him, that something was being a stockbroker. For you, finding something you are passionate about will make the difference in how engaging you become as a communicator and as a leader. If you love what you do, you'll eagerly share the story behind it with boundless enthusiasm.

Passion is not teachable. As a communications coach, I can help clients craft and deliver a powerful story, but I can't create passion. But it's passion that separates the electrifying presenters from the average ones. I'm absolutely convinced of it. As a former television journalist, I've interviewed thousands of spokespeople and personally coached hundreds of others in my current profession. Donald Trump once said: "Without passion, you have no energy—and without energy, you have nothing." Your listeners want to be in the presence of someone with energy, a person who greets people with a smile and an abundance of enthusiasm. Passion is not something you necessarily verbalize, but it shows. When Gardner walked into Dean Witter after having slept in a subway station the night before, he only wanted to leave one impression on his co-workers. "All they needed to know is that I would light it up day after day. Passion is not something you have to talk about. People feel it. They see it just as clearly as the color of your eyes, baby."

COFFEE AND COMMITMENT
I have spent the last several years interviewing inspiring leaders, and I can say without hesitation that passion is the No. 1 quality that sets them apart. In many ways, my talk with Gardner reminds me of a conversation I once had with Starbucks (SBUX) Chairman Howard Schultz. Like Gardner, Schultz used the word "passion" throughout our entire conversation. But remarkably, the word "coffee" was rarely spoken. You see, for Schultz, coffee is not his passion. Instead, Schultz says, he is passionate about creating a workplace that "treats people with dignity and respect;" a workplace environment that his father never had the opportunity to experience. The coffee product offers the means to help Schultz fulfill his passion. In much the same way, stock trading and commissions offered Gardner the means to fulfill his passion, which was to give his son something he never had—a father.

Passion is the foundation of effective communication. Dig deep to discover your core purpose, your true passion. Once you connect to it, use it as fuel to build a rapport with your audience—recruiters, managers, employees, etc. Your presentations, pitches, speeches, and all forms of business communication will be more engaging than ever. Nearly everyone has room to increase what I call the "passion quotient"—the level of passion you exhibit as a speaker. The higher your passion quotient, the more likely you are to connect with people. Chris Gardner's passion fueled his determination in the face of overwhelming odds and obstacles. Take the time to imagine where harnessing your passion can take you.

http://www.businessweek.com/smallbiz/content/jul2007/sb20070723_608918.htm

Khái niệm và bản chất của văn hóa

1. Khái niệm văn hóa

Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Điều đó, theo tôi, có những nguyên nhân sau đây:

Trước hết, trong số những người nghiên cứu văn hóa, hoặc, như người ta thường gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế có tính chất lịch sử, rất nhiều người bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ thường qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thường bói văn hóa, cũng như bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách xem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổng thể.

Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu.

Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài người. Trong quá trình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đổi theo.

Tôi cho rằng văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa.

Ở đây, tôi gần gũi với cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor khi ông đưa ra một định nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống(của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng của mình".

Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong thực tế, không có sự giống nhau tuyệt đối.

Gần đây, có ý kiến cho rằng trên thế giới đang diễn ra hiện tượng xâm lược về văn hóa như là sự tiếp tục của những cuộc xâm lược bằng súng đạn và kinh tế. Tôi không đồng ý như vậy. Bởi văn hóa là hoà bình, văn hóa là không xâm lược. Cảm giác bị xâm lược, nếu có, chẳng qua là cái cảm giác và sĩ diện của kẻ yếu. Chúng ta đang sống trong một thế giới duy nhất và cũng có thể nói là thống nhất. Chúng ta phải bắt đầu từ mô hình kinh tế mà Alvin Tofler từng mô tả bằng hình ảnh "con tàu vũ trụ”. Trái đất là một kho chứa hữu hạn các nguồn năng lượng sống và toàn cầu hóa là một quá trình để tiết kiệm nguồn năng lượng ấy bằng cách đảm bảo không sản xuất thừa, không sử đụng nguyên liệu một cách bừa bãi trên phạm vi toàn cầu. Nhưng cùng với quá trình hội nhập về mặt kinh tế còn có một quá trình khác luôn luôn tồn tại bên cạnh, và thậm chí đã đi trước, đó là sự hội nhập về mặt văn hóa. Sự hội nhập về mặt văn hóa chính là quá trình con người đi tìm ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung. Quan niệm về sự xâm lược văn hóa là quan niệm của những cộng đồng người chỉ có kinh nghiệm hình thành trong quan hệ phát triển lưỡng cực, những kinh nghiệm chiến tranh, nhất là chiến tranh lạnh. Văn hóa không phải là ý thức của tôi, của anh hay của bất kỳ ai, mà thuộc về con người một cách tự nhiên. Con người khi sống chung với nhau sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đến phương Tây ta sẽ nhìn thấy rằng trong ngôi nhà nào của người Mỹ, người Anh, người Pháp...cũng có một vài vật dụng gì đó, một vài thứ souvenirs gì đó từ phương Đông. Đôi khi trong xã hội phương Tây người ta có xu hướng xem sự hiện hữu của một vài kỷ vật, một vài đồ trang trí từ phương Đông như là dấu hiệu của tầng lớp thượng lưu hoặc văn minh. Đó là sự đan xen lẫn nhau của cuộc sống, đấy là sự chung sống hoà bình của quá khứ, và đấy cũng chính là cơ sở văn hóa của sự chung sống hoà bình trong tương lai.

2. Văn hóa và văn minh

Hai khái niệm rất hay bị đồng nhất này tuy rất gần gũi nhưng thực ra không phải là một và chỉ có thể coi như đồng nghĩa trong một vài trường hợp cụ thể, chẳng hạn khi người ta đối lập văn minh với bạo tàn.

Thông thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của nhân loại đến một thời kỳ lịch sử nào đó. Một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn Alvin Tomer, sử dụng chúng để phân chia lịch sử thành văn minh tiền nông nghiệp, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Có quan điểm lại cho rằng văn minh là một khái niệm rộng hơn văn hóa, rằng văn minh là sự tổng hoà của văn hóa và xã hội, là sự thể hiện được những hình thức thực tiễn cụ thể của văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như lao động sản xuất, lối sống, hành vi ứng xử...

Trong thực tế, chúng ta thấy có những tộc người chưa có văn minh vẫn có văn hóa của mình. Đôi khi trên sách báo, chúng ta gặp những nhận xét, đánh giá độ cao thấp của các nền văn minh, trong khi đó lại có những người cho rằng các nền văn hóa thực ra là như nhau, rằng việc chúng ta đánh giá cái này cao hơn, cái kia mạnh hơn là do cách nhìn của chúng ta, còn các nền văn minh, những nền văn hóa ở Aztec chẳng hạn, từ cách đây mấy nghìn năm cũng không kém gì nền văn minh ở phương Tây hiện nay...

Tôi nghĩ rằng, tất cả những nhà nghiên cứu về văn hóa đang lấy cái mẫu của thời xưa, khi chỉ cần sự ngăn cách về địa lý là đủ để ngăn cách các cộng đồng người. Nhân loại hiện đại, bằng các phương tiện của mình, không còn bị giam hãm bởi các khái niệm khu trú như vậy. Nếu như các nhà nghiên cứu văn hóa của thế kỷ XXII mà vẫn lấy hình mẫu của thế kỷ XX để noi theo thì chắc chắn cũng vẫn đi đến những kết luận khác với những kết luận của những nhà nghiên cứu văn hóa của thế kỷ XX.

Chúng ta phải phân biệt nghiên cứu về văn hóa như một quá trình vận động, như một yếu tố xã hội, với nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghĩa là xem xét nó như một phiên bản tĩnh. Chúng ta cũng không nên phê phán những người lấy sự phát hiện và phân biệt những khía cạnh khác nhau của các nền văn minh làm mục đích nghiên cứu. Bởi vì họ nghiên cứu lịch sử văn hóa chứ không phải nghiên cứu văn hóa. Văn hóa đang và sẽ còn bớt đần sự cát cứ, còn nghiên cứu lịch sử văn hóa thì không bao giờ có sự cát cứ như vậy. Nói như vậy không có nghĩa là không có sự khác nhau về ảnh hưởng. Một cộng đồng lớn sẽ có khả năng tạo ra một vùng ảnh hưởng lớn hơn, đa dạng hơn, bởi càng đông thì tính đa dạng càng lớn. Tính đa dạng về mặt tính cách của con người sẽ tạo ra tính đa dạng về mặt đời sống văn hóa. Sự lan toả của một cộng đồng lớn sẽ mạnh hơn.

Tuy vậy, khi nghiên cứu văn hóa không nên đặt mục tiêu là xác định nó lớn hay bé, mà nên xem nó có độc đáo hay không, có lạ lẫm hay không, có những sáng tạo gì, có đóng góp gì và đặc biệt là nó có đóng góp gì cho văn hóa chung của nhân loại. Tôi nghĩ rằng nghiên cứu như thế mới giúp ta tìm ra được giá trị thật của văn hóa.

3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

Theo tôi, cách phân chia văn hóa thành hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là không thật hợp lý và thấu đáo. Nó phản ánh lối tư duy lưỡng phân điển hình, ảnh hưởng của những định kiến về tư tưởng cần phải xoá bỏ.

Thực ra, lối phân chia như thế cũng có tác dụng nào đó. Nó cho ta một cái nhìn tuy khá thô thiển nhưng bao quát về những lĩnh vực đời sống của con người: những sản phẩm tinh thần như khoa học, văn học nghệ thuật, các phong tục tập quán...và những sản phẩm vật chất như đồ đạc, nhà cửa, đường xá...Tuy nhiên, thật khó, và ngày càng khó phân biệt rạch ròi đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần. Mặt khác, không có sản phẩm tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và cũng như không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Thật vậy, những nhà cửa, đường phố, cầu cống, và ngay cả những vật dụng tầm thường nhất, kể cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, cũng là hiện thân của những giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ và tài năng của những người làm ra chúng.

Hiểu được mối liên hệ mật thiết không thể tách rời của những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất là điều vô cùng quan trọng. Liệu chúng ta có thể chỉ sử dụng những giá trị vật chất có nguồn gốc ngoại lai mà không hề bị ảnh hưởng bởi các giá trị tinh thần bao hàm trong đó hay không? Liệu chúng ta có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống sản xuất đang trong quá trình toàn cầu hóa vũ bão mà vẫn nguyên vẹn là một người ngoài cuộc về văn hóa hay không?

Việc hiểu không thấu đáo quan hệ giữa vật chất và tinh thần dẫn đến những lý luận, thoạt nhìn có vẻ rất thanh cao, chẳng hạn cho rằng ngoài khát vọng làm giàu vật chất, cần phải có khát vọng làm giàu về văn hóa. Tôi không nghĩ như vậy. Thế nào là giàu, thế nào là nghèo? Tôi không nghĩ rằng có một dân tộc nào trên đời này không có văn hóa của mình. Mọi cộng đồng người hễ tồn tại đều có yếu tố tinh thần, mà đã có yếu tố tinh thần thì có văn hóa. Vì thế một câu hỏi đại loại như: "Nước Mỹ có văn hóa không?" là câu hỏi ngớ ngẩn.

Có một luận điểm khác không kém phần cực đoan, cho rằng về mặt đời sống vật chất thì nhân loại đã đi được rất nhiều sau vài thiên niên kỷ, còn về tư tưởng thì đứng nguyên tại chỗ hoặc cùng lắm thì đi được không đáng kể. Thật ra con người đã đi những bước dài cả về vật chất lẫn tinh thần, trong đó những bước đi về tinh thần còn lớn hơn nhiều những bước đi về vật chất, từ chủ nghĩa thần linh qua tôn giáo, đến triết học và các hệ giá trị, các hệ tư tưởng. Con người đang dần dần giải phóng mình ra khỏi các định kiến tinh thần. Đó là những bước đi khổng lồ, là nền tảng của sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. NếuGalileo Galilei không tự giải phóng mình ra khỏi sự ràng buộc của Thiên Chúa giáo cục đoan thì làm sao bây giờ chúng ta có sự phát triển đến computer, đến Internet?

Thái độ về sự giàu có vật chất phản ánh một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển lâu dài của tư tưởng nhân loại. Thời nào bên cạnh những kẻ say mê vật chất cũng có những người căm ghét sự giàu có. Họ cho rằng vật chất là nguồn gốc dẫn đến sự đồi bại về tinh thần. Lập luận của tôi rất đơn giản: con người sản xuất ra, chế tạo ra, nghe ra những thứ có ích cho con người thì trước hết phải vì yêu mến, vì am hiểu con người. Con người cần vật chất, và sự sùng bái vật chất là có thể hiểu được. Chúng ta cần điều chỉnh nó chứ không cần và cũng không thể tiêu diệt nó. Con người muốn sống trong những điều kiện vật chất ngày càng tốt hơn để có thêm không gian và thời gian thưởng thức chân giá trị của cuộc sống. Đó là điều hoàn toàn chính đáng, chỉ có sự tôn sùng vật chất một cách một chiều và thái quá mới cần lên án mà thôi. Trên thực tế có cả những người nghèo và những người giàu vô đạo. Nhưng người giàu thì ít mà người nghèo thì nhiều. Người giàu mà hư hỏng thì người ta để ý, còn người nghèo hư hỏng thì người ta không để ý. Vì vậy người ta thường lên án sự hư hỏng của người giàu chứ không lên án sự tha hóa của người nghèo. Ngay từ thời cổ đại, Platon đã nhận xét rằng sự nghèo cũng tồi tệ như những sự giàu. Những người nghèo sinh ra đố kỵ, thèm muốn của người khác, đó là cái xấu. Những người giàu sinh ra khinh người, coi thường kẻ khác, họ cho rằng chỉ có tiền là quan trọng nên khinh những người không có tiền, đó cũng là cái xấu.

Vì vậy trạng thái quá nghèo khổ cũng đầy rẫy tội ác như trạng thái quá giàu có. Liệu chúng ta có thể tìm ra một khoảng hợp lý của sự giàu có trong xã hội hay không? Tôi không tin là có khoảng hợp lý đó. Ở mỗi thời điểm khi con người nhận ra một sự hợp lý thì cuộc sống đã bắt đầu dịch chuyển đến một trạng thái hợp lý khác.

Trở lại với khái niệm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, như tôi đã nói, phân biệt như vậy là một sự phân biệt thô thiển. Nếu tôi thờ Phật, và nếu nhà tôi giàu thì tôi mua một pho tượng bằng đồng, còn nếu nhà tôi nghèo - tôi sẽ mua một pho tượng bằng gỗ. Nếu tôi không thể mua được một pho tượng bằng đồng hay bằng gỗ, thì tôi mua một bức tranh. Nhưng thái độ văn hóa của tôi với Phật giáo không hề vì thế mà thay đổi. Vật chất chỉ là phương tiện để thể hiện những giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa mà thôi.

4. Về tính giai cấp và tính lịch sử

Giống như tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, một lĩnh vực được xem xét khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Nhìnchung, tất cả các hiện tượng được nhìn nhận theo quan điểm văn hóa học đều phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan, đặc biệt là: quyền lợi kinh tế, quan điểm và định kiến chính trị, bản chất tâm lý... Đó là những lý do khiến người ta hay nhấn mạnh đến cái gọi là tính giai cấp của văn hóa. Nhưng theo tôi, đó là một quan điểm sai lầm.

Chúng ta cần phải phân biệt văn hóa với tư cách là một hiện tượng khách quan và những cách lý giải văn hóa, bao giờ cũng mang tính chủ quan. Tôi luôn phản đối cái gọi là thuyết giai cấp. Sự phân loại văn hóa theo giai cấp là một sự phân loại hời hợt. Đạo đức thuộc về con người mà con người có những số phận, những pha khác nhau của cuộc đời. Hôm nay anh là ông chủ, anh thuộc giai cấp bóc lột. Ngày mai anh vỡ nợ anh đi đạp xích lô thì anh thuộc giai cấp lao động. Chẳng lẽ, đạo đức của người ta thay đổi chỉ vì ngày hôm qua là ông chủ ngày hôm sau là người đạp xích lô? Tôi luôn nghĩ rằng đó chỉ là những pha khác nhau của cuộc đời một con người, còn đạo đức thuộc về con người chứ không thuộc vào những pha khác nhau của nó.

Tôi xin đưa ra một ví dụ: thói đạo đức giả. Trong văn học, nghệ thuật ta thường gặp hình ảnh người cai trị xấu và tồi tệ, nhưng có lẽ trên thực tế không hoàn toàn là như thế. Liệu đây có phải là kết quả của một tâm lý nào đó hay thực sự tầng lớp thống trị xấu xa như vậy? Bên cạnh đạo đức giả của tầng lớp thống trị liệu có đạo đức giả của tầng lớp bị trị hay không? Theo tôi, có cả hai loại. Tầng lớp bị trị cũng nịnh hót, tranh thủ luồn lách, đó cũng là đạo đức giả Tầng lớp cai trị thì tham nhũng về vật chất hay tinh thần. Tham nhũng về vật chất để tư nhân hóa, cá thể hóa tài sản quốc gia, mượn nhà nước, mượn sức mạnh công cộng để bắt nạt thiên hạ... cho những mục tiêu, lợi ích cá nhân. Đạo đức giả thuộc về con người, không kể đó là giai cấp cai trị hay bị trị.

Các hiện tượng văn hóa không chỉ được đánh giá tuỳ theo các yếu tố chủ quan mà còn tuỳ thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh khách quan.Ở mỗi thời điểm lịch sử, giá trị của một hiện tượng văn hóa cũng như ảnh hưởng của nó phụ thuộc và những điều kiện khách quan và tương quan các điều kiện khách quan ấy. Nếu lần theo đòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng những giá trị đó cũng luôn luôn biến đổi. Bao giờ cũng có những giá trị mới đang và sẽ sinh ra để thay thế những giá trị đã và đang lỗi thời. Chủ nghĩa phong kiến đã từng đóng vai trò tiến bộ nhưng rồi nó trở nên phản động và bị thay thế bởi CNTB. Sau đó đến lượt CNTB lại trở thành lỗi thời... chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng văn hóa có tính lịch sử.

http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Su_hinh_thanh_trong_im_lang_van_hoa/

Tuesday, June 16, 2009

The Great Crash and the Great Slump

The Great Depression in Outline

It is straightforward to narrate the slide of the world into the Great Depression. The 1920's saw a stock market boom in the U.S. as the result of general optimism: businessmen and economists believed that the newly-born Federal Reserve would stabilize the economy, and that the pace of technological progress guaranteed rapidly rising living standards and expanding markets. The U.S. Federal Reserve's attempts in 1928 and 1929 to raise interest rates to discourage stock speculation brought on an initial recession.



Caught by surprise, firms cut back their own plans for further purchase of producer durable goods; firms making producer durables cut back production; out-of-work consumers and those who feared they might soon be out of work cut back purchases of consumer durables, and firms making consumer durables faced falling demand as well.

Falls in prices--deflation--during the Depression set in motion contractions in production which riggered additional falls in prices. With prices falling at ten percent per year, investors could calculate that they would earn less profit investing now than delaying investment until next year when their dollars would stretch ten percent further. Banking panics and the collapse of the world monetary system cast doubt on everyone's credit, and reinforced the belief that now was a time to watch and wait. The slide into the Depression, with increasing unemployment, falling production, and falling prices, continued throughout Herbert Hoover's Presidential term.

There is no fully satisfactory explanation of why the Depression happened when it did. If such depressions were always a possibility in an unregulated capitalist economy, why weren't there two, three, many Great Depressions in the years before World War II? Milton Friedman and Anna Schwartz argued that the Depression was the consequence of an incredible sequence of blunders in monetary policy. But those controlling policy during the early 1930s thought they were following the same gold-standard rules of conduct as their predecessors. Were they wrong? If they were wrong, why did they think they were following in the footsteps of their predecessors? If they were not wrong, why was the Great Depression the only Great Depression?

At its nadir, the Depression was collective insanity. Workers were idle because firms would not hire them to work their machines; firms would not hire workers to work machines because they saw no market for goods; and there was no market for goods because workers had no incomes to spend. Orwell's account of the Depression in Britain, The Road to Wigan Pier, speaks of "...several hundred men risk[ing] their lives and several hundred women scrabbl[ing] in the mud for hours... searching eagerly for tiny chips of coal" in slagheaps so they could heat their homes. For them, this arduously-gained "free" coal was "more important almost than food." All around them the machinery they had previously used to mine in five minutes more than they could gather in a day stood idle.

The United States Business Cycle, 1890-1940






The Great Depression has central place in twentieth century economic history. In its shadow, all other depressions are insignificant. Whether assessed by the relative shortfall of production from trend, by the duration of slack production, or by the product-depth times duration-of these two measures, the Great Depression is an order of magnitude larger than other depressions: it is off the scale. All other depressions and recessions are from an aggregate perspective (although not from the perspective of those left unemployed or bankrupt) little more than ripples on the tide of ongoing economic growth. The Great Depression cast the survival of the economic system, and the political order, into serious doubt.
The United States Business Cycle, 1950-1990



The Great Crash

The U.S. stock market boomed in the 1920s. Prices reached levels, measured as a multiple of corporate dividends or corporate earnings, that made no sense in terms of traditional patterns and rules of thumb for valuation. A range of evidence suggests that at the market peak in September 1929 something like forty percent of stock market values were pure air: prices above fundamental values for no reason other than that a wide cross-section of investors thought that the stock market would go up because it had gone up.

By 1928 and 1929 the Federal Reserve was worried about the high level of the stock market. It feared that the "bubble" component of stock prices might burst suddenly. When it did burst, pieces of the financial system might be suddenly revealed to be insolvent, the network of financial intermediation might well be damaged, investment might fall, and recession might result. It seemed better to the Federal Reserve in 1928 and 1929 to try to "cool off" the market by making borrowing money for stock speculation difficult and costly by raising interest rates. They accepted the risk that the increase in interest rates might bring on the recession that they hoped could be avoided if the market could be "cooled off": all policy options seemed to have possible unfavorable consequences.

In later years some, Friedrich Hayek for one, were to claim that the Federal Reserve had created the stock market boom, the subsequent crash, and the Great Depression through "easy money"policies.

pp. 161-2: "[U]p to 1927 I should have expected that the subsequent depression would be very mild. But in that year an entirely unprecedented action was taken by the American monetary authorities [who] succeeded, by means of an easy-money policy, inaugurated as soon as the symptoms of an impending reaction were noticed, in prolonging the boom for two years beyond what would otherwise have been its natural end. And when the crisis finally occurred, deliberate attempts were made to prevent, by all conceivable means, the normal process of liquidation."

Those making such claims for over-easy policy appear to have spent no time looking at the evidence. Weight of opinion and evidence on the other side: the Federal Reserve's fear of excessive speculation led it into a far too deflationary policy in the late 1920s: "destroying the village in order to save it."

The U.S. economy was already past the peak of the business cycle when the stock market crashed in October of 1929. So it looks as though the Federal Reserve did "overdo it"--did raise interest rates too much, and bring on the recession that they had hoped to avoid.

The stock market did crash in October of 1929; "Black Tuesday", October 29, 1929, saw American common stocks lose something like a tenth of their value. That it was ripe for a bursting of the bubble is well known; the exact reasons why the bubble burst then are unknowable; more important are the consequences of the bursting of the bubble.

The stock market crash of 1929 greatly added to economic uncertainty: no one at the time knew what its consequences were going to be. The natural thing to do when something that you do not understand has happened is to pause and wait until the situation becomes clearer. Thus firms cut back their own plans for further purchase of producer durable goods. Consumers cut back purchases of consumer durables. The increase in uncertainty caused by the stock market crash amplified the magnitude of the initial recession.


Even a Panic Is Not Altogether a Bad Thing:

The first instinct of governments and central banks faced with this gathering Depression began was to do nothing. Businessmen, economists, and politicians (memorably Secretary of the Treasury Mellon) expected the recession of 1929-1930 to be self-limiting. Earlier recessions had come to an end when the gap between actual and trend production was as large as in 1930. They expected workers with idle hands and capitalists with idle machines to try to undersell their still at-work peers. Prices would fall. When prices fell enough, entrepreneurs would gamble that even with slack demand production would be profitable at the new, lower wages. Production would then resume.

Throughout the decline--which carried production per worker down to a level 40 percent below that which it had attained in 1929, and which saw the unemployment rise to take in more than a quarter of the labor force--the government did not try to prop up aggregate demand. The Federal Reserve did not use open market operations to keep the money supply from falling. Instead the only significant systematic use of open market operations was in the other direction: to raise interest rates and discourage gold outflows after the United Kingdom abandoned the gold standard in the fall of 1931. The Federal Reserve thought it knew what it was doing: it was letting the private sector handle the Depression in its own fashion. It saw the private sector's task as the "liquidation" of the American economy. And it feared that expansionary monetary policy would impede the necessary private-sector process of readjustment.




Contemplating the wreck of his country's economy and his own political career, Herbert Hoover wrote bitterly in retrospect about those in his administration who had advised inaction during the downslide:

The 'leave-it-alone liquidationists' headed by Secretary of the Treasury Mellonfelt that government must keep its hands off and let the slump liquidate itself. Mr. Mellon had only one formula: 'Liquidate labor, liquidate stocks, liquidate the farmers, liquidate real estate'.He held that even panic was not altogether a bad thing. He said: 'It will purge the rottenness out of the system. High costs of living and high living will come down. People will work harder, live a more moral life. Values will be adjusted, and enterprising people will pick up the wrecks from less competent people'

But Hoover had been one of the most enthusiastic proponents of "liquidationism" during the Great Depression. And the unwillingness to use policy to prop up the economy during the slide into the Depression was backed by a large chorus, and approved by the most eminent economists.

For example, from Harvard Joseph Schumpeter argued that there was a "presumption against remedial measures which work through money and credit. Policies of this class are particularly apt to produce additional trouble for the future." From Schumpeter's perspective, "depressions are not simply evils, which we might attempt to suppress, butforms of something which has to be done, namely, adjustment to change." This socially productive function of depressions creates "the chief difficulty" faced by economic policy makers. For "most of what would be effective in remedying a depression would be equally effective in preventing this adjustment."

From London, Friedrich Hayek found it:

...still more difficult to see what lasting good effects can come from credit expansion. The thing which is most needed to secure healthy conditions is the most speedy and complete adaptation possible of the structure of production.If the proportion as determined by the voluntary decisions of individuals is distorted by the creation of artificial demand resources [are] again led into a wrong direction and a definite and lasting adjustment is again postponed.The only way permanently to 'mobilise' all available resources is, thereforeto leave it to time to effect a permanent cure by the slow process of adapting the structure of production...

Hayek and company believed that enterprises are gambles which sometimes fail: a future comes to pass in which certain investments should not have been made. The best that can be done in such circumstances is to shut down those production processes that turned out to have been based on assumptions about future demands that did not come to pass. The liquidation of such investments and businesses releases factors of production from unprofitable uses; they can then be redeployed in other sectors of the technologically dynamic economy. Without the initial liquidation the redeployment cannot take place. And, said Hayek, depressions are this process of liquidation and preparation for the redeployment of resources.

As Schumpeter put it, policy does not allow a choice between depression and no depression, but between depression now and a worse depression later: "inflation pushed far enough [would] undoubtedly turn depression into the sham prosperity so familiar from European postwar experience, [and]... would, in the end, lead to a collapse worse than the one it was called in to remedy." For "recovery is sound only if it does come of itself. For any revival which is merely due to artificial stimulus leaves part of the work of depressions undone and adds, to an undigested remnant of maladjustment, new maladjustment of its own which has to be liquidated in turn, thus threatening business with another [worse] crisis ahead"

This doctrine--that in the long run the Great Depression would turn out to have been "good medicine" for the economy, and that proponents of stimulative policies were shortsighted enemies of the public welfare--drew anguished cries of dissent from those less hindered by their theoretical blinders. British economist Ralph Hawtrey scorned those who, like Robbins and Hayek, wrote at the nadir of the Great Depression that the greatest danger the economy faced was inflation. It was, Hawtrey said, the equivalent of "Crying, 'Fire! Fire!' in Noah's flood."

John Maynard Keynes also tried to bury the liquidationists in ridicule. Later on Milton Friedman would recall that at the Chicago where he went to graduate school such dangerous nonsense was not taught--but that he understood why at Harvard-where such nonsense was taught-bright young economists might rebel, reject their teachers' macroeconomics, and become followers of Keynes. Friedman thought that Keynesianism was wrong--but not crazy.

However, the "liquidationist" view carried the day. Even governments that had unrestricted international freedom of action--like France and the United States with their massive gold reserves--tended not to pursue expansionary monetary and fiscal policies on the grounds that such would reduce investor "confidence" and hinder the process of liquidation, reallocation, and the resumption of private investment.


Debt-Deflation

Thus governments strained their muscles to balance their budgets--thus further depressing demand--and to reduce wages and prices--in order to restore "competitiveness" and balance to their economies. In Germany the Chancellor--the Prime Minister--Heinrich Bruening decreed a ten percent cut in prices, and a ten to fifteen percent cut in wages. But every step taken in pursuit of financial orthodoxy made matters worse.

For once the declines in wages and prices in the Great Depression had passed some critical value, they knocked the economy out of its normal business-cycle pattern. Severe deflation had consequences that were much me than an amplification of the modest five to ten percent falls in prices that had been seen in past depressions.

When banks make loans, they allow beforehand for some measure of fluctuation in the value of the assets pledged as security for their loans: even some diminuation of the value of their collateral will not cause banks to panic, because if the borrower defaults they will still be able to recover their loan principal as long as the decline in the value of the collateral is not too high.

But what happens when deflation reaches the previously never seen amount of thirty, forty, or fifty percent--as it did in the Great Depression? Banks become keenly aware that their loan principal is no longer safe: that if the borrower defaults, they no longer have recourse to sufficient collateral to recover their loan principal. if the borrower defaults, and if bank depositors take the default as a signal that it is time for them to withdraw their deposits, the bank collapses.

As Keynes, wrote, once banks realize that deflation has significantly impaired the value of their collateral:

...they become particularly anxious that the remainder of their assets should be as liquid and as free from risk as it is possible to make them. This reacts in all sorts of silent and unobserved ways on new enterprise. for it means that banks are less willing than they would normally be to finance any project...

In looking at the tracks of interest rates in the Great Depression, you can see a steady widening of the gap between safe interest rates on government securities and the interest rates that borrowing companies had to pay. Even though credit was ample--in the sense that borrowers with perfect and unimpaired collateral could obtain loans at extremely low interest rates--the businesses in the economy (few of which had perfect and unimpaired collateral) found it next to impossible to obtain capital to finance investment.

Thus the banking system freezes up. It no longer performs its social function of channeling purchasing power from savers to investors. As a result private investment collapses; falling investment produces more unemployment, excess capacity, futher falls in prices, and more deflation; and further deflation renders the banking system even more insolvent.

Morever, not only past deflation but also expected future deflation depresses investment. Why invest now if you expect deflation, so that everything you would buy this year will be ten percent cheaper next year?

In the end the spiral of deflation will continue to depress the economy until something is done to restore solvency to the banking system, and break the anticipations of further falls in prices. A few economists understood this process at work during the Great Depression--Irving Fisher, John Maynard Keynes, R.G. Hawtrey--but they did not walk the corridors of power at the nadir of the Great Depression.


Golden Fetters

Countries without massive gold reserves did not have the luxury of even attempting to expand their economies, at least not until they abandoned the gold standard, let their exchange rates float freely, and so cast off their "golden fetters." A government that wished to stimulate demand in the Great Depression would seek to inject credit and bring down interest rates to encourage investment. But additional credit would mean higher imports, and lower interest rates would encourage domestic nvestors to invest abroad. The result would be a balance-of-payments gap: economic expansion at home was inconsistent with gold convertibility. And few countries wished to abandon the gold standard at the start of the Great Depression.

There were exceptions that proved the rule. Scandinavian countries cast off their "golden fetters" at the start of the Great Depression, pursued policies of stabilizing nominal demand under the intellectual influence of the Stockholm School of economists, and did relatively well. In Japan fiscal orthodoxy and budget balance were abandoned in 1931, when Korekiyo Takahashi became Minister of Finance. Industrial production in Japan in 1936 was half again as much as it had been in 1928; in Japan the Great Depression was over by 1932.

But these were unusual exceptions.

Before World War I the major industrial economies might have had some freedom of action. Before the war major industrial countries' commitment to the gold standard was unquestioned. Whenever an exchange rate fell to the lowest "gold point", the bottom of the band and the point at which it was profitable to begin shipping gold out of the country, capital would flow in betting on the future recovery of the exchange rate to the mid-point of its band, making the central bank's task of maintaining convertibility easy.

But in the 1920s, with governments under greater pressure from newly expande electorates to generate prosperity, it was not clear that the country was committed to the gold standard. Speculators, instead, began to pull their capital out of a country facing a balance-of-payments deficit, on the principal that the loss they would suffer should the currency recovery would be dwarfed by their profits if they could take advantage of a full-fledged devaluation.

With the growth of concern about currencies, central bankers wondered if the gold-exchange standard--by which they kept their reserves in sterling or in dollars--was wise. What if the pound or the dollar devalued? As the Great Depression gathered force, central banks fell back on gold as their principal reserve, increasing strains on the system.

One might have thought that those countries that had restored their pre-World War I parities would be immune from destabilizing speculation. Had not Britain returned to the gold standard at the pre-World War I parity precisely to give investors confidence that its commitment to the gold standard was absolute? But governments like Britain and the United States that had maintained pre-World War I parities found themselves lacking credibility. Because they had not experienced the 1920s as a decade of inflation, they lacked the tacit political consensus that inflation was to be avoided at all costs. By contrast countries that had undergone inflation in the 1970s found for the most part that they had high credibility, and that their exchange rates came under little speculative attack.

Austria's major bank, the Credit Anstalt, was revealed to be bankrupt in May 1931. Its deposits were so large that freezing them while bankruptcy was carried through would have destroyed the Austrian economy, hence the governmetn stepped in to guarantee deposits. The resulting expansion of the currency was inconsistent with gold-standard discipline. Savers liquidated their deposits and began to transfer funds out of the country in order to avoid the capital losses that would have been associated with a devaluation.

In order to keep its banking system from collapsing and in order to defend the gold standard, the Austrian central bank needed more gold to serve as an internal reserve to keep payments flowing and an external reserve to meet the demand triggered by incipient capital flight. The Bank for International Settlements began to host negotiations to coordinate international financial cooperation.

It is possible that rapid and successful conclusion of these negotiations might have stopped the spread of the Great Depression in mid-1931. Austria was a small country with a population well under ten million. There was not that much capital to flee. A sizable international loan to Austria's central bank would have allowed it to prop up its internal banking system and maintain convertibility. A month later those whose capital had fled would realize that the crisis was over, and that they had lost a percent of two of their wealth in fees and exchange costs in the capital flight. Other speculators would observe that the world's governments were serious in their commitment to the gold standard, that the potential foreign exchange reserves of any one country were the world's, and thus that the likelihood of a speculative attack succeeding in inducing a devaluation was small.

Perhaps investors would then have begun returning gold to central banks in exchange for interest-bearing assets, would have begun to shrink down their demand for liquidity, and would have begun to boost worldwide investment. The Economist's Berlin correspondent thought that it might well have done the job:

It was clear from the beginning... that such an institution [as the Credit-Anstalt] could not collapse without the most serious consequences, but the fire might have been localized if the fire brigade had arrived quickly enough on the scene. It was hte delay of several weeks in rendering effective international assistance to the Credit Anstalt which allowed the fire to spread so widely.

We don't know because it was not tried. The substantial loan to Austria was not made. Speculators continued to bet on devaluation, investors continued to hoard gold, the preference for liqidity continued to rise, and investment continued to fall.

The substantial loan to Austria was not made because French internal politics entered the picture. At the beginning of his political carreer French Premier Pierre Laval had styled himself a politician of the left: the Clarence Darrow of France. But by the early 1930s he was shifting to the position of a strong nationalist. He blocked the proposed international support package for Austria, insisting that if France was to contribute France had to get something out of it. The price that Laval demanded was made up of a series of diplomatic concessions, most important of which was the renunciation of a prospective customs union with Germany. To Laval, playing the nationalist card in French politics, nothing that benefited Germany could be allowed by France.

The Austrian government refused to make the required political concessions fast enough for negotiations to be completed in time to be of use. Austria lost: the support package collapsed, and the Austrian economy abandoned the gold standard and went into recession. In the long run France lost too: what might have been a chance to moderate the Great Depression was lost. The ultimate consequences for France were dire. The rise of Adolf Hitler in Germany is inconceivable in the absence of the Great Depression. Nine years after the Credit-Anstalt crisis the French governmentsurrendered to the Nazis.

Pierre Laval was not greatly inconvenienced at first by the Nazi conquest of Europe. He discovered that he was not a leftist at all but a Fascist. He became the second most powerful figure, and the true focus of decision making, in France's wartime collaborationist Vichy government. He was executed for treason after the end of World War II.

Back in 1931, speculators observed that the international financial community did not support currencies that came under pressure. They wondered which country would be next to devalue--and thus which country to pull their money out of fast if they did not want to lose the thirty percent or so of gold value that would be lost in a devaluation. The wave of bear speculation moved on to Hungary, Germany, and Britain. By the fall of 1931 Britain had abandoned the gold standard.

Thus international capital flows--in this case driven by fear of being caught in a devaluation--triggered devaluations and brought down the interwar gold standard. In a well-functioning gold standard, such impulses would have been damped by the credibility of the commitment to gold and by international cooperation. But in the early 1930s the commitment to gold had no credibility. And there was no international cooperation.

In the absence of international cooperation, the legacy of the gold standard was to make it impossible for any country to fight the Depression within its borders. Stimulative monetary and fiscal policies were inconsistent with the gold standard. And efforts to contain domestic banking crises were thwarted and rendered counterproductive because of the fear that rescuing the banking system or lowering interest rates was the prelude to devaluation.




As Eichengreen has pointed out, once countries had cast off the golden fetters of the interwar gold standard, the crisis was transformed into an opportunity. Policies to expand demand and production no longer required international cooperation once the gold standard framework had been abandoned. But as he has also pointed out, "liquidationism"--and fears of financial and political chaos--kept governments from beginning to fight the Depression in a serious manner for much of the 1930s.

The Great Depression is the greatest case of self-inflicted economic catastrophe in the twentieth century. As Keynes wrote at its very start, in 1930, the world was "... as capable as before of affording for every one a high standard of life.... But today we have involved ourselves in a colossal muddle, having blundered in the control of a delicate machine, the working of which we do not understand." Keynes feared that "the slump" that he saw in 1930 "may pass over into a depression, accompanied by a sagging price level, which might last for years with untold damage to the material wealth and to the social stability of every country alike." He called for resolute, coordinated monetary expansion by the major industrial economies to "restore confidence in the international long-term bond market... restore [raise] prices and profits, so that in due course the wheels of the world's commerce would go round again."

Charles Kindleberger has pointed out that such action never emerges from committees, or from international meetings. Before World War I the international gold standard was kept on track because there was a single, obvious, dominant power in the world economy: Britain. Everybody knew that Britain was the "hegemon", and so everyone adjusted their behavior to conform with the rules of the game and the expectations of behavior laid down in London. Similarly, after World War II the "hegemon" for more than a full generation was the United States. And once again, the existence of a dominant power in international finance--a power that had the capability to take effective action to shape the pattern of international finance all by itself if it wished--led to a relatively stable and well-functioning system.

But during the interwar period there was no hegemon: no power could shape the international economic environment through its own actions alone. Britain tried, attempting to restore confidence in the gold standard by the restoration of sterling, and failed. America might have succeeded had it tried--but successful policy requires that the hegemon recognize its leading position, which the interwar U.S. did not do. Thus "resolute, coordinated" action to expand demand and halt the depression did not emerge from the leading industrial power. And it was very unlikely to be generated by any committee operating via consensus.

So the action was not forthcoming. And Keynes's fears came to pass.


The Persistence of the Great Depression

The "liquidationist" monetary-overninvestment view of business cycles collapsed in the Great Depression. It had provided a framework for economists to analyze the busts of the nineteenth and early twentieth century,but its interpretation of the Great Depression was absurd. Periods of high unemployment lasted not for months or years but for decades. They lasted too long to be dismissed as frictions that resulted as the market reallocated productive resources away from what were now seen as low value goods.

In response to the high persistence of unemployment in the interwar years, economists abandoned the idea that business cycles were the economy's best feasible response to inevitable shocks to present circumstances and expectations about the future, and that the Great Depression had been generated by the largest such shock ever seen. Instead, they turned to alternative--Keynesian--approaches to explain the persistence of high unemployment, even though these alternative approaches were not so much theories of business cycles as policy recommendations accompanied by promises that supporting theories would be constructed later.

Economists today have faith in market economies' abilities to eventually cure depressions even in the presence of unsound economic policies. Depressions and high unemployment arise when markets malfunction, or fail to find the correct equilibrium. But excess supply of labor and excess supply of goods should eventually register. Economists track channel after channel through which the market economic system can right itself from a depression and restoer full employment equilibrium. How well did these "natural" full employment equilibrium-restoring forces work in the Great Depression?

The answer is: not at all well.

Some nations--Scandinavian countries that abandoned the gold standard early--experienced the Great Depression as little more than an ordinary recession, albeit in some cases beginning from a position of relatively high unemployment in 1929. The collapse of international trade in the 1930s idled resources in specialized export industries, but for countries that had abandoned the gold standard early domestic manufacturing took up the slack and returned GNP and employment to relatively high levels by the middle of the decade. These fortunate nations experienced the Great Depression as more-or-less another episode of "normal" cyclical unemployment in response to a large shock, in this case the world market's signal that export sectors were too large.

Other countries--largely nations like the United States and France that remained on the gold standard beyond 1930-31--were not so fortunate. Their unemployment rose to and remained at levels that seemed too high to square with the normal mechanisms of standard business cycles. Their experiencewas a key factor leading economists away from "monetary overinvestment" theories and toward "underemployment semi-equilibrium" theories.

Even granted that policies to fight the Great Depression were not forthcoming, the persistence of the Depression still comes as a shock. In a normal pre-Great Depression business cycle, the economy the economy closes 97% of the gap back to usual employment in three years. But the Depression shows a different picture: the economy closed only half of the gap back to full employment in three years.

It is helpful to group the explanations for why Depression-era unemployment was so high and lasted so long along two axes: there are two candidates to take the blame for the persistence of unemployment during the Depression: the government, and the market.

Government-generated unemployment was widespread. In Britain some unemployment (although a small share during the peak unemployment years of the early 1930's) was surely generated by the government's unemployment insurance system. Thomas cites Eichengreen's earlier work, which presented a best estimate that some two or three percentage points of unemployment in 1929-32 could be attributed to the operation of the relief system. Thomas attributes some unemployment among secondary workers and unskilled young men with large families to the "OXO" system in which firms would systematically rotate two platoons of workers between time at work and time receiving unemployment benefit, thus turning unemployment insurance into a highly-subsidized work sharing scheme. Men receiving the standard unemployment benefit in February 1931 had on average experienced 8.6 different spells of employment during the past year, working an average of 151 days. Given such rapid turnover it is not at all implausible to argue that the availability of unemployment benefit, even with relatively low replacement rates, allowed workers to remain in labor market positions in which they were employed only half the time instead of migrating to some other industry. Thus it is possible that an underlying four or five percent of excess British unemployment may well have been maintained by the government's social policy.

In the United States even at the very end of the Depression unemployment was high. In the 1940 census some 11.1% of U.S. heads of household were counted as unemployed, of whom almost half-4.9% of all heads of household-held relief jobs. Michael Darby has argued that the government had managed to create a situation in which those on relief found themselves with little incentive to register their labor supply on the private-sector job market, and yet were doing little socially productive work. Relief jobs were attractive to many, in spite of their low levels of relief wages relative to average private sector wages. Relief jobs were secure and required little skill. The risk-averse or the lesser-skilled might well have found that their best option was to stay on relief jobs, and be counted as unemployed, rather than take even an immediately available private sector job.

In each of these cases there is no clear alternative way of organizing the unemployment insurance system that would have been a clearly better policy. A good society should offer support to those blocked from earning their wages in the market. And a well-functioning economy should create incentives for the unemployed to strongly register their excess supply of labor in the market. These two goals are inevitably in tension. The inescapable problem was that relief payments were too high for the short-term and too low for the long-term unemployed, and that there was no good way to structure relief programs to tell these two groups apart ex ante. William Beveridge was among the first to lay out the policy dilemma: the long-term unemployed "need... more money rather than less than those who have had short periods of unemployment. Yet they can hardly be given more money without... [creating an incentive] to settle down into permanent unemployment." Moreover, few of the long-term unemployed "escape physical and psychological deterioration through long idleness."

Nevertheless, a large part of the puzzle remains: roughly half of Depression unemployment was concentrated among long-term unemployed who could not take advantage of subsidized relief-work schemes.

This form of unemployment, principally long-term and somewhat of a residual category is, in the eyes of Eichengreen and Hatton and their contributors, the key to the persistence of the Depression. Long-term unemployment was strongly present in those countries that suffered worst from the Depression, including non-European nations like Australia, Canada, and the United States and European nations like Britain, Germany, Italy, and the gold block nations of France and Belgium. Of these only Germany achieved a strong recovery from the Depression in the 1930's.

Long-term unemployment means that the burden of economic dislocation is unequally borne. Since the prices workers must pay often fall faster than wages, the welfare of those who remain employed frequently rises in a depression. Those who become and stay unemployed bear far more than their share of the burden of a depression. Moreover the reintegration of the unemployed into even a smoothly-functioning market economy may prove difficult, for what employer would not prefer a fresh entrant into the labor force to someone out of work for years? The simple fact that an economy has recently undergone a period of mass unemployment may make it difficult to attain levels of employment and boom that a luckier economy attains as a matter of course.Once an economy had fallen deeply into the Great Depression, devalued exchange rates, prudent and moderate government budget deficits (as opposed to the deficits involved in fighting major wars), and the passage of time all appeared equally ineffective ways of dealing with long-term unemployment. Highly centralized and unionized labor markets like Australia's and decentralized and laissez-faire labor markets like that of the United States did equally poorly in dealing with long-term unemployment. Fascist "solutions" were equally unsuccessful, as the case of Italy shows, unless accompanied by rapid rearmament as in Germany.

Even today, economists have no clean answers to the question of why the private sector could not find ways to employ its long-term unemployed. The very extent of persistent unemployment in spite of different labor market structures and national institutions suggests that theories that find one key failure responsible should be taken with a grain of salt.

But should we be surprised that the long-term unemployed do not register their labor supply proportionately strongly? They might accurately suspect that they will be at the end of every selection queue. In the end it was the coming of World War II and its associated demand for military goods that made private sector employers wish to hire the long-term unemployed at wages they would accept.

At first the unemployed searched eagerly and diligently for alternative sources of work. But if four months or so passed without successful reemployment, the unemployed tended to become discouraged and distraught. After eight months of continuous unemployment, the typical unemployed worker still searches for a job, but in a desultory fashion and without much hope. And within a year of becoming unemployed the worker is out of the labor market for all practical purposes: a job must arrive at his or her door, grab him or her by the scruff of the neck, and through him or her back into the nine-to-five routine if he or she is to be employed again.

This is the pattern of the long-term unemployed in the Great Depression; this is the pattern of the long-term unemployed in western europe in the 1990s. It appears to take an extraordinarily high-pressure labor market, like that of World War II, to successfully reemploy the long-term unemployed.

http://econ161.berkeley.edu/TCEH/Slouch_Crash14.html