Tuesday, September 27, 2011

How to Prevent a Depression

AMSTERDAM – The latest economic data suggests that recession is returning to most advanced economies, with financial markets now reaching levels of stress unseen since the collapse of Lehman Brothers in 2008. The risks of an economic and financial crisis even worse than the previous one – now involving not just the private sector, but also near-insolvent sovereigns – are significant. So, what can be done to minimize the fallout of another economic contraction and prevent a deeper depression and financial meltdown?
First, we must accept that austerity measures, necessary to avoid a fiscal train wreck, have recessionary effects on output. So, if countries in the eurozone’s periphery are forced to undertake fiscal austerity, countries able to provide short-term stimulus should do so and postpone their own austerity efforts. These countries include the United States, the United Kingdom, Germany, the core of the eurozone, and Japan. Infrastructure banks that finance needed public infrastructure should be created as well.
Second, while monetary policy has limited impact when the problems are excessive debt and insolvency rather than illiquidity, credit easing, rather than just quantitative easing, can be helpful. The European Central Bank should reverse its mistaken decision to hike interest rates. More monetary and credit easing is also required for the US Federal Reserve, the Bank of Japan, the Bank of England, and the Swiss National Bank. Inflation will soon be the last problem that central banks will fear, as renewed slack in goods, labor, real estate, and commodity markets feeds disinflationary pressures.
Third, to restore credit growth, eurozone banks and banking systems that are under-capitalized should be strengthened with public financing in a European Union-wide program. To avoid an additional credit crunch as banks deleverage, banks should be given some short-term forbearance on capital and liquidity requirements. Also, since the US and EU financial systems remain unlikely to provide credit to small and medium-size enterprises, direct government provision of credit to solvent but illiquid SMEs is essential.
Fourth, large-scale liquidity provision for solvent governments is necessary to avoid a spike in spreads and loss of market access that would turn illiquidity into insolvency. Even with policy changes, it takes time for governments to restore their credibility. Until then, markets will keep pressure on sovereign spreads, making a self-fulfilling crisis likely.
Today, Spain and Italy are at risk of losing market access. Official resources need to be tripled – through a larger European Financial Stability Facility (EFSF), Eurobonds, or massive ECB action – to avoid a disastrous run on these sovereigns.
Fifth, debt burdens that cannot be eased by growth, savings, or inflation must be rendered sustainable through orderly debt restructuring, debt reduction, and conversion of debt into equity. This needs to be carried out for insolvent governments, households, and financial institutions alike.
Sixth, even if Greece and other peripheral eurozone countries are given significant debt relief, economic growth will not resume until competitiveness is restored. And, without a rapid return to growth, more defaults – and social turmoil – cannot be avoided.
There are three options for restoring competitiveness within the eurozone, all requiring a real depreciation – and none of which is viable:
·         A sharp weakening of the euro towards parity with the US dollar, which is unlikely, as the US is weak, too.
·         A rapid reduction in unit labor costs, via acceleration of structural reform and productivity growth relative to wage growth, is also unlikely, as that process took 15 years to restore competitiveness to Germany.
·         A five-year cumulative 30% deflation in prices and wages – in Greece, for example – which would mean five years of deepening and socially unacceptable depression; even if feasible, this amount of deflation would exacerbate insolvency, given a 30% increase in the real value of debt.
Because these options cannot work, the sole alternative is an exit from the eurozone by Greece and some other current members. Only a return to a national currency – and a sharp depreciation of that currency – can restore competitiveness and growth.
Leaving the common currency would, of course, threaten collateral damage for the exiting country and raise the risk of contagion for other weak eurozone members. The balance-sheet effects on euro debts caused by the depreciation of the new national currency would thus have to be handled through an orderly and negotiated conversion of euro liabilities into the new national currencies. Appropriate use of official resources, including for recapitalization of eurozone banks, would be needed to limit collateral damage and contagion.
Seventh, the reasons for advanced economies’ high unemployment and anemic growth are structural, including the rise of competitive emerging markets. The appropriate response to such massive changes is not protectionism. Instead, the advanced economies need a medium-term plan to restore competitiveness and jobs via massive new investments in high-quality education, job training and human-capital improvements, infrastructure, and alternative/renewable energy. Only such a program can provide workers in advanced economies with the tools needed to compete globally.
Eighth, emerging-market economies have more policy tools left than advanced economies do, and they should ease monetary and fiscal policy. The International Monetary Fund and the World Bank can serve as lender of last resort to emerging markets at risk of losing market access, conditional on appropriate policy reforms. And countries, like China, that rely excessively on net exports for growth should accelerate reforms, including more rapid currency appreciation, in order to boost domestic demand and consumption.
The risks ahead are not just of a mild double-dip recession, but of a severe contraction that could turn into Great Depression II, especially if the eurozone crisis becomes disorderly and leads to a global financial meltdown. Wrong-headed policies during the first Great Depression led to trade and currency wars, disorderly debt defaults, deflation, rising income and wealth inequality, poverty, desperation, and social and political instability that eventually led to the rise of authoritarian regimes and World War II. The best way to avoid the risk of repeating such a sequence is bold and aggressive global policy action now.

 http://www.project-syndicate.org/commentary/roubini42/English


Monday, September 26, 2011

Cái đẹp cứu rỗi cuộc sống

TP - Nhìn nhận các vụ án mạng nghiêm trọng liên tiếp xảy ra thời gian qua, nhà nghiên cứu, luật sư Nguyễn Trần Bạt cho rằng: Khi chúng ta bàn cái đằng sau tội ác tức là chúng ta đã phạm sai lầm.

Truyền thông phải ẩn ác dương thiện
Gần đây xảy ra nhiều vụ án mạng đối tượng gây án đều trẻ. Theo ông, đằng sau câu chuyện đó là gì?
Bao giờ chúng ta bàn cái đằng sau tội ác thì tôi nghĩ là chúng ta đã phạm phải một sai lầm. Xưa nay chúng ta đã tạo ra sai lầm là luôn luôn đổ vạ cho cuộc sống. Hiện tượng ấy là những hiện tượng đột biến của cuộc sống.
Để khắc phục những hiện tượng như vậy, không phải xoáy vào câu chuyện tội ác mà cần phải khích lệ những mặt tích cực, những mặt tử tế, những mặt lương thiện của con người, làm cho những kẻ giết người xấu hổ. Một kẻ khi giết người mà không còn xấu hổ nữa thì đó là kẻ giết người bẩm sinh, và đấy là căn bệnh. Chúng ta phải đối mặt với những căn bệnh ấy bằng một công cụ khác, không phải bằng công cụ đạo lý nữa.
Thưa ông, thông tin về các vụ án mạng liên tục xuất hiện trên báo chí mang ý nghĩa cảnh tỉnh hay tạo ra cảm giác bất an?
Truyền thông luôn luôn xoáy vào các hiện tượng nổi bật, mà nó nổi bật cũng do chính truyền thông tạo ra. Những hiện tượng như vậy có đầy rẫy ở trong các xã hội, phương Tây, ở Trung Quốc, ở Ấn Độ đều có.
Ở đâu, lúc nào cũng có những kẻ giết người. Những yếu tố ấy là hạt đỗ đen trong toàn bộ cánh đồng đỗ. Tôi không nghĩ rằng cần phải khái quát thành một hiện tượng có tính chất phổ biến trong xã hội. Phải ẩn ác dương thiện.
Ông có nghĩ rằng những hiện tượng tội ác trở nên nổi bật trên bao chí chỉ vì đơn giản là nó hấp dẫn hơn những hiện tượng lành mạnh?
Tôi có một bài đã được xuất bản thành sách đó là “Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin”. Tôi cho là truyền thông của chúng ta có lỗi khi quá tập trung sự chú ý xã hội vào một số hiện tượng tiêu cực mà bỏ quên phần lớn còn lại là hiện tượng rất lành mạnh. Không nên câu khách thông qua phản ánh hiện tượng tiêu cực.
Tôi nghĩ chúng ta phải di chuyển sự chú ý của lớp trẻ ra khỏi những hiện tượng tiêu cực như vậy. Xã hội càng phát triển chậm, mặt bằng dân trí càng thấp thì sự chú ý vào những hiện tượng tiêu cực càng lớn.
Báo chí phải tự giải phóng mình ra khỏi những hiện tượng như vậy. Phải nhớ rằng hiện tượng lành mạnh hấp dẫn hơn hiện tượng tiêu cực. Nhưng chúng ta không biết mô tả một cách hấp dẫn hiện tượng lành mạnh. Có lẽ truyền thông buộc phải nghiên cứu một cách thức tiếp cận với mặt lành mạnh của cuộc sống một cách tự nhiên hơn.
Luật sư Nguyễn Trần Bạt
Luật sư Nguyễn Trần Bạt.
 
Đối phó với tội ác bằng sự trong sạch
Trong những vụ án mạng nghiêm trọng kẻ gây án chưa đủ 18 tuổi nên không bị khép hình phạt tử hình. Điều đó làm rất nhiều người căm phẫn. Phải chăng có sự vênh nhau giữa đạo đức và pháp luật, giữa pháp luật và cuộc sống trong câu chuyện này. Dưới góc nhìn của một luật sư ông đánh giá như thế nào?

Vì một hiện tượng tiêu cực mà phải xé bỏ những chỉ giới của luật pháp quốc tế tức là chúng ta xem hiện tượng tiêu cực ấy quan trọng hơn cuộc sống. Tôi nghĩ rằng chúng ta buộc phải tuân thủ các chỉ giới của pháp luật, cho dù pháp luật ấy nó vẫn còn có vấn đề, cho dù nó thất bại trong một số hiện tượng cá biệt. Nếu chúng ta uốn cong luật pháp để giành thắng thế trong bất kỳ hiện tượng có tính chất tư pháp nào thì chúng ta là kẻ thất bại về mặt tư pháp.
Tôn trọng pháp luật, xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật thực chất là bảo vệ nhà nước của chúng ta. Bởi vì nhà nước phải dựa trên căn bản một hệ thống pháp luật tương đối ổn định. Khi thấy ở luật pháp có sự bất cập thì chúng ta phải uốn nắn lại nó thông qua con đường lập pháp, con đường tư pháp chứ không phải thông qua điều chỉnh thái độ của chúng ta đối với các điều luật.
Chắc hẳn việc một người dưới 18 tuổi không bị kết án tử hình dù phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đã thể hiện sự tiến bộ và nhân văn của pháp luật?
Bây giờ kể cả với những người thành niên rồi thì cũng đã có khá nhiều nước hủy bỏ án tử hình. Quốc hội chúng ta cũng đã từng thảo luận là có duy trì hay không duy trì án tử hình. Tử hình không phải là một cách thức tốt để khuyến dụ con người.
Nếu con người là một đối tượng dân sự có tài sản, có ràng buộc và được tôn trọng thì ngay sự không tôn trọng nó đã là một sự trừng phạt khổng lồ rồi. Vì thế, việc có ý kiến đòi hỏi phải xé bỏ luật để tử hình cho được một người vị thành niên là điều rất nguy hiểm.
Nói nhiều đến tội ác và trừng phạt chắc không phải cách tốt để hướng giới trẻ tới sự lương thiện. Làm thế nào để giới trẻ có thể tự vệ trước sự tha hoá của đời sống?
Tôi nghĩ cộng tác với lớp trẻ và thổi vào họ một nhận thức gì đấy, một tình cảm, một thái độ… là rất tốt. Khi chúng ta nói chuyện với giới trẻ chúng ta không nói đến tội ác, tội phạm.
Cuộc sống sẽ dạy cho họ đủ các bài, chúng ta không dạy thêm những bài ấy. Và trong những cách để con người tự vệ trước sự tha hóa của cuộc sống thì trong sạch là vũ khí quan trọng nhất, chứ không phải dạy nó kinh nghiệm để đối phó với tội ác. Kinh nghiệm lớn nhất để đối phó với tội ác là giữ cho mình trong sạch.
Một nhà toán học cũng đã hỏi tôi rằng: đọc sách của ông tôi thấy ông khuyên những người trẻ nên giữ gìn sự lương thiện. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, càng lương thiện càng dễ chết, vậy làm thế nào để giải thích hiện tượng này? Tôi trả lời: Là một nhà toán học thì anh biết rất rõ rằng không ai mặc cả với tiên đề. Sự lương thiện là tiên đề để hình thành con người, không mặc cả với nó được.
Có thể chết, có thể thua thiệt vì sự lương thiện, nhưng không thể hy sinh sự lương thiện để không thua thiệt và để không chết.
Cảm ơn ông.
http://www.tienphong.vn/thoi-su/552169/cai-dep-cuu-roi-cuoc-song-tpp.html

Chống tham nhũng cần khoa học hơn, chặt chẽ hơn

Thưa ông, Nghị định số 68/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập sẽ có hiệu lực từ ngày 30-9 tới đây. Có nghĩa là câu chuyện kê khai tài sản không phải là mới mẻ ở Việt Nam, càng không mới đối với thế giới, nhưng có vẻ là một chuyện khó thực hiện ở Việt Nam?
Ở trên thế giới người ta không đặt ra vấn đề kê khai tài sản, vì tất cả mọi tài sản đều minh bạch, hoặc cũng có tài sản không minh bạch nhưng người ta cũng không đặt ra việc kê khai. Người ta chỉ đặt vấn đề kê khai đối với các tài sản có được từ quyền lực của bộ máy nhà nước, tức là từ ngân sách, thứ hai là từ các tài trợ chính trị. Tức là việc kê khai tài sản chỉ liên quan đến những người làm chính trị, quan chức chứ không phải là một đòi hỏi bắt buộc phải kê khai tài sản đối với bất kỳ người dân nào.
Vâng, thưa ông, tôi nghĩ là theo tinh thần của Nghị định 68 thì ở Việt Nam kê khai tài sản cũng là để hướng tới mục tiêu phòng chống tham nhũng là chính, tức là đối tượng cần kê khai tài sản hay nói cách khác là bắt buộc phải kê khai tài sản chủ yếu là cán bộ, công chức – những người nằm trong bộ máy nhà nước?
Tôi thấy chúng ta đang đặt ra một vấn đề tôi cho là chưa rõ ràng lắm. Theo tin tức được phản ánh từ báo chí mà tôi đọc được thì có quan chức có trách nhiệm đã phát biểu, đến một lúc nào đó sẽ có sự kê khai tài sản đối với cả xã hội. Vậy chúng ta có định hình thành cho xã hội một thói quen kê khai tài sản hay không? Bởi vì công khai và kê khai tài sản sẽ kéo theo rất nhiều thứ khác. Nhà nước có biện pháp gì để bảo vệ tài sản cho những người đã công khai tài sản trước nguy cơ xâm phạm từ các lực lượng xã hội đen tối khác. Bởi nếu chúng ta có một số tài sản thì dễ bị trộm cắp “nhìn”, kẻ cướp cũng “nhìn”, bọn khủng bố cũng “nhìn” và nó liên quan đến chuyện bắt cóc, tống tiền cùng nhiều hệ lụy khác. Tôi cho rằng đặt ra vấn đề kê khai tài sản mà không xét đến các khía cạnh hậu quả của vấn đề này là một sự đơn giản hóa. Chúng ta không nhân danh chống tham nhũng để bắt người ta “phơi áo” trước mọi thèm thuồng của các lực lượng xã hội khác nhau. Có cả những lực lượng bảo vệ sự trong sạch xã hội, nhưng cũng có những lực lượng không hề có trách nhiệm bảo vệ sự trong sạch xã hội có thể sẽ lợi dụng vào những thông tin đó. Tôi cho rằng nếu quan niệm kê khai tài sản sẽ làm các nguồn tài sản được minh bạch thì đó là một quan niệm rất đơn giản, chưa chú ý đầy đủ đối với an ninh cá nhân. Các bạn biết là những người giàu ở trên thế giới này phải thuê vệ sĩ, người ta phải bảo hiểm tài sản, phải làm rất nhiều việc để bảo vệ tài sản. Đã đến lúc chúng ta không thể nhìn mỗi một sự việc một cách đơn giản như hiện nay chúng ta đang nhìn.
Chúng ta nhớ một điều là, chống tham nhũng chỉ là một mục tiêu trong các mục tiêu xã hội. Nếu anh có một triệu là đủ thì triệu thứ hai chính là phát triển. Nếu triệu thứ hai (vì phải kê khai) mang lại tai họa nhiều hơn thì liệu có cần có triệu thứ hai không? Và khi mỗi một thành viên của xã hội nghĩ rằng không cần đến triệu thứ hai tức là xã hội không phát triển nữa. Tôi cho rằng không nên biến một chức năng quản lý nhà nước thành một phong trào xã hội. Không nên lạm dụng một mục tiêu, cho dù mục tiêu ấy rất quan trọng và được xã hội rất hưởng ứng là chống tham nhũng để đưa ra các tuyên ngôn đơn giản.
Vậy nhưng theo ý ông, quan hệ giữa việc kê khai tài sản và mục tiêu chống tham nhũng như thế nào?
Về mặt nguyên tắc, quan chức của chúng ta gần như không có tài sản. Bởi đem so lương với mức chi tiêu để người ta có thể sống một cách bình thường, thậm chí là phải hơi tiết kiệm hiện nay thì không có một quan chức nào đủ lương để sống.
Trở lại với vấn đề ông lo lắng ở trên là kê khai tài sản sẽ làm an ninh cá nhân bị đe dọa. Nhưng trong thực tế mấy năm qua, việc kê khai tài sản của cán bộ cũng chưa được công khai trước dân?
Đúng vậy, nghĩa là việc kê khai chỉ là để nội bộ biết. Nếu kê khai mà không có xét xử, không có kỷ luật, không có làm rõ thì dân sẽ bảo đấy là cán bộ kê khai với nhau. Vậy là thay vì mất uy tín của từng cá nhân, việc đặt vấn đề kê khai tài sản có thể sẽ làm mất uy tín tập thể. Cho nên đặt ra những đòi hỏi như thế, những yêu cầu như thế đôi khi chúng ta không lường trước được khả năng thực thi, nó sẽ dẫn đến mất uy tín một cách tập thể.
Quan điểm của ông từ đầu câu chuyện đến giờ có vẻ là không ủng hộ việc cán bộ phải kê khai tài sản, trong khi dư luận xã hội lại đang trông chờ điều này như một liều thuốc có thể phòng và chống tham nhũng?
Như tôi đã nói ở trên, nếu nghĩ rằng với việc kê khai tài sản để chống tham nhũng thì rất khó đạt được. Chống tham nhũng cũng là một nghệ thuật. Chống tham nhũng cũng phải có binh pháp của nó chứ không phải chống tham nhũng bằng tuyên bố. Chúng ta sẽ tiến tới một xã hội công khai hóa, minh bạch hóa hoàn toàn về tài sản, nhưng minh bạch thế nào lại là chuyện khác, không đơn giản chỉ là việc tự kê khai.
Vậy theo ông, làm thế nào để kiểm soát được nguồn tài sản có được nhờ lợi dụng chức quyền?
Cần rất thận trọng khi đặt ra vấn đề kiểm soát tài sản. Người ta kiểm soát sự trốn thuế. Chính phủ Anh và Chính phủ Thụy Sĩ vừa đạt được một thỏa thuận về việc đánh thuế các khoản tiền gửi của công dân Anh có tài khoản bí mật ở các ngân hàng Thụy Sĩ. Mọi tài sản bất minh ở các nước phát triển chính là trốn thuế, còn tham nhũng thì người ta kiểm soát kín hơn, và không có chuyện công khai tài sản. Kê khai thì có thể có nhưng công khai là một vấn đề. Không nên nhầm lẫn giữa kê khai và công khai. Kê khai với nhau hay kê khai với ai cũng là một vấn đề.
Nhưng kiểm soát thu nhập qua thuế ở Việt Nam hiện nay cũng đang rất khó?
Đương nhiên, những khát vọng của chúng ta hiện nay thì cái gì cũng khó cả. Số lượng người có thu nhập bên ngoài đồng lương công khai ở Việt Nam hiện nay lớn đến mức nó trở thành vấn đề. Ở các nước phát triển, mua nhà là anh mua chịu thì anh phải chứng minh là anh có nguồn tài chính. Cho nên các tổ chức dân sự khác nhau làm minh bạch vấn đề, chứ không phải Nhà nước đứng ra làm minh bạch vấn đề. Mọi việc chúng ta làm đều là Nhà nước đứng ra cả và Nhà nước trở thành đối tượng của xã hội. Cho nên, phải nói rằng đặt ra các mục tiêu vừa phải với năng lực của Nhà nước trong vấn đề kiểm soát xã hội là cả một vấn đề khoa học phải nghiên cứu, chứ không thể nói khát vọng chung chung được nữa.
Tôi vẫn muốn hỏi lại, ông cho rằng việc chống tham nhũng phải tinh tế hơn, cụ thể là Nhà nước phải làm gì, thưa ông?
Không phải chỉ tinh tế hơn, mà buộc phải khoa học hơn, buộc phải chặt chẽ hơn, và buộc phải phù hợp với năng lực của bản thân Nhà nước nữa. Bởi vì kiểm soát xã hội đòi hỏi phải có chi phí, phải có tiền. Bây giờ muốn kiểm soát giao thông chẳng hạn thì buộc phải có cảnh sát giao thông. Lương của anh em cảnh sát giao thông thì thấp nên một bộ phận trong số họ sẽ coi ra đường là cơ hội để thêm thu nhập và nó trở thành một vấn đề không chỉ của xã hội mà của Nhà nước nữa. Bây giờ chúng ta lại đặt mục tiêu kê khai tài sản thì cũng đòi hỏi bộ máy để thực thi, để giám sát và nó rất dễ trở thành gánh nặng của Nhà nước.
Nói tóm lại, ý của ông là không thể chống tham nhũng chỉ bằng việc kê khai tài sản, trong khi như tôi đã nói ở trên dư luận xã hội có vẻ đang rất kỳ vọng vào chủ trương này?
Chỉ với kê khai lẫn công khai chưa thể chống tham nhũng được. Chống tham nhũng sâu sắc hơn nhiều. Bây giờ lấy đâu lực lượng để kiểm soát việc kê khai tài sản và kiểm soát sự gia tăng tài sản. Xã hội sẽ như thế nào nếu có một đội quân rầm rộ suốt ngày đi điều tra tài sản. Cho nên, khi đưa ra các quyết sách theo tôi cần phải thận trọng. Đề ra quyết sách rồi không thực thi được sẽ làm giảm thêm một chút trong sự suy giảm lòng tin của xã hội.
Đừng vội vàng đưa ra những tuyên bố theo kiểu: Khi Nghị định 68 được thực thi sẽ tạo ra sự minh bạch trong phòng chống tham nhũng. Xưa nay chúng ta có một thói quen là chúng ta đưa ra những tuyên bố một cách tương đối dễ dãi, và thói quen ấy cần phải chấm dứt. Cần phải rất thận trọng trong việc đưa ra các tuyên bố.
Xin cảm ơn ông!

Ngô Bảo Châu nói chuyện với GS Hà Huy Khoái

NBC: Tỉ lệ nhà toán học trên đầu người có lẽ không ở đâu bằng gia đình chú Khoái. Chú Hà Huy Hân là giáo viên toán, chú Hà Huy Vui là một nhà toán học Việt nam hàng đầu trong chuyên ngành kỳ dị. Thế hệ sau còn có Hà Huy Tài, Hà Minh Lam và Hà Huy Thái. Đây là một điển hình về truyền thống gia đình hay là một sự ngẫu nhiên tai quái ?
HHK: Có thể gia đình chú không có “tỷ lệ trên đấu người làm toán cao nhất Việt Nam” (cũng có một số gia đình tương tự, như gia đình các giáo sư Phan Đình Diệu, Nguyễn Minh Chương,…)Tuy nhiên, chú bỏ qua việc cạnh tranh cái “kỷ lục” này, để trả lời câu hỏi tiếp theo. Đây đúng là một phần của truyền thống gia đình, một phần là kết quả của một sự TẤT NHIÊN tai quái (không phải “ngẫu nhiên”, nhưng vẫn là “tai quái”)! Truyền thống, vì cho đến những đời còn ghi lại được trong gia phả (cũng nhiều thế kỷ rồi), thì hình như các cụ kỵ của chú chỉ biết mỗi nghề…đi học! Có một số cụ đỗ đạt, nhưng có “làm quan” thì cũng chỉ trông coi việc học, như là Huấn đạo, Đốc học. Thành ra đến đời chú cũng chỉ biết tìm nghề học mà thôi. Vấn đề còn lại chỉ là: học cái gì? Ở phổ thông, chú thích học tất cả các môn: Văn, Toán, Sử, Địa,…, có lẽ chỉ trừ môn Thể dục! Thích nhất là Văn, Sử. Thời đó thì Toán có gì để thích đâu: không học thêm, không sách tham khảo, chỉ có sách giáo khoa thôi, mà hình như giáo khoa thời đó cũng dễ hơn bây giờ.Cho nên Toán chỉ được thích vì dễ! Có thể đó cũng là cái may lớn, vì chưa sợ Toán khi học phổ thông, nên sau này vui vẻ đi theo nghiệp Toán! Còn cái sự tất nhiên   tai quái nào dẫn chú đến Toán, mà không phải Văn, thì là vì thời chú học phổ thông cấp 2, 3 (1958-1963) là thời mà sự kiện “nhóm Nhân văn – Giai phẩm” còn ồn ào lắm. Ông cụ thân sinh của chú, là một nhà giáo,  khuyên các con theo nghề Toán, vì chắc chắn tránh được những nhóm tương tự! Còn thế hệ tiếp theo (Tài, Lam, Thái) thì có thể là do “quán tính”!
Tuy vậy, nếu bây giờ cho chọn lại, chắc chú vẫn chọn nghề Toán!
NBC: Chú Khoái đã có thời gian được làm việc trực tiếp với GS. Lê Văn Thiêm. Chú có chia sẻ những ký ức của chú về GS. Lê Văn Thiêm không? GS Thiêm đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp toán học của chú Khoái?
HHK: Có hai người thầy ảnh hưởng nhiều nhất đến chú, không chỉ trong khoa học mà cả trong cách nhìn nhận cuộc sống là Giáo sư Lê Văn Thiêm và Giáo sư Manin. GS Lê Văn Thiêm, như chú đã từng viết trong một bài giới thiệu về Ông, “thuộc vào số những con người không lặp lại của lịch sử”. Không lặp lại, vì những người hoàn toàn trong sáng như Ông thường chỉ xuất hiện trong buổi đầu của mỗi giai đoạn lịch sử, khi niềm say mê lý tưởng giúp họ quên đi những toan tính cá nhân. Giáo sư Lê Văn Thiêm trong sáng và ngây thơ đến mức tin rằng mọi người cũng trong sáng như Ông (cả khi lịch sử không còn ở giai đoạn đầu!) Khi Ông là Viện trưởng Viện Toán học, đã nhiều lần vì không đủ thời gian chờ, Ông ký tên vào tờ giấy trắng để sau đó nhân viên điền vào những gì họ cần “xin”. Điều đó không để lại hậu quả nào cho Ông khi làm việc ở Viện, nhưng chú nghe nói trước đó, thời còn là Hiệu phó Đại học Tổng hợp, Ông đã bị một số người lợi dụng sự cả tin như vậy và đưa đến khá nhiều điều phiền toái cho Ông. Vậy mà Ông vẫn không hề “rút kinh nghiệm”. Cho đến tận cuối đời, Ông vẫn giữ được nụ cười hồn nhiên như trẻ thơ.
Về khoa học thì chú nghĩ đóng góp tốt nhất của chú là xây dựng “lý thuyết Nevanlinna p-adic”. Chú học được “lý thuyết Nevanlinna” từ GS Lê Văn Thiêm, một trong những người có đóng góp lớn vào lý thuyết đó. Khi đi làm nghiên cứu sinh với Manin, chú học được về “p-adic”. Ghép hai chữ học được ở hai thầy lại thành chữ của mình!
NBC: Chú đã sống với toán học và khoa học Việt Nam qua những thời kỳ rất khác nhau. Thời kỳ trước thống nhất đất nước, thời kỳ từ 75 đến khi bức tường Berlin sụp đổ, thời kỳ từ 1990 đến nay. Liệu chú có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về những sự biến đổi của khoa học Việt Nam trong từng thời kỳ này không ? Chú nghĩ như thế nào về tương lai ?
HHK: Câu hỏi lớn quá, và ngẫu nhiên trùng với một ý định từ lâu của chú là viết một cuốn “Hồi ký toán học”. Nói là “hồi ký” có thể không đúng lắm, nhưng là chú muốn viết về những điều “mắt thấy, tai nghe, đầu nghĩ” của mình về cái giai đoạn đầy biến động đó, mà chú may mắn (có thật là may không?) được chứng kiến. Không hiểu rồi cái “hồi ký” mà chú dự định có thể hoàn thành được không, nhưng nếu cần có câu trả lời (dù nhỏ) cho câu hỏi lớn của cháu, thì chú nghĩ có thể là thế này.
Trong biến động nào cũng có hai phần: tinh thần và vật chất, dĩ nhiên là không độc lập với nhau. Trước 1975, hầu như cả dân tộc Việt Nam sống bằng niềm tin vào ngày thống nhất đất nước. Niềm tin đó giúp người ta vượt qua mọi khó khăn về vật chất. Khoa học Việt Nam, Toán học Việt Nam cũng không nằm ngoài không khí chung đó. Khổ, nhưng thấy học toán, làm toán là một niềm vui lớn. Đặc biệt, những năm đầu tiên bước vào ngành toán chính là những năm để lại nhiều ấn tượng nhất trong cuộc đời làm toán của chú, khi được cùng GS Lê Văn Thiêm và mấy người đàn anh áp dụng phương pháp nổ mìn định hướng vào việc nạo vét Kênh nhà Lê phục vụ giao thông thời chiến. Trong chiến tranh, hình như con người lại “lãng mạn” hơn trong thời bình. Lãng mạn, vì ít tính toán hơn. Cũng có thể không có gì để tính toán. Mà lãng mạn thực sự là điều cần cho những ai đi vào toán học, vì nghề làm toán lại là nghề khó “tính” trước nhất! Có ai dám chắc mình sẽ được kết quả gì trong tương lai.
Thời kỳ đầu sau 1975 là thời mà toán học Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Rất nhiều người được cử đi học tập ở nước ngoài, kể cả ở các nước phương Tây. Nhưng rồi những thuận lợi đó nhanh chóng qua đi, khi vào khoảng 1985 kinh tế Việt Nam bộc lộ những khủng hoảng trầm trọng của cái thời mà ta gọi là “tập trung, quan liêu, bao cấp”. Không thể sống bằng nghề làm toán với đồng lương ít ỏi, một số phải đi dạy học ở châu Phi, số khác tìm những nghề “tay trái” (nhưng thu nhập hơn nhiều lần “tay phải”), một số ít may mắn hơn thì tìm kiếm được những học bổng để đi nước ngoài. Ngành toán Việt Nam vượt qua được giai đoạn gay go đó trước hết nhờ vẫn còn có những người chịu “sinh nghề, tử nghiệp” với toán, và cả những người “may mắn” nhận được học bổng nước ngoài để sống và tiếp tục làm toán.
Sau 1990, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Toán học Việt Nam cũng đứng trước thách thức hoàn toàn mới. Có lẽ lần đầu tiên, những người làm toán ở Việt Nam phải tự đặt câu hỏi: tại sao lại làm toán, mà không làm nghề khác (có thể kiếm nhiều tiền hơn)? Cái thời mà làm việc gì cũng nghèo như nhau, thì ai thích toán cứ làm toán. Bây giờ, thích toán nhưng cần tiền, có làm toán nữa không? Cái chất “lãng mạn” mà toán học rất cần đã không còn, hay là còn rất ít đất sống. Ông Frédéric Pham đã từng đặt câu hỏi “Y-aura-t-il toujours des mathematiciens au Vietnam l’an 2000” (Gazete de mathematiques, vol. 64, pp. 61-63, 1995). Nhưng toán học Việt Nam, năm 2000, vẫn tồn tại qua thời khủng hoảng. Có thể là do kinh tế Việt Nam cũng đã bước qua khủng hoảng. Cũng có thể do   ai đã chọn toán làm nghề nghiệp của mình thì cũng là người không đòi hỏi quá nhiều về vật chất, nên họ dễ tự bằng lòng với cuộc sống không cần quá nhiều tiền của mình! Có ai đó nói :”Không nên lãng mạn hóa cái nghèo”, đúng lắm, nhưng cũng đừng để cái nghèo giết chết lãng mạn. Không còn lãng mạn sẽ không còn âm nhạc, thơ ca, không còn toán học.
Cháu hỏi chú nghĩ gì về tương lai? Để tồn tại, có lẽ toán học Việt Nam đã qua cái thời khó khăn nhất. Còn để phát triển lên một bước mới: chắc vẫn đang ở thời kỳ khó khăn nhất. Xã hội Việt Nam đang trong cái thời kỳ đầu của “kinh tế thị trường”, cái thời mà chuẩn mực của sự “thành đạt” nhiều khi được đo bằng tiền. Mà tiền chính là cái các nhà toán học có ít nhất! Vậy nên, chỉ những người có quan niệm khác về “thành đạt” mới có thể chọn toán làm nghề nghiệp của mình. Về tương lai của toán học Việt Nam, chú trông chờ hai điều: 1/ nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển để đến khi các nhà doanh nghiệp Việt Nam không còn tự hài lòng với việc giàu lên do làm người bán hàng cho nước ngoài, hoặc người bán nguyên liệu của nước mình cho nước ngoài. Đến khi họ không muốn và không thể tiếp tục làm giàu theo cách đó, họ sẽ cần đến khoa học công nghệ. Khi đó, khoa học cơ bản, toán học sẽ có tiếng nói của mình. 2/ các nhà lãnh đạo thấy rõ đầu tư cho khoa học cơ bản – cũng có thể xem là một phần của việc đầu tư cho giáo dục – là việc làm lâu dài, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, là việc của Nhà nước. Nói cách khác, những nhà lãnh đạo cũng cần phải “lãng mạn”, để nhìn được tương lai xa hơn những lợi ích trước mắt có thể “cân đo đong đếm” dễ dàng.
NBC: Cháu cũng thấy thật đáng sợ khi người ta lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi thứ. Trong cuộc sống, mình vẫn phải tính toán thiệt hơn, nhưng không thể đem cái tính toán thiệt hơn ra  làm nền tảng  xã hội. Dù sao thì cháu vẫn tin đến lúc nào đó thì chúng ta sẽ tỉnh lại, vì cái căn của con người Việt Nam vẫn là sự tử tế.
HHK: Người làm toán bao giờ cũng gặp mâu thuẫn giữa ý muốn làm được cái gì thật hay với việc phải “sản xuất đều đều công trình” (nhất là khi phải xin tài trợ). Theo cháu làm thế nào để sống yên ổn cùng một lúc với hai ý muốn đó?
NBC: Theo cháu, mỗi người làm toán nên giữ riêng cho mình một câu hỏi lớn. Có thể không trả lời được ngay, có thể sẽ không trả lời được trong phạm vi hữu hạn của cuộc sống mình có. Nhưng nó sẽ là một cái đích để mọi việc mình làm trở nên logic chứ không ngẫu nhiên và không bị chi phối bởi những gì ầm ĩ nhất thời. Ngược lại, trong mỗi việc cụ thể mình làm thì lại không nên câu nệ xem đây là bài toán to hay nhỏ, mà bản thân mình thấy hay là được. Có điều mình phải luôn tự nhủ phải trung thực với bản thân. Chú có biết cái câu thơ này của ông Bảo Sinh không :
Tự do là sướng nhất đời
Tự lừa còn sướng bằng mười tự do.
HHK. Chú không biết câu thơ này. Nghe cũng có vẻ A.Q. lắm! Nhưng ở đời, “chỉ số A.Q” có lẽ dự đoán mức độ thành công tốt hơn là chỉ số I.Q. Bởi vì “thành công” của mỗi con người chủ yếu phụ thuộc vào quan niệm của chính họ.
HHK: Chú thấy cháu đọc nhiều, không chỉ có toán mà cả văn học, triết học. Tất nhiên điều đó trước hết là để thỏa mãn ý thích ham hiểu biết, nhưng liệu điều đó có giúp ích (hay làm hại – do mất thời gian)  cho nghề toán của cháu không?
NBC: Đúng là cháu thích đọc sách lắm, nhiều khi đọc đủ thứ bà rằn. Ngay cả trong toán, cháu cũng đọc nhiều sách không liên quan gì đến công việc nghiên cứu nhất thời. Theo cháu cuộc sống có nhiều giai đoạn. Có lúc mình phải tập trung toàn tâm toàn ý vào bài toán mình đang làm. Những lúc đó thì hầu như cháu không sờ vào sách, mà chỉ dùng đến tạp chí chuyên môn, tìm những thông tin thiết thực nhất cho cái mình đang làm.
Lúc làm xong một bài toán rồi thì lại phải quay lại xem có cái gì mình chưa biết để đi đến cái câu hỏi lớn kia. Lúc đó mình lại phải quay lại học những cái kiến thức cơ bản nhất. Cháu thấy nhiều khi học lại, học học thêm những cái cơ bản nhất, những vùng đã được nhân loại chinh phục, vẫn có thể đem lại niềm vui không kém so với việc tìm tòi ở ranh giới của cái chưa biết. Cháu nghĩ chỉ có thế mới có thể đổi mới một cách cơ bản công việc nghiên cứu của mình.
Tất nhiên có một cái hại là số lượng bài báo sản xuất được sẽ giảm đáng kể. Nói cho cùng thì cũng không cần sản xuất nhiều lắm chú Khoái nhỉ. Có một số bài báo cháu viết ra mà sau đó cháu thấy tiếc. Đáng ra không nên viết nó ra thì hơn, hoặc ít nhất là không nên in.
Cháu thấy đọc Văn, đọc Triết giúp mình nhiều lắm. Chẳng hạn như nó giúp mình “không bị chi phối bởi những gì ầm ĩ nhất thời”. Nó dạy mình sống trung thực với bản thân mình hơn, hoặc ít nhất có “tự lừa” thì cũng sớm tỉnh ngộ. Nó giúp mình sống thanh thản, không đòi hỏi quá nhiều ở người khác, không đòi hỏi quá nhiều ở cuộc sống.
HHK: Người làm toán nào cũng ít nhiều thích “nổi tiếng”, nhưng khi quá nổi tiếng (chẳng hạn được Fields) thì hình như sự nổi tiếng lại thành gánh nặng. Cháu có lời khuyên thế nào với các bạn trẻ?
NBC: Cháu nghĩ ai cũng cần sự công nhận, sự tôn trọng từ những người khác. Trường hợp ông Perelman là rất ngoại lệ. Còn sự nổi tiếng theo kiểu tài tử xi nê thì thực ra rất là bất tiện. Chỉ có điều trong trường hợp của cháu, mình không có cách nào khác ngoài chấp nhận nó, rồi cố gắng hướng nó vào những việc có ý nghĩa.
NBC: Cháu cảm thấy gần đây có một sự căng thẳng của một số nhà khoa học “trẻ” đối với các nhà khoa học “già”. Chú suy nghĩ gì về hiện tượng này.
HHK: Chú là một “nhà toán học già”, nhưng không cảm thấy rõ lắm sự căng thẳng đó. Nhưng chắc chắn nó tồn tại. Mỗi thế hệ, thậm chí mỗi người, đều có cái thước đo của riêng mình. Người già có cái thước già, người trẻ có cái thước trẻ. Có cái thước nhiều chiều, cũng có những cái thước “cực đoan” chỉ có một-hai chiều thôi. Mà mỗi con người, mỗi sự việc của cuộc sống đều nhiều chiều lắm.  Đem cái thước ít chiều của mình ra đo thiên hạ rồi khen chê, làm sao tránh được “căng thẳng”. Có những người ít thấy căng thẳng hơn, là vì họ nhớ câu của Khổng Tử :”Kẻ nào khen ta là bạn ta, kẻ nào chê ta là thầy ta, kẻ nào nịnh ta thì đúng là thù của ta vậy”. Nhưng thời nay hình như số người thích làm “thầy” người khác hơi nhiều, mà số ngược lại thì ít. Có thể con người ngày nay “tự tin” hơn chăng? Tuy vậy, trong cộng đồng  toán học Việt Nam, chú nghĩ quan hệ giữa hai thế hệ “trẻ-già”chưa có gì phải lo ngại.
NBC: Hiện tượng cháu nhắc đến ít ảnh hưởng đến cộng đồng toán học, có lẽ giá trị trong toán học dễ cảm nhận hơn ở cách ngành khác. Người ta dễ nhận thức chính xác hơn về giá trị của mình và giá trị của người khác. Ở các chỗ khác, một số bạn trẻ lẫn lộn giữa phong cách khoa học và giá trị khoa học, cho nên khi so sánh các nhà khoa học “già” xa lạ với phong cách làm việc Âu-Mỹ, thì mặc nhiên đánh giá họ thấp đi và tự đánh giá mình cao quá. Một mặt khác, sự chênh lệch về mức sống trở nên quá lớn và điều kiện sống của nhà khoa học trẻ ở Việt Nam là thực sự khó khăn. Những mâu thuẫn kiểu này có lẽ lúc nào cũng có, và theo cụ Marx thì nó là động cơ cho sự vận động của xã hội. Chỉ có điều mình phải để ý để nó vận động theo chiều hướng tích cực.
HHK: Khi tiếp xúc với những nhà toán học nước ngoài, chú có cảm giác nói chung họ biết nhiều hơn (về những thứ “không toán”, hay có thể gọi chung là “văn hóa”) so với những người làm toán ở nước ta. Cháu có thấy thế không? Có thể giải thích thế nào về hiện tượng này, và nó ảnh hưởng thế nào đến chính việc làm toán của “họ” và “ta”?
NBC: Cháu lại thấy các nhà khoa học phương tây hay thắc mắc làm sao mà người phương đông, không chỉ riêng các nhà khoa học, ai cũng là triết gia. Có thể là cái phông văn hóa phương đông và phương tây rất khác nhau, nên ai cũng thấy người kia biết những thứ mà mình mù tịt. Nhưng đúng là cái phông văn hóa có chi phối hoạt động khoa học. Ở phương đông cháu thấy người ta thích cái kiểu tầm chương trích cú quá.
Có một cái các nhà khoa học phương tây, tính cả Ấn độ, hiểu biết hơn hẳn đó là âm nhạc, nói rộng ra là khả năng cảm thụ thẩm mỹ. Theo cháu cái khả năng này là một phẩm chất không thể thiếu của người làm toán.
NBC. Là một người gắn bó với khoa học Việt Nam gần như từ lúc khai sinh, chú Khoái có thể nói một vài lời cho những bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào con đường khoa học không ?
HHK. Chú không thích lắm cái chữ “dấn thân”. Nó làm cho người đi vào khoa học có vẻ như ra chiến trường, có vẻ như sẵn sàng hy sinh vì người khác. Thực ra đi vào khoa học cũng không phải “hy sinh” cái gì hết. Ta làm khoa học vì ta thích hiểu biết, thích sáng tạo. Làm khoa học thì được đọc nhiều, tức là được thụ hưởng hơn người khác cái kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Mà đã thụ hưởng thì có nghĩa vụ đền đáp, tức là phải cố gắng góp được cái gì đó, dù nhỏ. Cuộc sống bao giờ cũng sòng phẳng. Nếu mình đã được làm cái mình thích thì cũng không nên đòi hỏi cuộc đời cho lại đầy đủ mọi thứ như người khác. Thích hiểu biết (thực chất cũng là một thứ hưởng thụ) mà lại vẫn mong có rất nhiều tiền; thích tự do làm cái mình muốn mà vẫn mong có nhiều quyền; thích được yên tĩnh để đắm mình vào suy tư riêng mà vẫn mong cái sự nổi tiếng – đó là những mâu thuãn mà nếu không nhận thức ra thì cứ tưởng mình đang phải hy sinh, đang “dấn thân”! Làm khoa học cũng là một nghề, như mọi nghề khác. Nếu thích giàu thì nên đi buôn, thích quyền thì nên đi làm chính trị, thích hiểu biết, thích tự do thì nên đi vào khoa học. Nghề nào cũng có cái “được” và “mất”. Quan trọng nhất là hiểu cho được mình thực sự cần cái gì. Điều này không dễ, nhất là khi người ta còn trẻ.
Bởi vậy, nếu định chọn con đường khoa học thì nên tự hỏi: có phải cái mà mình mong muốn nhất là tri thức và tự do không?
HHK. Trong cuộc đời, ai cũng có thể mắc sai lầm. Theo cháu, bao giờ thì một người cần nhận ra rằng mình đã sai lầm khi chọn nghề Toán, và nên đổi sang nghề khác?
NBC. Cháu thấy có nhiều lý do khiến người ta có thể từ bỏ nghề Toán và chọn một nghề khác. Trong trương hợp  không nhìn thấy triển vọng nào để nghề Toán tạo cho gia đình mình một cuộc sống tạm gọi là tươm tất,  thì Toán không còn là nghề nữa mà là một dạng nghệ thuật để theo đuổi. Để theo đuổi  một nghệ thuật thì cần một tình yêu mãnh liệt lắm. Đấy là nghĩa của từ dấn thân mà cháu sử dụng. Nhưng đo độ mãnh liệt của tình yêu thì không dễ.
Để làm toán, người ta chỉ sử dụng một số khá hạn chế khả năng của con người, nhưng lại sử dụng chúng một cách tối đa. Khi nhận ra rằng mình thiếu một số khả năng để làm nàng Toán hoan hỉ, mà laị thừa những khả năng mà nàng ta lờ đi, thì có khi cũng nên tìm một nghề khác với nghề nghiên cứu Toán. Yêu đơn phương lâu dài thì mệt lắm.

http://ngobaochau.wordpress.com/2011/09/26/noi-chuy%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-gs-ha-huy-khoai/#more-39

Sunday, September 25, 2011

Lại bàn về đầu tư công


(TBKTSG) - Viết bài này, tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc” mà phần nào đó còn là một “tội đồ” vì đã từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của khi đầu tư công không hiệu quả.
Nhằm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, vấn đề cắt giảm đầu tư công đang được bàn luận sôi nổi. Đây là việc làm cần thiết không chỉ để kiềm chế lạm phát mà điều quan trọng hơn là góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, làm cho nó có hiệu quả hơn. Nói một cách khác, câu chuyện không chỉ là giải pháp tình thế, cắt tỉa cái ngọn mà điều cơ bản là phương hướng lâu dài, xử lý tận gốc một trong những nguyên do đưa tới tình trạng kinh tế kém hiệu quả và bất ổn kinh tế vĩ mô.
Điểm lại từ ngày triển khai công cuộc đổi mới tới nay, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều đợt đầu tư “theo phong trào”, nhiều “hội chứng đầu tư” đã xuất hiện. Nào là đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy bia, thuốc lá, tiếp đến là xi măng lò đứng, mía đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn, đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu công nghiệp và khu kinh tế, kể cả kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột giấy, cán thép, thủy điện nhỏ và vừa, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị, “tận thu” khoáng sản, trường đại học, sân golf rồi sân bay…
Trong số các dự án đó, có phần do doanh nghiệp đầu tư nhưng một phần không nhỏ bắt nguồn từ đầu tư công của trung ương và địa phương lẫn doanh nghiệp nhà nước. Tiếc rằng, cho tới nay chưa thấy có công trình tổng kết nào phân tích rõ xem những dự án ấy hiệu quả tới đâu, lãng phí thế nào và đã tác động ra sao đến những bất ổn vĩ mô và làm cho nền kinh tế nước ta kém hiệu quả.
Viết bài này, tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc” mà phần nào đó còn là một “tội đồ” vì đã từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của nói trên.
Nay ngẫm lại thấy muốn tránh lặp lại những biểu hiện “đầu tư theo phong trào”, những “hội chứng” như vừa qua, có lẽ nên trở lại một số cách tiếp cận cơ bản.
Phải ưu tiêu cho hiệu quả kinh tế
Cách hiểu sơ đẳng về kinh tế là với nguồn lực hạn hẹp cần làm sao đem lại hiệu quả cao nhất. Điều đó càng đúng với nước ta, một nước còn rất nghèo (cho dù đã đạt ngưỡng khởi điểm của nước có thu nhập trung bình): Nhà nước nghèo, từng địa phương nghèo, các doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn cũng nghèo. Muốn cho nền kinh tế khả dĩ có hiệu quả thì không có cách nào khác là phải chọn lựa trình tự ưu tiên trong đầu tư; nhiều công trình tuy cần đấy song vẫn đành phải “nhịn”, chờ đến khi điều kiện cho phép mới đầu tư.
Thật buồn khi thấy những cái chợ được xây dựng khang trang trống rỗng, một số công trình văn hóa như bảo tàng, nhà hát, nhà văn hóa không sáng đèn hoặc vắng bóng khán giả, những bến cảng tàu vào ra lèo tèo, những đường bay thua lỗ triền miên, những trường đại học không tuyển đủ sinh viên… trong khi với số tiền đã bỏ ra để xây dựng chúng ta có thể giải quyết biết bao nhu cầu dân sinh bức bách khác.
Có ý kiến cho rằng, không nên chỉ chú trọng hiệu quả kinh tế mà phải tính đến hiệu quả chính trị, xã hội, sự phát triển các vùng miền…
Điều đó có thể đúng đối với địa phương này hay địa phương khác nhưng nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thì những công trình không đem lại hiệu quả kinh tế sẽ làm cho nguồn lực quốc gia suy kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cả nước nói chung, đó là chưa kể tới những tác hại về môi trường, lòng tin của người dân.
Nguyên nhân đẻ ra tình trạng trên có nhiều: nào là tâm lý muốn phát triển nhanh, nào là ý nguyện “công nghiệp hóa” bằng mọi giá, nào là cơ chế phân bổ nguồn vốn theo kiểu cào bằng và xin - cho, nào là tâm lý “nhiệm kỳ”, nào là những tính toán theo lợi ích ngành và địa phương, thậm chí cá nhân… Ở đây chỉ xin nhấn mạnh một số nguyên nhân liên quan tới tư duy kinh tế và cơ chế quản lý, phân cấp.
Cầu quyết định cung
Mọi người đều rõ, trong nền kinh tế thị trường thì “cầu” quyết định “cung”; vấn đề không chỉ là có thể làm gì mà chủ yếu là thị trường có cần và có khả năng tiêu thụ, sử dụng không. Về chuyện này chỉ xin lấy ra vài ba chuyện. Thứ nhất là chuyện xây cảng, trong đó có cảng nước sâu, cảng tầm cỡ quốc tế. Một điều không cần bàn cãi là nước ta có bờ biển dài, vận tải biển cần chiếm tỷ trọng cao, do đó cần xây dựng cảng biển; vấn đề chỉ là làm sao bảo đảm tính hiệu quả của chúng.
Muốn vậy thì địa hình (nước nông sâu) chưa đủ mà còn cần có địa thế thuận tiện (kể cả đường vào, đường ra bến cảng và các tuyến vận tải biển quốc tế) và nhất là nguồn hàng vào-ra dồi dào, năng lực quản lý tốt làm cho việc vận chuyển, bốc xếp vừa rẻ vừa nhanh, qua hàng trăm năm vận hành hiệu quả cao tạo thành thương hiệu nổi tiếng.
Có người nói nước ta có bờ biển dài, nằm gần đường vận tải biển quốc tế sôi động như vậy mà kém Singapore là không chấp nhận được! Hãy bình tâm xem lại trên thế giới biết bao nước có bờ biển còn dài hơn bờ biển nước ta nhiều, trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng vì sao vẫn không có được các cảng biển tầm cỡ quốc tế; ngược lại nhiều cảng tầm cỡ toàn cầu lại nằm ở những vùng lãnh thổ khá hẹp như Singapore, Hồng Kông, Hà Lan…?
Malaysia đã từng bỏ ra nhiều tỉ đô la xây dựng cảng nước sâu rất hiện đại với kỳ vọng cạnh tranh với Singapore song đâu có thành? Xem như vậy thì chỉ cảng nào đáp ứng được cả năm yêu cầu nói trên mới thỏa mãn được khách hàng và trở thành cảng tầm cỡ quốc tế chứ không phải chỉ có địa hình, thậm chí địa thế thuận lợi là đủ.
Thứ đến là chuyện xây sân bay cũng không khác mấy. Tính hiệu quả của chúng tùy thuộc vào lượng hành khách và hàng hóa có đủ lớn không, mức thu nhập của hành khách đã tới mức chọn đường hàng không chưa? Cung đường có tiện lợi không? Dịch vụ có bảo đảm không?... Đó là chưa tính đến diện tích đất đai phải sử dụng và những hệ lụy về môi trường do sân bay gây ra nếu xây dựng tràn lan.

Tương tự như vậy, khi quyết định xây dựng các khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trước hết cũng cần tính đến bên “cầu”, tức là lợi ích và khả năng của những người tới đó làm ăn.
Để những khu này hoạt động có hiệu quả thì cả ở “đầu vào” lẫn “đầu ra” đều cần hội đủ điều kiện cần thiết chứ không chỉ có hạ tầng cơ sở và cơ chế chính sách hấp dẫn trong nội khu (ngay những điều kiện này ở nước ta cũng còn kém so với nhiều nước khác).
Thâm Quyến, Chu Hải… ở Trung Quốc thành công là vì bên cạnh chúng có những bình ắc-quy dồi dào điện năng là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan nạp vốn vào và tiêu thụ hàng hóa ra, điều mà Chu Lai, Chân Mây… không có được. Đó là chưa kể những khu kinh tế cửa khẩu đều nằm ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, đường sá khó khăn, dân cư thưa thớt và cực nghèo.
Tình trạng bên kia biên giới cũng không khác, thậm chí còn kém hơn thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển và lấy đâu ra thị trường để tiêu thụ? Ngoài ra còn tình trạng đầu tư dàn trải gần ba chục cửa khẩu, nơi nào cũng dở dang k hông ra mớ ra món gì; cơ chế, chính sách đối với các tỉnh biên giới lại chưa tạo động lực cho họ.
Lẫn lộn địa giới hành chính với không gian kinh tế
Việc đầu tư dàn trải kém hiệu quả, na ná như nhau còn liên quan tới sự lẫn lộn về khái niệm giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế. Do cơ chế và lợi ích của địa phương, mỗi tỉnh đều muốn trở thành một thực thể kinh tế “hoàn chỉnh” nông - công nghiệp - dịch vụ đều có, kèm theo là trường đại học, bến cảng, sân bay, khu kinh tế…mặc dầu không hội đủ điều kiện.
Công nghiệp hóa đất nước không có nghĩa là tỉnh nào, huyện nào cũng công nghiệp hóa mà cần có sự phân công lao động hợp lý phù hợp với lợi thế của từng vùng. Trong khi đó, sự liên kết và quy hoạch vùng còn xa mới đáp ứng yêu cầu làm cho nguồn lực bị phân tán, trùng chéo, hiệu quả thấp, nền kinh tế nước nhà đã yếu càng yếu thêm.
Sở dĩ có tình trạng này một phần do sự lẫn lộn khái niệm, một phần khác do tâm lý địa phương chủ nghĩa, căn bệnh nhiệm kỳ và nhất là cách đánh giá thành tích, phân bổ ngân sách và vốn đầu tư từ trung ương đã thúc đẩy cuộc chạy đua về dự án, công trình, tốc độ tăng trưởng “GDP tỉnh-thành”.
Góp phần vào căn bệnh này còn có những khiếm khuyết trong khâu quy hoạch và phân cấp giữa trung ương và địa phương. Thực ra lâu nay ta đã có quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ. Vấn đề chỉ là chất lượng quy hoạch: nhiều khi quy hoạch không đủ tầm nhìn, mới triển khai đã lạc hậu so với cuộc sống; quy hoạch ngành thường rất chậm so với quy hoạch vùng; tính đồng bộ không cao (tình trạng quá tải trên các quốc lộ và tỉnh lộ vận chuyển bauxite Lâm Đồng, đường vào các cảng ở Hải Phòng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu… là những minh chứng gần đây nhất). Quy hoạch đã quan trọng, việc thực hiện quy hoạch còn quan trọng hơn nếu tính rằng, nhiều bản quy hoạch trong thực tế không được tuân thủ nghiêm ngặt, quy hoạch một đằng, thực thi một nẻo.
Kinh tế càng phát triển thì tất yếu phải phân cấp vì chính quyền trung ương dù mạnh đến đâu cũng không quán xuyến nổi, vả lại nhiều việc chỉ có địa phương mới nắm rõ và mới xử lý được. Theo hướng đó Chính phủ đã ra hẳn một nghị định về phân cấp song rõ ràng ở đây còn nhiều vấn đề cần được xử lý. Muốn phân cấp tốt thì quy hoạch và nhất là thực hiện quy hoạch phải nghiêm chỉnh. Việc quy định rạch ròi những lĩnh vực nào, công trình nào chỉ có trung ương mới được quyền xem xét, quyết định; lĩnh vực nào, công trình nào dành quyền cho địa phương là một yêu cầu bức bách. Câu chuyện cho nước ngoài thuê rừng vừa qua là một minh chứng mới về sự cần thiết làm rõ ranh giới này.
Bên cạnh đó cũng nên hình thành một danh mục tương đối rành rọt, cái gì Nhà nước đầu tư, cái gì để tư nhân đầu tư, cái gì công - tư kết hợp. Những khiếm khuyết trong luật ngân sách liên quan tới câu chuyện này cũng nên được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội. Để bảo đảm chất lượng phân cấp thì việc đào tạo, huấn luyện cán bộ địa phương đủ năng lực xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường, kỹ thuật phức tạp, mang tính liên ngành, liên vùng là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định. Đi đối với sự phân cấp có lẽ nên hình thành các quy định mang tính pháp quy và hình thức tổ chức về liên kết vùng - một điều rất yếu ở ta, ai cũng nhận thấy song khắc phục rất chậm.
Tóm lại, nếu như tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả là chủ trương nổi trội trong mươi năm tới thì tái cấu trúc chính sách đầu tư là khâu đầu tiên và mang tính then chốt. Chỉ có như vậy mới tránh được tình trạng thỉnh thoảng lại phải cắt giảm gây ra không ít lãng phí và nhiều vấn đề xã hội, làm cho nền kinh tế càng kém hiệu quả.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/59005/Lai-ban-ve-dau-tu-cong.html

Friday, September 23, 2011

Điều hành giá xăng dầu: “Đặt vấn đề sai, nên mới lủng củng”

picture
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh rằng nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường trong hoàn cảnh hiện nay là sai lầm.
▪  NGUYÊN THẢO
14:32 (GMT+7) - Thứ Sáu, 23/9/2011
Tại hội thảo về kinh tế vĩ mô sáng 23/9 tại Tp.HCM, câu chuyện thời sự về điều hành giá xăng dầu, với điểm nhấn là cuộc tranh luận căng thẳng của hai vị lãnh đạo Bộ Tài chính và Công Thương cách đây ít ngày, lại được nhắc đến trong một số phát biểu.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh rằng nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường trong hoàn cảnh hiện nay là sai lầm. Trao đổi với VnEconomy bên lề hội thảo, ông Tuyển cho rằng những lủng củng, rắc rối trong điều hành hiện nay là do đã sai ngay từ xuất phát điểm của vấn đề.

Ông Tuyển nói:

- Nhiều người hiểu về giá thị trường không đúng. Nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường là không chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay. Giá thị trường là hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xác lập nên giá, do đó có tác dụng kìm giữ giá.

Trong khi ta hiện chỉ có một tập đoàn điện lực, và ba doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chiếm đến 80% thị phần, thế thì làm thế nào mà thị trường được?

Chính vì đặt vấn đề không đúng, nên mới dẫn đến lủng củng, ở chỗ doanh nghiệp đòi theo giá thị trường, còn Nhà nước thì can thiệp vào việc đó.

Bài toán đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, chính là phải xóa bỏ bù lỗ về giá điện và xăng dầu, chứ không phải thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.

Muốn làm được thế thì phải tạo ra thị trường cạnh tranh. Có nhiều phương án để thực hiện điều này. Một phương án mạnh mẽ nhưng phức tạp về mặt kỹ thuật là chia nhỏ các tổng công ty xăng dầu ra. Song cũng có cái khó là nếu chia ngang thì không tạo ra thị trường cạnh tranh, còn chia dọc thì đường ống vận chuyển chính không thể chia ra được.

Phương án hai có thể chấp nhận được, là cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, họ sẽ dần dần tích tụ phát triển lên, còn lại ta nên tiếp cận xóa bỏ bù lỗ về điện và xăng dầu như tôi đã nói. Và đòi hỏi Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ, hoàn toàn minh bạch công khai, chứ không phải chỉ là nghe doanh nghiệp kêu ca.

Nhưng mỗi lần dư luận đòi hỏi sự minh bạch công khai đó, thì lại có rất nhiều lý do được đưa ra, thưa ông?

Theo tôi thì minh bạch chả khó gì cả, nhất là khi giá nhập bao nhiêu, chi phí bao nhiêu, nhà nước cho lợi nhuận bao nhiêu phần trăm trên chi phí hoặc doanh thu hoàn toàn có thể nắm được, làm được, và điều đó phải công bố cho dân biết.

Như vậy, để tình trạng tù mù thông tin như dư luận vẫn nói hiện nay thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm, thưa ông?

Tôi đã phát biểu rất nhiều lần về việc phải công khai minh bạch giá xăng dầu, và muốn làm được thế thì Bộ Tài chính phải có trách nhiệm kiểm tra và phải công bố.

Thế còn trách nhiệm của các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?

Qua câu chuyện vừa rồi thì ngay bản thân doanh nghiệp rõ ràng có sự mâu thuẫn, hôm trước thì bảo lỗ, hôm sau lại bảo không lỗ.

Anh bảo lỗ nhưng không biết là từng mặt hàng xăng, dầu lỗ bao nhiêu thì rất vô lý. Anh yêu cầu điều chỉnh giá mà hỏi lỗ bao nhiêu anh không nói được, thì làm sao mà ông Huệ (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ - PV) có thể đưa ra quyết định được là điều chỉnh bao nhiêu thì hết lỗ.

Vì thế, Bộ Tài chính phải vào kiểm tra và nói cho dân biết sự thực về lỗ, lãi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Đây là thời điểm tốt nhất để tháo gỡ cái “bùng nhùng” này.

Ông có nói đến phương án cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thị trường xăng dầu, vậy theo ông, Nhà nước cần làm gì để khuyến khích các doanh nghiệp mới?

Như tôi đã nói, phương án tốt nhất là cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường. Nếu mở cửa như vậy thì Nhà nước phải tạo điều kiện cho họ, ví dụ như đất đai làm cây xăng. Nếu không tạo điều kiện thì họ cũng không tham gia được, vì chi phí đầu tư cái này rất lớn.
 
http://vneconomy.vn/20110923013622288P0C19/dieu-hanh-gia-xang-dau-dat-van-de-sai-nen-moi-lung-cung.htm

Thursday, September 22, 2011

A marketing guru reveals some of the secrets of his profession

VANCE PACKARD was the Malcolm Gladwell of his day, a journalist with a gift for explaining business to the general public. But in his 1957 classic “The Hidden Persuaders”, he out-Gladwelled Gladwell. The book not only had a perfect title. It also revealed for the first time the psychological tricks that the advertising industry used to make Americans want stuff, instantly transforming the image of America’s advertising executives from glamorous Mad Men into servants of Mephistopheles.
“Brandwashed: Tricks Companies Use to Manipulate Our Minds and Persuade Us to Buy” is an attempt to write a modern version of “The Hidden Persuaders”. Martin Lindstrom cannot write as elegantly as Packard, as his chapter titles (eg, “Buy it, get laid”) make clear. But as a marketing veteran who lists McDonald’s, Procter & Gamble and Microsoft among his former clients, he knows the industry well. It is far more sophisticated than it was in the 1950s, and just as cynical.
Marketers have vastly more information about potential consumers than ever before. Every time you use a loyalty card you surrender personal information. Every time you do a Google search or hit the “like” button on Facebook, you surrender yet more. Google and Facebook protect personal privacy, but they also make money by selling generic information to advertisers. Professional data-miners use electronic data to create a detailed picture of what you have bought in the past (“history sniffing”) and how you bought it (“behaviour sniffing”). They can then draw your attention to products they think you might want to buy in the future. Smartphones can tell you that there is a shop nearby that stocks just the thing you have been looking for.
Marketers milk science for insights. Studies show that music can affect people’s behaviour: shoppers in American department stores who are exposed to piped tunes with a slow tempo spend 18% longer in the store and make 17% more purchases than those who shop in silence. Marketers routinely track shoppers as they make their way around supermarkets and listen in on their conversations at the counter. They also take willing subjects and observe their reactions as they gawp at products.
Marketers are devoting ever more effort to wooing children. The little monsters have a remarkable ability to nag their parents (whom marketers call “wallet-carriers”) into buying what they want. Better still, habits learned in childhood can last a lifetime. So companies bombard children with advertisements from the day they are born. The average American three-year-old can recognise 100 brands. Many can also recite annoying jingles more readily than their times tables. Given a choice between carrots and “McDonald’s carrots”, children hungrily choose the latter. From a company’s point of view, the earlier you hook your customers, the better. Experiments on rats suggest that a taste for junk food can be acquired in the womb.
The most effective marketing tools are often subtle. Kopiko, a confectioner from the Philippines, distributes free chocolates to paediatricians. Apple offers baby-friendly apps such as “Toddler Teasers” and “Baby Fun!”. Gatorade, a drinks-maker, tweets good-luck messages to star athletes. A company called Girls Intelligence Agency employs 40,000 American girls to act as “guerrilla marketers”. It gives them free products and everything they need to organise a slumber party with their friends to try them out. Then it sits back and waits for the buzz to build.
Marketers are also devoting much more effort to marketing to men—or, as Mr Lindstrom puts it, getting men to shop like women. In 1995 only 53% of American men admitted to shopping for themselves. That figure has risen to 75%. Many are buying traditionally “female” products; marketers created a $27 billion “male grooming” industry from nothing. They bombard men with images that were once reserved for women: think of Abercrombie & Fitch’s buff, topless hunks. (Not all hunks are appealing, however. The firm offered to pay a star of “Jersey Shore”, a crass reality show, not to wear its clothes.)
Marketers have long known that the most powerful persuader is peer pressure. What is new is that the data revolution and social media have hugely increased their ability to start “social epidemics”. They create outrageous videos that “go viral”: Quiksilver, a company that sells surfing clothes, produced one about surfers hurling dynamite into a river and then surfing the resulting wave. They turn customers into unwitting marketers: Eagle Outfitters’ Times Square store flashes pictures of anyone who buys its products onto a 25-storey screen and then enjoys free publicity as these instant celebrities send the pictures to their friends. And they create armies of “brand ambassadors”: Apple hires students to become “Apple campus reps” and turns entire sections of university book shops into mini Apple stores.
You can shun, but you can’t hide
Many people imagine they can hide from the hidden persuaders. They skip TV ads and put their faith in customer reviews rather than marketing bilge. They read angry books by Naomi Klein and Morgan Spurlock. They join anti-consumerism groups such as Enough. Yet the marketers have a way of triumphing nonetheless. SAS, a software company, analyses social-media chatter to find people whose online comments influence others; companies can then target these “influentials”. Firms such as Whole Foods turn anti-corporate fads such as organic food into marketing tools. Mr Lindstrom proclaims that he has given up his former profession to become a consumer advocate. But he has forgotten none of his old tricks. To promote his argument, he hired a perfect all-American family to promote goods to their neighbours without their knowledge, in a riff on a recent film, “The Joneses”. The video is on YouTube.
 http://www.economist.com/node/21530076

Cảnh báo khủng hoảng nhân lực nếu cơ cấu kinh tế không đổi

Nếu các trường vẫn tiếp tục đào tạo theo xu hướng của hiện tại để cung cấp lao động cho tương lai thì đến 10 năm nữa, cung cầu lao động sẽ vẫn lệch nhau.
Nhiều đại biểu tham dự hội thảo “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu cấp bách” tại TPHCM vào ngày 22-9 cho rằng muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì thành phố không phải chỉ mở ra nhiều trường đại học, cao đẳng mà nên tập trung vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế.
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên, TPHCM là địa phương đi đầu trong phát triển mọi mặt, nhưng với cơ cấu kinh tế còn chú trọng đến các ngành thâm dụng lao động như may mặc, giày da…thì chắc chắn, lao động được đào tạo từ cao đẳng, đại học sẽ không có chỗ tiếp nhận, trong khi lao động phổ thông tìm đỏ mắt cũng không có.
Một khi cơ cấu kinh tế thay đổi, thì đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ phải thay đổi, tạo động lực cho việc đào tạo, cung ứng sao cho phù hợp.
Theo tiến sĩ Lê Thanh Mai, Đại học Quốc gia TPHCM, nếu căn cứ quy mô đào tạo của các trường đại học và dự báo cân đối nguồn cầu lao động Đông Nam bộ thì đến năm 2015, với số lượng 100% sinh viên tốt nghiệp đại học thì cầu nhân lực của các doanh nghiệp chỉ có 17%. Vì nhu cầu chính của doanh nghiệp trong các năm tới vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng lao động có trình độ chiếm số nhỏ trong cơ cấu lao động của họ.
Ông Đinh Sơn Hùng, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, nhận định sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay cũng là một vấn đề thành phố cần tính đến. Khi doanh nghiệp yếu cả thế và lực so với doanh nghiệp các nước thì việc chảy máu chất xám là dĩ nhiên. Các yếu tố kinh tế vĩ mô không thuận lợi đang khiến doanh nghiệp đối diện với quá nhiều khó khăn, vì thế, doanh nghiệp chỉ tuyển lao động giá rẻ để hạ chi phí. Nếu chỉ tập trung đào tạo mà không tính đến khó khăn của doanh nghiệp thì việc dư thừa lao động có trình độ là điều dễ xảy ra.
Bà Lê Thanh Mai của Đại học Quốc gia TPHCM cũng cho rằng các trường hiện chạy theo các ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn, nhưng không hề có tính toán dự báo xem trong vài năm nữa, liệu các ngành này có cần thêm nhân lực hay không? Như thống kê của bà Mai thì trong 280 ngành đang được các trường đào tạo thì quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, kế toán đang được thí sinh đăng ký nhiều nhất.
Trong khi đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán không có việc làm hiện nay rất cao. “Nếu các trường vẫn tiếp tục đào tạo theo xu hướng của hiện tại để cung cấp lao động cho tương lai thì đến 10 năm nữa, cung cầu lao động sẽ vẫn lệch nhau”, bà Mai nói.
Theo Sở lao động Thương binh Xã hội TPHCM, thành phố cũng nên có các chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển của thành phố, trong đó có những nhân lực đang học tập ở nước ngoài. Đồng thời cũng nên tìm cách đào tạo lao động cao cấp theo nhu cầu của doanh nghiệp, để tránh tình trạng các doanh nghiệp phải sử dụng lao động nước ngoài với mức lương cao ngất.
Có mặt tại hội thảo sáng nay, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM cho biết thành phố sẽ tìm cách kết nối cung cầu lao động, và sẽ có các chính sách để đãi ngộ nhân tài, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của TPHCM.

Tuesday, September 20, 2011

Hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phi sản xuất


(TBKTSG Online) Các dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến sẽ bị hạn chế cấp phép.
Đây là một trong những nội dung trong Chỉ thị 1617/CT-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN).
Ngoài ra, theo chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu không cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Cũng theo nội dung nêu trong chỉ thị, tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt là trong các dự án sân gôn, trồng rừng, sản xuất thép, khai thác khoáng sản... Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lao động... dẫn đến chất lượng các dự án chưa cao, thiếu sự liên kết giữa ĐTNN và doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước chưa tốt, thiếu sự phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương...
Mặt khác, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tình trạng thiếu điện, bất cập của hệ thống cảng và các công trình hạ tầng liên quan, sự thiếu hụt trầm trọng người lao động đã qua đào tạo, kỹ sư, cán bộ quản lý, tiếp tục là những rào cản đối với hoạt động ĐTNN.
Thủ tướng cũng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn ĐTNN (chuyển vốn vào Việt Nam, vay, trả nợ nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nước của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN); nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/61561/

Monday, September 19, 2011

How Marketing Can Lead Process Improvement

To keep their companies in shape, managers must explain to employees what customers experience and expect. The head of marketing is typically charged with gathering market research on customers and their expectations. Most heads of marketing that I've seen gather "voice of the customer" research for product design decisions, but they don't do enough to help employees understand what customers are looking for. They don't create an ethic of being truly customer-driven. Here are three ways they can.
1: The head of marketing brings customer research to life for employees by creating customer personas.
Most employees don't read customer research data; they don't find it compelling or interesting. But they do respond to stories, especially those that emphasize the importance of their role in the company and how it affects the customer experience.
Consider the case of "Al and Betty" at Grainger, the $7 billion distributor of facilities supplies. The company's U.S. leadership team realized that to get every employee to connect with customers, they had to find a way to give "the customer" a name and a face.
Their process started with the question, "Who are our customers?" The leadership team realized they had two types of customers. The first they named "Al," a facilities maintenance professional. His job is to ensure that a building is up and running, so he's motivated by time. He needs to get Grainger's products, such as pumps, power tools, and electrical supplies, quickly. The stick figure they created of Al has a clock.
They second they named "Betty." She's the purchasing manager at her company. She wants the best deals on the products and services her company buys. The Betty stick figure holds a dollar sign.
Grainger's leaders used Al to help employees in the firm's U.S. branch offices think about their service process from their customers' perspective. They explained how Al typically comes to a branch to pick up an order and wants to get in and out quickly. Other times he comes in with a broken product. Then he'll stand at the counter and work with Grainger's people to solve his problem. Because these are often complex, such as a part for a 40-year-old boiler, it can take 30-to-45 minutes to find the right solution.
By thinking about these two very different reasons why Al comes to a Grainger branch, office managers realized they had not designed the interaction to optimize both kinds of experiences. Now, branch employees are redesigning the experiences from Al's point of view, with the benefit of customers' ideas and feedback.
2: The head of marketing sponsors experiments with customers to improve their buying decisions.
Another way marketing heads can bring the customer experience into the organization is to develop a deep understanding of the customer's decision process and find ways to improve it. For example, one of the reasons Netflix has flourished is that it recommends movies you would like based on your ratings of other movies you've seen. Amazon.com does the same thing for books based on what other people have purchased. Assisting customers with their buying process can shift their relationship with a supplier from "vendor" to "partner."
Using tried-and-true process improvement techniques, heads of marketing can help their organizations co-create new processes and offerings with their customers and even involve suppliers. For example, Grainger has formed teams in brand management for each customer segment to identify solutions that result in quantifiable bottom-line improvement. Using continuous improvement methods, a team tests a new offer with a small group of customers first to see whether it resonates. If the answer is yes, the team then determines the most effective methods for building competence in their sales team to deliver the new offer to customers. Based on the small-scale test, they adjust and fully launch only when they have the right results on both tests: measurable positive customer impact and a reliable sales process.
3: The head of marketing spends time with employees who work with customers and is an advocate for them internally.
In a previous post on Customer-Centric Continuous Improvement, I wrote that the ability of a company to stay focused on process improvement depends on getting executives out of their offices and engaging with customers. More than anyone in the C-suite, the head of marketing needs to spend time with employees who touch customers and be the customers' advocate. For example, Bob Coggin, the former senior vice president of marketing at Delta Air Lines, had breakfast once a month with 12-16 employees who dealt with customers. He asked these Delta workers to tell him what they needed to deliver a better product. Once a quarter he hosted a session for all frontline managers and brought in customers who could sound off on their experiences with the company.
How have you seen the head of marketing successfully bring the customer experience to each employee?

http://blogs.hbr.org/cs/2011/09/the_role_of_the_head_of_market.html

Monday, September 12, 2011

Lạm phát do đâu?

Câu hỏi này được đặt ra chủ yếu cho thời kỳ gần đây, đặc biệt là một năm qua.

Tuy nhiên, lạm phát có những nguyên nhân chung, có nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn từ thời gian trước và do có độ trễ của chính sách, nên cần xem xét diễn biến trong thời gian dài.

Diễn biến lạm phát

Trong 36 năm qua (tính từ năm 1976), lạm phát tại Việt Nam chỉ có 1 năm giảm (2000), 12 năm tăng 1 chữ số, 20 năm tăng 2 chữ số, 3 năm tăng 3 chữ số.

Thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng chậm, có năm bị giảm, làm mất cân  đối cung cầu (thiếu cung), tiền nhiều hơn hàng.

Thời kỳ 1986-1991, lạm phát phi mã, trong đó 1986-1988 tăng tới 402,1%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Có một nguyên nhân quan trọng là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hầu hết những mặt hàng bao cấp hiện vật bằng tem phiếu định lượng trong thời kỳ trước, tạo ra mặt bằng giá chung mới cao hơn nhiều.

Thời kỳ 1992-1995, lạm phát còn cao, nhưng đã thấp hơn nhiều so với các thời kỳ  trước. Nguyên nhân chủ yếu do cung đã tăng (tăng trưởng kinh tế 1991-1995 đạt 8,2%/năm, đặc biệt lương thực vượt nhu cầu trong nước, đã có xuất khẩu với khối lượng lớn; Chính phủ đưa ra phương châm: đối với ngân sách thì thu lấy mà chi; đối với ngân hàng thì vay lấy mà cho vay-có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiền cho bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt.

Thời kỳ 1996-2003 được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp (mặc dù năm 1998 tăng cao 9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực, với tỷ giá năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6% và giá lương thực tăng 23,1%, giá thực phẩm tăng 8,6%. Nhưng nhìn chung cả thời kỳ này đã có 3 năm, trong đó có 1 năm giảm, 2 năm tăng thấp; giá lương thực, thực phẩm giảm hoặc tăng thấp.

Thời kỳ từ 2004 đến nay là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn.

Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%. Năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%.

Năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 sau 8 tháng đã tăng 15,68% (nếu tính theo năm thì tháng 8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 23,02%). Dự báo cả năm phải phấn đấu tích cực mới ở mức 18% (nếu theo “quy luật” trong mấy năm qua thì khả năng năm 2012 sẽ tăng thấp hơn và từ đó có thể nhận thấy việc Chính phủ đưa ra chỉ tiêu dưới 10% của năm 2012 là có tính khả thi).

Nguyên nhân

Lạm phát về thực chất là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa, dịch vụ, với nguyên nhân tổng quát là mất cân  đối giữa tổng cung và tổng cầu, mà biểu hiện của nó là mất cân đối tiền-hàng: tổng cung cao hơn tổng cầu, tiền nhiều hơn hàng thì lạm phát (còn tổng cung ít hơn tổng cầu, tiền ít hơn hàng thì thiểu phát).

Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát bao gồm những yếu tố tác động đến hai vế của quan hệ cân đối này, tức là các yếu tố tác động đến tổng cung, đến hàng và các yếu tố tác động đến tổng cầu, đến tiền.

Xét theo các mặt này, thì các nguyên nhân của lạm phát thời gian qua bao gồm các yếu tố sau.

1. Xét tổng quát là sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp.

Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạm phát...) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô...).

Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ 1996-2000 lên 39,1% trong thời kỳ 2001-2005 và lên 43,5% trong thời kỳ 2006-2010. Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001-2005 lên 72,2% thời kỳ 2006-2010.

Đây là tỷ lệ cao so với một số nước (năm 2009 của Việt Nam là 72,8%, trong khi của Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore 52,4%, Malaysia 64%, Indonesia 68,2%, Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc 70,3%...).

Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quy mô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên; nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoại của một bộ phận dân cư.

Do đầu tư và tiêu dùng cuối cùng vượt xa so với GDP, nên nhập siêu tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 mới gần 9,4 tỷ USD, đã tăng lên trên 19,1 tỷ USD thời kỳ 2001-2005 và tăng lên gần 62,8 tỷ USD thời kỳ 2006-2010).

Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớn như thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nước có bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; một số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm... lên đến mấy tỷ USD.

2. Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên 6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực).

Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới 40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.

Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD...).

3. Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao (mấy năm nay đạt trên dưới 28%), nhưng thu từ dầu thô, từ hải quan, thu từ  đất đai là những khoản không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh tế và có xu hướng giảm (thu từ dầu thô năm 2005 chiếm 29,2%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 13,9%; thu từ hải quan, tương ứng chiếm 16,7% và 22,5%; thu từ đất đai chiếm khoảng 6-7%).

Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước ở mức thấp, nhưng từ năm 2007 đến nay ở mức cao, tuy đã có xu hướng giảm xuống trong vài năm nay, nhưng vẫn thuộc loại cao. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội là cần thiết, nhưng thuộc loại cao, nhất là chi cho đầu tư công-thể hiện Nhà nước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến khích các nguồn lực xã hội.

4. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.

Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ.

5. Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm phát trên 4 mặt.

- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.

- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên.

- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ...

- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.

6. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị  trường là tất yếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập cùng một lúc sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã, hay vào tháng 2-3 vừa qua.

7. Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với lạm phát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau.

- Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá cao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt 130,8%, năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có độ mở khá cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.

- Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.

8. Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh đầu tư. Từ quý II/2007, thị trường chứng khoán sau khi lên đỉnh đã đao xuống mạnh, làm cho một lượng tiền lớn từ kênh này chuyển sang làm cho giá bất động sản bốc lên và giá tiêu dùng tăng cao vào cuối năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008.

Giá vàng, giá bất động sản tăng cao vào năm 2009, đầu năm 2010 cũng đã hút một lượng tiền lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại. Từ cuối 2010, chứng khoán và bất động sản đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng cao lên. Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh cũng góp phần tạo lên sự cộng hưởng và chia sẻ dòng tiền với thị trường tiêu dùng.

Như vậy, lạm phát ở  Việt Nam do nhiều yếu tố. Các giải pháp kiềm chế lạm phát cần tác động vào các yếu tố đó.

http://vneconomy.vn/20110912100018354P0C9920/lam-phat-do-dau.htm