Friday, August 19, 2011

Phải tổ chức truyền thông mạnh hơn nữa

TP - Liên quan tới tranh chấp trên biển Đông, dường như đang có một cuộc chiến về truyền thông diễn ra rất ráo riết. Ông nhận xét gì về cuộc chiến truyền thông ấy?
Đảo Cô Lin
Đảo Cô Lin.
 
Các nhà nước liên quan quyền lợi ở biển Đông đang sắp xếp các tuyến truyền thông của mình. Trung Quốc, Philippines đang làm vậy và chúng ta cũng đang cố gắng tổ chức truyền thông của mình.
Người Trung Quốc tỏ ra khá nhất quán trong sử dụng phương tiện truyền thông khi đề cập đến biển Đông. Sự nhất quán ấy bộc lộ sự mềm dẻo, sự khôn khéo thậm chí tinh vi của các nhà chính trị Trung Quốc. Sự nhất quán một cách chủ động ấy còn bộc lộ những mong muốn chung của người Trung Hoa dù họ ở Đài Loan hay Đại lục.
Theo ông chúng ta đã có cái gọi là tuyến truyền thông về các vấn đề ở biển Đông một cách rõ rệt và nhất quán chưa?
Tôi cho rằng ở Việt Nam truyền thông trong đời sống hàng ngày bộc lộ tình cảm xã hội nhiều hơn là ý chí chính trị. Truyền thông của ta chưa mạnh mẽ, thiếu bài bản, chưa tạo thành một cuộc kháng chiến có chất lượng, với những mục tiêu rõ rệt trên mặt trận tuyên truyền. Đấy là những gì tôi quan sát thấy.
Chúng ta, phía bị xâm hại trong vấn đề biển Đông, chưa tạo ra được một tiếng nói mạnh mẽ, nhất quán trong xã hội đã đành, chúng ta cũng chưa liên kết được với các lực lượng ủng hộ trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, chúng ta có lẽ đang thua thiệt trong cái gọi là cuộc chiến truyền thông này.
Theo ông có cách gì thể hiện lòng yêu nước trong thời điểm hiện tại để vẹn được nhiều đường?
Nhà nước hay các tổ chức xã hội dân sự phải tổ chức các diễn đàn để người dân có điều kiện thể hiện lòng yêu nước, tập hợp thành sức mạnh giúp nhà nước căn cứ vào đó mà có các chính sách, các giải pháp chính trị cho những vấn đề trên biển Đông.
Nhưng trong chuyện này tôi nghĩ hãy khoan bàn về chính trị, trước tiên hãy bàn đến phẩm hạnh tự nhiên của con người. vẻ đẹp tự nhiên của một con người. Lòng yêu nước làm đẹp con người. Xã hội phải tôn vinh tình cảm đó.
Chúng ta có những bằng chứng lịch sử như các sắc phong của các triều đại và các bằng chứng khác chứng tỏ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam...
Theo quan sát của tôi, tất cả mọi cái chúng ta đều có, nhưng chưa được sắp xếp một cách có hệ thống để tạo ra sức mạnh tối ưu. Có nhiều loại cơ sở để xem xét vấn đề chủ quyền, lịch sử cũng là một trong những yếu tố.
Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam tồn tại từ nhiều thế kỷ rồi. Chúng ta cần phải nỗ lực công bố những quan điểm, và các bằng chứng không thể chối cãi, kết hợp với nhau trở thành một hệ thống có giá trị về mặt pháp lý.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt.
 
Ông nghĩ gì về việc nghiên cứu về biển Đông ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?
Gần đây tôi nghe nói Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng thành lập một hội đồng nghiên cứu về biển Đông, trong đó nhiều luật sư rất có tiếng, có cả một số nhà nghiên cứu như anh Đinh Kim Phúc, anh Nguyễn Nhã, anh Hoàng Việt. Tôi nghĩ đấy là một động thái tốt. Nhưng con người chấp nhận lẽ phải còn bằng cảm tính, bằng bản năng.
"Ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng cùng nhau hạn chế, kiểm soát và đề kháng với mặt tiêu cực trong tham vọng của Trung Quốc là công thức tốt để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông…”
 
Hàng trăm triệu con người, hàng tỷ con người trên thế giới này không phải ai cũng tiếp cận lẽ phải bằng lý thuyết cả. Trong vận hành tòa án Hoa Kỳ thì bồi thẩm đoàn là nơi quyết định kết quả của vụ án chứ không phải ông chánh án, ông chánh án là một anh trọng tài giữ cho phiên xử ấy đi đúng các đòi hỏi của luật pháp.
Cuối cùng người ta vẫn để cho lẽ phải của tinh thần con người, lẽ phải tâm hồn con người quyết định. Chúng ta đang đối phó với một đối tượng có thật với một âm mưu có thật, với một tham vọng có thật, chúng ta phải có một sức mạnh có thật. Sức mạnh có thật của một quốc gia nhỏ chính là sự thống nhất ý chí, sự thống nhất tình cảm, sự thống nhất bản năng để từ đó mới có được một sức mạnh thống nhất.
Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của biển Đông đối với Trung Quốc?
Trong tất cả các vùng biển xung quanh nước CHND Trung Hoa thì Biển Đông là vùng biển sâu nhất, vùng biển kín nhất và là vùng biển tiếp cận với những đồng minh hoặc có khả năng tiếp cận với những đồng minh tiềm năng dễ nhất mà Trung Quốc có.
Trung Quốc nếu muốn nuôi dưỡng, phát triển tham vọng thống trị hoặc điều khiển thế giới thì Trung Quốc buộc phải có một vùng biển để phát triển hải quân. Biển Đông là chỗ tốt nhất để làm việc ấy. Về mặt sâu, về mặt kín, về mặt chịu đựng sức tiến công từ bên ngoài thì biển Đông tốt hơn biển Hoàng Hải rất nhiều.
Những đối thủ có mặt trong các vùng biển thì người Hàn Quốc và người Nhật Bản chắc chắn lợi hại hơn những người có mặt ở vùng biển Đông nhiều. Cho nên người Trung Quốc rất cần biển Đông.
Trung Quốc vốn thực dụng, họ cũng muốn khai thác tài nguyên, đánh cá, nhưng đấy không phải là mục tiêu chính. Người Trung Quốc nhắm đến biển Đông trước hết không phải vì tài nguyên. Biển Đông là địa điểm chiến lược, đấy là một chiến khu để chuẩn bị cho một lực lượng thỏa mãn tham vọng toàn cầu. Sự không may mắn của chúng ta là chúng ta ở cạnh một quốc gia có tham vọng ấy.
Tham vọng ấy có thể thay đổi được không, thưa ông?
Tôi lấy vợ đến bây giờ là 40 năm, nhưng nhìn những người đàn bà đẹp tôi vẫn có lòng tham. Đấy là tham vọng. Tham vọng ấy tồn tại cùng với tôi cho đến hơi thở cuối cùng, nhưng không có nghĩa là tôi hiện thực hoá các tham vọng ấy.
Vấn đề là Trung Quốc có thắng nổi bản thân mình không?
Một dân tộc mà không thắng nổi bản thân mình thì nó chẳng thành cái gì cả. Nó sẽ thắng được một khi nó thấy tính vô lý, tính bất khả thi của các tham vọng. Và người Việt phải làm công việc chứng minh tính vô lý và bất khả thi của tham vọng từ Trung Quốc.

“Tôi thành công là tôi làm được cái mà tôi muốn.”

Thất bại và thành công và trải nghiệm?
Tôi không bao giờ xem cái gì là thất bại và cái gì là thành công, đấy là một hiện tượng tự nhiên, là thuộc tính của đời sống, của một người làm kinh doanh, cho nên không có gì vượt quá sức chịu đựng của tôi cả. Bởi vì lúc người ta căng thẳng quá, bất lực quá thì người ta xấu tính, mà xấu tính tức là người ta thất bại với tư cách một con người. Phải phấn đấu như thế nào để chúng ta không xấu tính được trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phải biết chia sẻ lợi ích đến từng đồng một, trong những lúc chỉ có một đồng thì cũng phải chia sẻ từng hào, và nếu chỉ có một hào thì phải chia sẻ từng xu. Khi chúng ta làm được như thế thì trí tuệ của chúng ta bỗng trở nên lấp lánh, hay được chuẩn bị để lấp lánh vào những lúc còn lại.
Cho nên trên tổng thể, cuộc đời của tôi là một cuộc đời thành công, mặc dù đoạn thành công ngắn hơn rất nhiều so với đoạn tôi sống. Nhưng tôi truy lĩnh tất cả những sự thất thiệt có trong cuộc sống trước đó, nhưng từ khi kinh doanh đến giờ hành vi của tôi không thất bại, tôi thấy trước tất cả mọi sự thất bại, thất bại trong quan hệ con người, quan hệ kinh doanh.
Bác khởi nghiệp là một kỹ sư xây dựng, sau đó lại chuyển sang lĩnh vực tư vấn. Bác có nghĩ như vậy là bác đã thất bại trong việc thực hiện ước mơ ban đầu của mình?
Tôi không bị trói buộc vào ngành nghề, cho nên đi từ kỹ sư xây dựng sang luật sư, và trở thành một nhà khoa học về chính trị tôi đi những bước rất tự do. Tôi không mất đi bản năng của một anh kỹ sư, bởi vì trong tư duy chính trị của tôi có chất lượng của một anh kỹ sư. Đã vặn cái vít thì phải vặn cho chặt, đã khảo sát một khái niệm thì phải khảo sát cho đến đầu đến đũa, đã nói một chữ thì chữ đấy phải được trăn trở, phải được suy tư, phải được phân tích, phải được chẻ tư chẻ tám một cách cặn kẽ. Đấy là chất lượng kỹ sư trong tư duy chính trị hoặc tư duy khoa học của tôi.
Vậy sự thành đạt có mang lại hạnh phúc không?
Tôi nghĩ rằng như tuổi cuả tôi, làm cha và nếu có may mắn lên làm ông, tôi luôn luôn tìm kiếm những biểu hiện hạnh phúc trong đời sống của con cái mình. Còn thành đạt, với tư cách là một kẻ đã bước một hai chân vào sự thành đạt, tôi nghĩ rằng thành đạt không mang lại nhiều điều hạnh phúc lành mạnh cho một người, thành đạt chỉ mang lại niềm kiêu hãnh để trả đũa cuộc đời đã trót dại gây gổ với mình trong quá khứ thôi.

“Tôi là kẻ bới những đống rác của đời sống để tìm ra những thứ giá trị cần cho cuộc đời của mình.”

Bác nghĩ thế nào về quan niệm của giới trẻ bây giờ và cả xã hội nữa rằng vào đại học là tất cả mục tiêu của các bạn trẻ?
 Sự học thì phải đặt câu hỏi học để làm gì? Học để thành công, học để có kiến thức dùng vào nhiều chỗ, nhiều lúc, nhiều tình huống. Học để tồn tại, học để thích nghi với điều kiện sống, học để thích nghi với các hoàn cảnh. Cho nên học hành là cả một cuộc đời, không phải chỉ là một cái bằng mà tôi đạt được. Trường đại học đầu tiên là nơi cung cấp cho mình một tiêu chuẩn để xác nhận là mình đủ năng lực để có một số phương pháp luận cơ bản. Tôi không nói đến việc học để có một nghề nghiệp, mà tôi nói đến học vấn. Tôi không trọng lắm những bằng cấp này nọ.
Thưa bác, theo bác giới trẻ nên học cái gì? Nên học như thế nào?
 Đặt vấn đề với giới trẻ học cái gì là sai. Học tất cả mọi thứ, khi nào mình cảm thấy cần là có cái để lý giải, hay để thoát ra khỏi các bế tắc mà mình gặp phải trong cuộc sống. Vì thế tôi học khá nhiều, cho đến bây giờ tôi vẫn học.
Còn việc học như thế nào? Phải chuẩn bị cho mình một thái độ học không ngưng nghỉ, học như một thứ thư giãn, học trong sự êm thuận trong đời sống tinh thần. Không nên biến học hành thành những cuộc đua, bởi vì không ai đua suốt đời, nhưng người ta có thể đi suốt đời để dịch chuyển suốt đời, và khi không dịch chuyển nữa là chết. Phải xem học là sự dịch chuyển từ miền kiến thức này đến miền kiến thức khác. Từ giới hạn này đến giới hạn khác cao hơn của kiến thức. Nếu phảt hiện thấy mình có một thứ tài năng ở mức cao thì có thể mạnh dạn hiến thân cho chuyên môn mà mình theo đuổi để trở thành chuyên gia. Những chuyên gia đôi khi sẽ trở thành rất ngẩn ngơ trong các lĩnh vực khác của đời sống thông thường. Và chúng ta đánh giá một chuyên gia bằng độ sâu kiến thức của họ trong lĩnh vực họ là chuyên gia, chứ không phải đánh giá sự ngớ ngẩn của họ trong lĩnh vực khác. Tôi khuyên các cháu là đối với những người bình thường như chúng mình, Chúa không cho chúng ta tài năng như Ngô Bảo Châu, như Đặng Thái Sơn, (mà chúa cũng không cho nhiều người) thì chúng ta đành phải làm một con người độc lập, kể cả độc lập với chúa, bằng sự học hành. Chúng ta nhặt nhạnh từng mảnh vụn mà chúa đánh rơi ở ngoài đường thay vì chúa cho một cục như cho Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn. Tôi là người biết rất rõ sự bình thường của mình, vì thế tôi khắc phục cái bình thường của tôi để tạo ra giá trị của tôi bằng cách nhặt nhạnh những mảnh vụn mà chúa đã cho người khác mà người khác không dùng vứt đi. Tôi là kẻ bới những đống rác của đời sống để tìm ra những thứ giá trị cần cho cuộc đời của mình.
Theo bác giới trẻ cần chuẩn bị những gì để vào đời?
 Theo kinh nghiệm của tôi thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ cho được sự lương thiện, trung thực và dũng cảm, đấy là tài sản quan trọng nhất của con người khi vào đời.
Ngoài việc học, các cháu phải tự do, việc đầu tiên là phải rất tự do trong ý thức của mình, trong tinh thần của mình. Có tất cả các rào cản, các rào cản ấy không phải là một thứ cố định mà nó xuất hiện vào một lúc nào đó mà mình không lường trước được. Phải rèn luyện cho mình một miền năng lực để ứng phó với các đòi hỏi khác nhau vào những lúc khác nhau, với những cường độ hoàn toàn khác nhau. Rèn luyện cho mình một thể chất có thể sống để ứng phó với mọi khó khăn, và đủ sức để kéo cơ hội xuống gần mình hơn. Có những người thể chất yếu không đủ sức để kéo cơ hội, có những người lãng phí cái gì cũng tưởng là cơ hội kéo cả ngày, cho đến khi cơ hội thật đến thì không đủ sức để kéo được nữa. Cho nên, con người phải đủ tỉnh táo, đủ tự nhiên để giữ gìn một cách bản năng sức lực của mình và chuẩn bị một cách tự nhiên các năng lực. Lúc nào cũng phải đi tìm bản thân mình, đừng nói giới trẻ nông nổi, giới trẻ mà không nông nổi thì còn đâu là giới trẻ nữa.
Cảm ơn bác!

Monday, August 15, 2011

What China’s five-year plan means for business

  McKinsey analyzed the potential impact on 33 industries. Two dimensions stood out: the plan’s effect on profit pools and on the competitive landscape.

China’s recently announced 12th five-year plan aims to transform the world’s second-largest economy from an investment-driven dynamo into a global powerhouse with a steadier and more stable trajectory. The plan affects domestic and foreign companies in all industries. To help senior managers decode and understand its provisions, we analyzed the potential impact on 33 industries. Two dimensions stood out: the effect on their profit pools and competitive landscapes. (For a detailed look at this analysis, see the interactive exhibit, “The economic impact of China’s 12th five-year plan.”)
The plan’s likely impact on profit pools was categorized as either favorable (for example, sensitive to an increase in domestic demand or specifically targeted for special treatment), unfavorable (subject to restrictive policies), or neutral. For the effect on the competitive landscape, we looked at the intensity of regulation.
Five groups emerged from the analysis. New strategic industries are singled out for global leadership. Domestic-consumption engines drive consumer growth in the homeland. Restructurers are under government mandate to change. Reinventors are mature industries that must innovate and reinvest to close the gap with global leaders. Social utilities are large state-owned enterprises managing significant components of the national infrastructure.

New strategic industries
The plan characterizes a handful of industries as emerging battlegrounds where countries will be competing for technological leadership during the next wave of development. These industries, including new energy sources and biotechnology, are distinguished by their high profit growth potential and moderate state oversight. In these areas, the government has dedicated itself to incubating national and global champions by helping them gain leading technologies and expanding their commercial capabilities.
China’s government aspires to increase the share of GDP these industries contribute from about 1 percent today to 8 percent by 2015 and to 15 percent by 2020, presenting a huge market potential for domestic and foreign businesses alike. Although significant uncertainties remain in such young markets, companies that compete in them should focus on building core competitiveness in technological and commercial capabilities, as well as on gaining recognition as local innovators. Domestic players should concentrate on acquiring leading technologies and building relationships with local governments. Foreign companies must bring advanced technology and be seen as trusted partners for local innovation.
Competition, its texture defined largely by regulatory decisions, will be fierce. The central government could further shape the competitive landscape by specifically identifying technology paths, industry standards, market entry criteria, and partnership models. Given the fragmented markets that developed around early favorites such as wind and solar power, the government will become increasingly selective in its policies, looking for avenues to expedite consolidation and to identify national champions quickly.
Domestic-consumption engines
The industries that will benefit most from the government’s efforts to retool the Chinese economy and to boost domestic consumption are consumer-facing ones such as airlines, fast-moving consumer goods, food, pharmaceuticals, shipping, and tourism. These domestic-consumption engines, which have a favorable environment for profit growth and reasonably free markets, also benefit from the government’s attention to social harmony and “green” development.
To capture the greatest growth opportunities, companies must increase their market penetration and offer tailored products for core customer segments. They should also closely monitor the development of specific consumption-enhancing government policies, such as encouraging urbanization, optimizing the investment structure, strengthening the social safety net, increasing household income, and developing the retail infrastructure. Opportunities in newly urbanized areas and the countryside should be explored vigorously. In addition, the government’s push to assure higher product safety and quality and to encourage environmentally friendly consumption habits will present further openings for quick movers.
While government efforts to increase household incomes and wages will help spur private spending, they also present companies with the challenge of keeping expenses at bay amid rising labor costs. The plan targets a 13 percent increase in minimum wages each year, along with a more modest annual increase in household income (about 7 percent). Construction, consumer electronics, logistics, retailing, and other industries will feel the pinch. Further, costs will probably increase as a result of new policies for pricing energy, raw materials, and water; tighter environmental regulations; and enhanced consumer protection. Intense concern over inflation means that the government is unlikely to favor moves fully passing these cost increases on to consumers.
The government is also shaping the competitive environment in other ways. Industries such as education, financial services, health care, and logistics are being deregulated, further opening the market to foreign companies. Increased attention to food and drug safety and to quality gives companies with a solid reputation for high standards an opportunity.
Restructurers
Real estate and commercial banking, two industries fundamental to the country’s economic and social well-being, face significant structural risks and follow shaky business models. The government has given these structural reformists a clear mandate to clean up their act.
China’s real-estate industry has enjoyed rapid growth during the past five years, contributing strongly to overall GDP and local-government budgets. But the overheated market has raised fears of speculative bubbles and social instability linked to rising housing costs. In the plan, the government sets a target of 36 million affordable living units and promises strict oversight of housing loans and the residential market.
For fundamental reform, however, the industry must create a profitable and sustainable business model—for instance, in real estate for retailing or affordable-housing projects. Meantime, the central government must find new income sources for municipalities that have used the proceeds from lucrative property sales to finance local-industry development projects, as well as establish alternative investment channels.
Commercial banks also expanded rapidly in the wake of the surging real-estate market, primarily by lending to developers, and face their own obligation to reform. To maintain profit growth rates, banks must identify the plan’s new revenue streams—for example, in support for small- and medium-sized businesses, digital banking, and wealth management—and build capabilities in managing risk and talent and in other value-added roles. They must also become adept at interpreting and balancing contradictory government policies, such as the drive to control inflation while at the same time financing small- and medium-sized enterprises and stimulating private consumption.
After much-needed reform, Chinese banks would be free to offer more sophisticated and diversified services, and the broader industry may enter a new era of competition. These developments will require know-how, talent, well-structured processes, and management. At present, Chinese banks suffer from a capability gap, opening opportunities for leading foreign institutions. Of course, the size of the opportunity depends on the direction and depth of reform. Foreign banks might also be able to give regulators assistance in defining that direction.
Reinventors
Many mature manufacturers lag behind their global competitors in technology and suffer from overcapacity, low efficiency, and high pollution. These companies account for most of the reinventors. The government aims to transform their industries through innovation and upgrades.
This group generally benefits from the drive to stimulate domestic demand. The plan reserves the best opportunities for producers that use advanced technology, add greater value, boast higher energy efficiency, and offer more protection for the environment. Fiscal and tax policies, as well capacity and export regulations, collectively encourage these players to improve their businesses and consolidate. The plan encourages local innovation to develop domestic brand equity and intellectual property.
China’s mature industries are particularly vulnerable to the new focus on green development: that policy will probably drive up costs related to environmental protection, energy conservation, reduced pollution, and even raw materials, in addition to pressures linked to rising labor costs. Energy efficiency and carbon dioxide–emission targets, for example, will add to the demands on industries such as nonferrous metals, power, and steel. Success will rest on a company’s ability to maintain a healthy margin while accumulating green equity.
For this group, the government is taking a direct approach to shaping industry landscapes. In a drive to create national champions, it has set clear guidelines encouraging accelerated industry consolidation, especially in automotive, industrial machinery (such as construction equipment), nonferrous metals, and steel. Prominent domestic players can use the plan’s support for M&A to acquire high-quality assets, strengthen leadership positions, and build credentials as national champions. Foreign companies can also take advantage of this drive by completing strategic mergers and acquisitions and becoming more competitive in the local market. Domestic and foreign players alike must watch developments on policies to push innovation, which will probably further define the country’s aspirations in technology, product portfolios, and partnership models.
Social utilities
State-owned enterprises that manage national infrastructure networks—including the power grid, railways, and telecommunications—will grow steadily thanks to urbanization and strong support from the government. With no real competition, the main responsibility of these social utilities will be to use their scale and procurement power to deliver successful planned domestic projects at global standards of quality and cost.
Improved infrastructure is critical to the country’s urban-development program, and the central government has laid out clear plans for expanding the penetration and capacity of China’s rail, power, and communications networks. These expansion plans will enjoy significant government investment, ensuring that state-owned enterprises and their suppliers (in industries such as construction, equipment, and steel) have secure revenue streams.
However, China’s natural monopolies must work to contain rising construction and operational costs stemming from new energy and environmental regulations and from rising wages. State-owned enterprises will also feel pressure to innovate with and improve their business models for the sake of profitability and high quality. Because these companies have enormous procurement power, they can expect to receive help in their efforts from global technology leaders and, ultimately, to set worldwide industry standards. Foreign companies are quite interested in selling to the national infrastructure networks, which clearly offer big opportunities as their expansion continues.
China’s ambitious 12th five-year plan builds on decades of unprecedented economic growth. It seeks to transform the economy from an investment-led powerhouse focused exclusively on GDP growth to a sustainable model that balances growth with social harmony, and innovation with environmental protection. Whether or not the full slate of aspirations can be achieved, the direction in which China’s leaders hope to move the country is clear. Domestic and foreign companies need to understand the plan’s implications for their industries so they can identify the opportunities and risks ahead.
https://www.mckinseyquarterly.com/Economic_Studies/Productivity_Performance/What_Chinas_five-year_plan_means_for_business_2832