Tuesday, April 16, 2013

Reselling media content Seconds to go

America’s Supreme Court delights online retailers and appals media firms

CALL it academic arbitrage. Supap Kirtsaeng, a Thai student who earned a PhD in mathematics from the University of Southern California, made as much as $1.2m with some basic maths. He asked friends and family to ship him cheap textbooks from Thailand, which he sold for a handsome profit in America. The books were intended only for sale in Thailand, and Wiley, a publisher of some of the textbooks he sold, sued him for copyright infringement in September 2008 and won. Mr Kirtsaeng appealed, and the case made its way to America’s highest court.
On March 19th the Supreme Court ruled that American copyright law does not restrict goods produced abroad from being resold in America. The ruling widens the reach of the “first sale doctrine”, which gives copyright-holders control of their goods until their first sale; afterwards the purchaser can lend or peddle them for whatever price he chooses. Previously, the first-sale doctrine protected copyright-holders from their works being imported and resold without their permission. A retailer could legally sell a second-hand “Gone with the Wind” DVD, but could not buy it cheaply in Russia, bring it to America and sell it for a low price. With the Supreme Court’s ruling, that protection has been swept away.
Publishers, record labels, film studios and other content-owners are shocked. They have often sold the same product in poorer countries for less, knowing that it would not hurt their pricing power at home. Now it will. Big online retailers such as Amazon and eBay could start exploiting these pricing differences on a large scale. Ian Whittaker of Liberum Capital, a broker, thinks this ruling will really hurt academic publishers, such as Pearson (a part-owner of The Economist). They tend to sell identical books for eye-watering prices in America and much less in countries where people cannot afford those prices.
Publishers have already warned that they may have to turn the page on the old system of letting students in poor countries buy textbooks cheaply. “Some people are predicting a world where price discrimination will no longer be possible,” says Arti Rae, a professor of law at Duke University. Media companies could choose to stagger the release of films or books across countries, delaying the launch of titles in countries where they cannot fetch high prices. However, that may simply encourage piracy. Congress could intervene and rejig the Copyright Act of 1976, which established the first-sale doctrine. But that would require Washington to get its act together—a plotline so implausible that it would make J.K. Rowling blush.
In any case, an even bigger copyright issue is brewing. The Copyright Act was written before digital media became popular, and the first-sale doctrine does not apply to electronic wares. Should consumers have the right to lend and sell their music files and e-books, even though they do not wear out like their physical counterparts, or should content-producers retain the copyright? If consumers could legally resell their electronic media, it could wipe out the profits of many media firms. ReDigi, a firm that enables people to buy and sell second-hand electronic music files, was sued last year for copyright infringement by Capitol Records, a music label. A judge should rule on the case soon, but it may well be appealed all the way to the Supreme Court.

How software helps firms hire workers more efficiently


Sunday, April 14, 2013

Văn hóa tranh luận


Không phải cuộc thi đua
Tranh luận để tìm chiến thắng sẽ không thể nào tìm ra kết quả khả dĩ chấp nhận giữa các phía vì không có cuộc tranh luận nào mà sự chiến thắng là đích cuối của cuộc đua. Tranh luận không phải là cuộc thi đua vì thế khái niệm chiến thắng đã bị hiểu sai, và người tập trung dùng những chiêu thức đánh dưới thắt lưng đối phương buộc xã hội phải xét lại văn hóa tranh luận cần phải có những tiêu chuẩn nào, và tại sao có những điều không thể đem vào một cuộc tranh luận.
Xã hội dân sự là nơi thường xảy ra những cuộc tranh luận nhất vì ở đó là một tập thể dân chủ, tự do cùng theo đuổi một mục tiêu nào đó rất rõ ràng. Những cuộc họp thường kỳ sẽ tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm trao đổi quan điểm của mình. Những tranh luận xảy ra có thể lệch lạc lúc đầu khi cá nhân nghĩ đến dành chiến thắng cho mình, tuy nhiên chung quanh là những suy nghĩ, những quan điểm khác đã tự điều chỉnh những lệch lạc, trái chiều đó và dần hình thành một tiêu chuẩn cho các cuộc tranh luận: tập trung vào chủ đề, phân tích các yếu tố nội tại, phản bác những nhận định hời hợt, thiếu cơ sở khoa học và thuyết phục người tranh luận bằng kiến giải của mình.
Những vấn đề không thể chấp nhận trong các cuộc tranh luận được phát hiện từ những buổi họp dân chủ này cho thấy các chi tiết cá nhân, những thất bại, khiếm khuyết của đối tượng tranh luận không thể đem vào cuộc tranh luận như một chứng lý đả kích lập luận của đối thủ.
Bảo vệ quan điểm của mình và tôn trọng quan điểm của người khác là một trong những yếu tố nổi bật của một nền dân chủ trưởng thành.
Bằng cách nào đó, tranh luận là tập dượt, thao tác để hình thành mặt bằng dân chủ. Văn hóa tranh luận chỉ tồn tại khi mọi người ra sân ngang hàng nhau trong “tư cách con người” chứ không qua cấp độ văn bằng, tiền bạc, chức vụ hay thậm chí tuổi tác.
Câu chuyện của TS Alan Phan chúng tôi nghĩ là một tiếng cảnh báo văn hóa tranh luận của Việt Nam trong lúc này, khi mà nền dân chủ thực sự vẫn còn mơ hồ và bị lệ thuộc từ nhiều phía. Qua bài phỏng vấn với Luật sư Nguyễn Trần Bạt, giám đốc InvestConsult sẽ gợi mở thêm những gì mà văn hóa tranh luận đang va vấp.

Không bươi móc cá nhân

Mặc Lâm: Xin cám ơn Luật sư đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay về vấn đề văn hóa tranh luận. Vừa qua như ông đã biết, TS Alan Phan đã đưa ra cảnh báo chính phủ không nên tiếp sức cho thị trường bất động sản và hãy để cho nó tự chết và tự tái sinh.
Ngay sau đó ông Đoàn Nguyên Đức chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã có những lời lẽ được coi là mạ lỵ cá nhân TS Alan Phan trên nhiều tờ báo. Từ cung cách này Luật sư nhận xét thế nào về văn hóa tranh luận của nước ta trong mấy lúc gần đây, thưa ông?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng có một sự va chạm nào đó giữa anh Đoàn Nguyên Đức và anh Alan Phan. Sự va chạm ấy nó không khái quát được không khí tranh luận ở Việt Nam hay người Việt Nam với nhau. Riêng cuộc tranh luận này tôi nghĩ đó là việc riêng của anh Đoàn Nguyên Đức và Alan Phan, nó phản ảnh không chỉ thái độ mà còn những bức xúc của mỗi một người.
Anh Alan Phan với tư cách là một nhà đầu tư trước đây và là một nhà hoạt động kinh tế thì anh ấy nói một cách khách quan hay ngoại cuộc về chuyện này. Còn anh Đoàn Nguyên Đức là một nhà đầu tư, và có lẽ là nhà đầu tư lớn, anh ấy vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân và cũng là khổ chủ của câu chuyện bất động sản nên anh ấy có phản ứng của một người trong cuộc, và có thể đâu đó anh ta cũng là nạn nhân của câu chuyện bất động sản. Tôi nghĩ nó phản ảnh quan niệm khác nhau, thái độ khác nhau và phản ảnh cả hoàn cảnh khác nhau nữa.
Tôi không theo dõi kỹ phản ứng của anh Đoàn Nguyên Đức cho nên có lẽ xin phép anh Mặc Lâm tôi không đưa ra bình luận gì về phát biểu của anh Đoàn Nguyên Đức được. Thế nhưng do anh đã khái quát thành văn hóa tranh luận thì tôi nghĩ rằng văn hóa tranh luận rõ ràng là một cái văn hóa cần phải có tiêu chuẩn. Cái tiêu chuẩn ấy phải lấy khoa học hay cơ sở khoa học để không còn va chạm trong các cuộc tranh luận. Va chạm của các cá thể khác nhau mà là sự va chạm của những quan điểm khác nhau, và chuyện này tôi hoàn toàn đồng ý với dư luận đòi hỏi có một thái độ hợp lý và cơ sở khoa học trong các cuộc tranh luận.
Mặc Lâm: Thưa ông, nguyên tắc tranh luận thường gặp ở những buổi họp trong cơ quan, tại các hiệp hội tư hay trong những tổ chức xã hội dân sự của các nước dân chủ thì sự tranh luận luôn cấm kỵ bới móc cá nhân hay đưa ra những khiếm khuyết của họ để giành thế thượng phong. Trong vụ này thì ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng ông Alan Phan không có đóng góp gì cho đất nước và vì vậy không có quyền đưa ra những nhận định như thế…
LS Nguyễn Trần Bạt: Nếu anh Đức nói như thế thì nói quá. Bởi vì quyền tranh luận là quyền của người đóng góp và cả người không đóng góp. Bởi vì nói cho cùng sự đóng góp nó có nhiều nghĩa, đóng góp một cách cụ thể các công trình, các dự án như anh Đức. Cũng có thể những đóng góp lẽ phải mà mình truyền bá, những nguyên tắc mà mình giới thiệu vì vậy quá trình tham gia vào một cuộc tranh luận không liên quan gì đến việc anh đóng góp hay không đóng góp. Phải nói rằng cá nhân tôi cũng không đồng ý với Alan Phan nhưng tôi không nói và nếu giả sử tôi có nói tôi cũng không phản đối anh Alan Phan như một số người, nhưng bảo đồng ý tôi cũng không đồng ý.
Về mặt khoa học của phát biểu, về phương pháp tiếp cận này khác thì tôi nghĩ rằng mỗi người có một cách khác nhau tôi không can thiệp về bản chất của các tiếng nói tranh luận dân chủ tức là tôn trọng bản chất của các cá thể, các ý kiến.
Có lẽ tôi không đồng ý quan điểm với anh Alan Phan nhưng tôi không động chạm tới thành tích cá nhân hay việc đóng góp hay không đóng góp của anh Alan Phan.

Biểu hiện dân chủ

Mặc Lâm: Ông chia sẻ thế nào khi các cuộc tranh luận mà tính dân chủ được công nhận và tuân thủ, tức là biểu hiện cao nhất của văn hóa tranh luận, nơi ấy mọi người đều có quyền được sử dụng chính kiến của mình như một khí cụ vừa bảo vệ vừa tấn công đối tượng tranh luận?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ ở các hoàn cảnh khác nhau thì chất lượng, động cơ của một cuộc tranh luận sẽ khác nhau. Dân chủ là một cách thức chứ dân chủ không phải là chất lượng phải có trong một cuộc tranh luận. Cuộc tranh luận giữa hai người đứng trông một người bị đánh, bị ăn đòn thì nó khác với cuộc tranh luận giữa người bị ăn đòn và người đánh. Vì thế chất lượng dân chủ cần được thể hiện trong hai cuộc tranh luận. Hai loại tranh luận này rất khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một nền kinh tế mới nổi dậy đã gặp khó khăn ngay trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên phản ứng của Việt Nam có lẽ là phản ứng của người chịu trận một cách trực tiếp cho nên đôi khi không giữ được bình tĩnh. Nhà cầm quyền đôi khi cũng không giữ được bình tĩnh. Những người phát biểu, phản biện hay tranh luận đôi khi cũng có những vấn đề không được tử tế gì vì xã hội chưa hình thành tiêu chuẩn của các cuộc tranh luận, vì thế nó rất thiếu những cái mà anh gọi là những cuộc tranh luận chuyên nghiệp. Có lẽ Việt Nam cần phấn đấu để có những tiêu chuẩn trong các cuộc tranh luận chuyên nghiệp.
Mặc Lâm: Nếu đồng ý rằng tranh luận là biểu hiện mức độ dân chủ trong xã hội thì theo ông Việt Nam đã có tiến bộ dân chủ trong tranh luận hay chưa?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng là tiến bộ nhiều. Nếu anh xem tranh luận là biểu hiện dân chủ thì phải nói rằng những cuộc tranh luận trong nước càng ngày càng trực tiếp hơn, càng ngày càng thuyết phục hơn, và gần các vấn đề bức thiết hơn.
Tôi chưa dám khái quát tranh luận là biểu hiện cái gọi là phát triển dân chủ nhưng nếu xem tranh luận là một dấu hiệu thì tôi cho rằng tranh luận tại Việt Nam ngày càng sôi động hơn, càng thiết thực hơn và càng ngày càng rầm rộ hơn, đặc biệt là đem so với những năm 90 trở về trước thì xã hội Việt Nam đổi thay nhiều. Những nhà lãnh đạo Việt Nam phải đối đầu với những ý kiến không thuận tai lắm. Phản ứng có thể khác nhau ở một số người, vào một số lúc và ở một số vấn đề, nhưng tôi nghĩ mật độ khả năng tranh luận, thực tế tranh luận và những vấn đề khác nhau kể cả những vấn đề xưa nay là “taboo” thì nó nở rộ và cái đó có lẽ biểu lộ tích cực khái niệm của điều anh nói là dân chủ.
Mặc Lâm: Trên mặt báo chính thống người ta không tìm thấy những cuộc tranh luận trước những đề tài thiết thân trong quá trình cải tổ xã hội hay chính trị. Có một thế lực vô hình ngăn cản những tiếng nói đóng góp vào việc phát triển đất nước thông qua các cuộc tranh luận công khai trên báo chí, luật sư có cho rằng đây là lực cản của sự phát triển hay không?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ dân chủ là một quá trình và tranh luận xã hội cũng là quá trình nó phát triển cùng với năng lực cũng như sức chịu đựng của các lực lượng tham gia chính trị trong nước. Nếu đem so với nhiều năm trước đây, năm mười năm trước đây thì tôi nghĩ xã hội phương diện này có tiến bộ. Còn nói trên báo chí công khai, báo chí chính thống không có các cuộc tranh luận thì tôi đồng ý có hiện tượng này. Hay nói cách khác có các cuộc tranh luận một chiều và những hiện tượng như vậy nó sẽ dần dần mất đi cùng với sự phát triển sức chịu đựng của những người trí tuệ tức là về phía người phản biện và người phản đối, tìm ra được một cách tiếp cận vấn đề phải chăng hơn, hợp lý hơn. Về phía nhà cầm quyền thì chắc chắn phải tìm được một thái độ vừa phải hơn và thích hợp hơn. Tôi nghĩ đó là sự phát triển năng lực chính trị của mỗi một lực lượng xã hội.
Tôi nghĩ trong một thời gian chắc chắn anh Mặc Lâm sẽ tìm thấy những dấu hiệu mới tuy nhiên phải nói rằng không thể nhanh được. Do chúng ta sốt ruột tìm ra một phương thức nào đó để làm cho xã hội tiến bộ hơn nên không thực hài lòng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
 

Thursday, April 11, 2013

Thời trang phụ nữ, tâm lí, và kinh tế

Theo quan niệm bảo thủ ngày xưa, quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể khỏi gió mưa, nắng lạnh, nên không cần thay đổi. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm này không còn thích hợp với đà phát triển kinh tế và sự tiến triển xã hội nữa. Y phục không chỉ là vật che nắng che mưa, mà còn là một biểu tượng về thẩm mĩ. Năm 1934, Họa sĩ Nguyễn Cát Tường tuyên bố "Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mĩ thuật hay không, cứ xem y phục của nước đó, ta cũng đủ hiểu". Ông tung ra thị trường một kiểu áo dài Lemur, được mô phỏng theo áo đầm Tây phương, với nối vai và tay phồng, cổ lá xen, và cài khuy trên vai. Đến năm 1934, Họa sĩ Lê Phổ kết hợp giữa cải biên áo tứ thân và áo Le Mur bên Pháp cho ra kiểu áo dài rất gần với áo dài tân thời ngày nay. Kể từ đó, nói chung, về chiếc áo dài của ta không thay đổi bao nhiêu, ngoài những thay đổi nhỏ về cổ áo (lúc cao, lúc thấp), gấu áo (lúc vén cao, lúc hạ thấp), và eo áo (lúc nhỏ, lúc to), thì nó vẫn là cái … áo dài.
Người Việt Nam chúng ta, có lẽ vì duy cảm, nên thích nhìn trang phục qua lăng kính thơ văn. Thấy một cô gái mặc áo trắng, thi sĩ tưởng tượng cô gái là một người trong trắng, ngây thơ "Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong" (Huy Cận). Khi nàng mặc áo màu vàng hay xanh, thi sĩ liên tưởng đến những loài hoa, với một tình cảm vu vơ, nhẹ nhàng, nhưng kín đáo: "Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc / áo nàng xanh, anh mến lá sân trường" (Nguyên Sa).
Nhưng y phục còn có ý nghĩa kinh tế. Y phục phản ánh thành phần giai cấp trong xã hội, người giàu có, quyền thế thường mặc quần áo sang trọng, dùng các loại vải hay lụa đắt tiền và hiếm, được cắt may cầu kì và phức tạp; ngược lại, người nghèo hay thuộc giai cấp lao động chịu bó mình trong các loại quần áo đơn giản, rẻ tiền. Do đó, đối với người Tây phương quen tính "cân đo đong đếm", họ không những chỉ nhìn y phục phụ nữ như là một biểu hiện về thẩm mĩ, mà còn liên tưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.
Một vài nghiên cứu gần đây, dù không nhiều và còn hạn chế, đã cho thấy vài khuynh hướng lí thú về sự biến dạng của y phục phụ nữ và những biến động có liên quan đến kinh tế xã hội. Thực vậy, một trong những hiện tượng mà ai cũng dễ dàng ghi nhận là thời trang y phục phụ nữ thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như thời đại của Nữ hoàng Victoria và Hoàng đế Edward, phụ nữ thích những kiểu áo có hình chữ S; tức là, phần ngực được làm cho lớn ra, phần eo nhỏ thon lại, và phần mông rộng ra. Qua đến những thập niên đầu tiên của thế kỉ 20, kiểu áo Empire bắt đầu xuất hiện, với đường eo được nâng cao lên tới phía dưới ngực một chút, vòng cổ hình có chữ V (dù có người đề nghị nên mang cái gì đó khiêm tốn để che dấu bộ ngực!) Rồi dần dà theo thời gian, kiểu áo hình chữ S và Empire được thiết kế trở thành thon hơn, phần eo được nới rộng ra, phần ngực và mông làm cho tự nhiên hơn, và chiều dài cũng ngắn gọn hơn, làm cho người mặc có dáng điệu mảnh khảnh hơn. Cho tới nay, kiểu áo giống như veston của đàn ông (được mô phỏng theo kiểu "cardigan style suit" do nhà tạo mẩu nổi tiếng Chanel sáng chế vào thập niên 30) rất được ưa chuộng.
Theo khẩu hiệu This goes with that (cái này đi với cái kia), các kiểu quần cũng biến dạng theo các kiểu áo, và một trong những thay đổi quan trọng nhất là độ dài. Ngày xưa, váy thường được thiết kế dài cho tới mắt cá chân, làm tăng sự kín đáo và thanh tao của người phụ nữ. Theo thời gian, chiếc váy này tuy không thay đổi kiểu bao nhiêu, nhưng chiều dài càng ngày càng ngắn hơn, lúc đầu còn dài hơn đầu gối một chút, sau này rút ngắn lại chỉ còn trên đầu gối! Tuy theo cách nhìn của từng người, nhưng nói chung kiểu váy cũn cỡn này mang lại một dáng điệu năng động, linh động, và có thể nói là khêu gợi, thách thức của người phụ nữ.
Không hài lòng với sự thách thức đó, ngày nay -- có lẽ theo phong trào bình đẳng nam-nữ -- phụ nữ có khuynh hướng mặc y phục giống ... đàn ông! Họ cũng mặc veston, thắt cà-ra-vát, vận quần Tây hai ống. Nhưng thay vì kiểu quần áo rộng rãi của đàn ông, các nhà tạo mẫu làm cho bộ đồ này ôm sát theo thân thể của người phụ nữ, làm cho nổi bật những đường cong nữ tính, như cố ý phô trương ngực, eo và mông. Vì veston thường là loại trang phục cho những người đàn ông có địa vị trong xã hội, những người lao động trí óc (gọi chung là "professionals"), nên kiểu trang phục này làm cho người phụ nữ vừa sang trọng một cách duyên dáng, vừa thanh nhã và bảnh bao.
Câu hỏi được đặt ra là sự tiến hóa của thời trang phụ nữ qua từng giai đoạn là một quá trình ngẫu nhiên, hay một phản ảnh về các biến động xã hội-chính trị. Một số nhà nghiên cứu thời trang cho rằng kiểu mẩu của quần áo được sáng chế ra hoàn toàn ngẫu nhiên bởi các nhà tạo kiểu, không có dính dáng gì đến những dao động nội tâm hay chu kỳ tâm lý của con người. Ngược lại, Nhà thơ người Pháp, Anatole France, có lần nói rằng thời trang phụ nữ có thể nói cho chúng ta biết về tương lai của nhân loại chính xác hơn những tiên đoán của các triết gia, nhà văn, tu sĩ hay khoa học gia. Nhận xét này xem ra có lí, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu những biến đổi về thời trang và mối tương quan của nó với thái độ của xã hội đối với phụ nữ hay phụ nữ đối với xã hội. Theo quan điểm này, thời trang là một phản ứng trước những tác động từ ngoại cảnh xã hội.
Vấn đề chính của quan điểm thứ hai này là chưa có bằng chứng gì giải thích cụ thể và hợp lí những "ngoại cảnh xã hội" là gì. Năm 1971, trong một luận án Cao học thuộc Trường Đại học Tennessee (Mĩ), sinh viên Mabry ghi nhận mối tương quan giữa thời trang và các sự kiện ngoại cảnh, rằng trong thời gian 50 năm (từ năm 1921 tới 1970), chiều dài của y phục mà người mẫu mặc liên quan với các chỉ số thị trường chứng khoán. Cụ thể hơn: khi giá cổ phần tăng, chiều dài y phục phụ nữ trở thành ngắn hơn; khi giá cổ phần giảm, y phục phụ nữ dài ra.
Dù kết quả nghiên cứu này nghe qua có vẻ lạ lùng, nhưng cũng gây sự chú ý của một hãng buôn bán cổ phần ở New York lúc đó. Giới khoa bảng thì không ngừng nhạo báng thuyết trên của Mabry, vì họ cho rằng mối tương quan này mang tính giả tạo. Nó có thể là những số liệu thật (fact), nhưng không phản ánh một sự thực (truth). Nói cách khác, mối tương quan mà Mabry ghi nhận có thể do một yếu tố gián tiếp khác tác động đến, chứ không dính dáng trực tiếp đến thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt mối quan hệ giữa thời trang và chỉ số thị trường chứng khoán qua một yếu tố trung gian, chẳng hạn như yếu tố liên quan đến kinh tế hôn nhân (marital economics). Trong thuyết kinh tế hôn nhân, người ta cho rằng tầm quan trọng mà người phụ nữ gắn bó với hôn nhân sẽ thay đổi tùy vào hai bối cảnh: cơ hội hôn nhân và cơ hội công ăn việc làm. Cơ hội hôn nhân được thể hiện qua tỉ lệ giới tính, tức là bao nhiêu phần trăm đàn ông và phụ nữ trong một dân số. Cơ hội công việc lại tùy thuộc vào sự trồi sụt, lên xuống, tròn khuyết của nền kinh tế, được thể hiện qua chỉ số thị trường chứng khoán.
Để thử nghiệm giả thuyết này, một số nhà nghiên cứu đã chịu khó phân tích mối tương quan giữa thời trang và cơ hội hôn nhân, cơ hội công ăn việc làm. Hai nhà nghiên cứu Richardson và Kroeber đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu thời trang của phụ nữ trong ba thế kỉ liền. Họ thu thập tất cả những hình ảnh từ tạp chí, sách báo thời trang dành cho phụ nữ, và các tác phẩm họa trong thư viện. Họ tập trung nghiên cứu các kiểu trang phục mùa đông (tháng Một tới tháng Ba) vì những tháng này phụ nữ có khuynh hướng phô trương thời trang hơn các tháng khác. Những nước mà họ chú ý nhiều nhất là Pháp, Ý, Đức, Hòa Lan và Mỹ. Họ suy luận rằng thời trang xuất phát từ Paris và từ đó lan rộng hay truyền bá qua các nước khác trên thế giới.
Trong mỗi kiểu trang phục, họ đo chiều dài của váy, chiều rộng của eo (tức là một đo lường gián tiếp về đường cong nữ tính), và độ dài của cổ áo (chiều sâu hình chữ V) và độ hở cổ (giữa hai dây đai trên vai). Tất cả các đo lường này được ước tính và chuẩn hóa theo hình họa, tính từ môi đến bàn chân. Môi, thay vì tóc, được chọn làm điểm tham chiếu, vì đo từ miệng chính xác hơn là đo từ tóc (do phụ nữ có thể dùng tóc giả!) Ngoài thời trang, các nhà nghiên cứu còn bỏ công thu thập các chỉ số liên quan đến kinh tế xã hội như tỉ lệ li dị, tỉ lệ dân số có bằng cấp đoại học, tỉ lệ giới tính (tức là bao nhiêu phần trăm phụ nữ trong dân số), v.v. Sau khi dùng các phương pháp phân tích thống kê, hai nhà nghiên cứu trình bày một số kết quả chính như sau:
(i) Mức độ tương quan giữa tỉ lệ li dị và tỉ lệ phụ nữ có bằng đại học rất cao: khi tỉ lệ phụ nữ có trình độ đại học tăng, tỉ lệ li dị cũng tăng theo;
(ii) Độ dài của váy tăng theo tỉ lệ nghịch với tỉ lệ li dị: khi tỉ lệ li dị giảm, chiều dài của váy tăng;
(iii) Độ dài của váy biến động theo tỉ lệ thuận với trình độ học vấn. Khi tỉ lệ phụ nữ có bằng đại học tăng, chiều dài của váy trở thành ngắn hơn;
(iv) Khi tỉ lệ phụ nữ trong dân số tăng, váy trở thành dài hơn. Khi tỷ tỉ đàn ông trong dân số tăng, eo áo trở thành nhỏ hơn, tức là đường cong nữ tính tăng, váy trở thành ngắn hơn.
Ngoài cuộc nghiên cứu trên đây, còn có một cuộc khảo sát thú vị khác. Trong một cuộc khảo cứu trên khoảng 100 phụ nữ, các nhà nghiên cứu cho mỗi phụ nữ mặc hai loại y phục: y phục truyền thống và y phục theo thời trang hiện đại ngày nay. Loại truyền thống, phụ nữ mặc váy dài, áo hình chữ S, làm cho ngực và mông lớn ra, và eo nhỏ lại. Loại hiện đại, phụ nữ mặc váy ngắn đến khoảng đầu gối, áo theo hình chữ S thon, tức là làm cho thân hình của người phụ nữ thon thả, mảnh khảnh, ngực và mông "khiêm tốn" hơn, và eo nới rộng ra một chút. Sau đó, họ (các nhà nghiên cứu) cho khoảng 50 người (phân nửa là nam và phân nửa là nữ) ghi nhận ấn tượng của mình về trình độ chuyên môn, sự dỏi dang trong gia đình, dục tính (sex), v.v. về các phụ nữ này. Kết quả cho thấy một quan điểm chung như sau: khi người phụ nữ mặc y phục "truyền thống" với những đường cong nữ tính, họ thường được đánh giá như là những người có dục tính cao, nhưng không giỏi dang trong công việc chuyên môn. Nhưng khi những người phụ nữ đó mặc y phục "hiện đại", họ lại được đánh giá là những người thông minh trong chuyên môn, hấp dẫn, và có trình độ học vấn cao.
Qua hai nghiên cứu này, chúng ta có thể làm một vài tiên đoán:
Thứ nhất, khi cơ hội công ăn việc làm cho phụ nữ có chiều hướng gia tăng, y phục của họ sẽ trở nên ngắn gọn và hở hang hơn. Lí do căn bản là với sự tăng trưởng về độc lập kinh tế, phụ nữ có cơ hội theo học đại học, họ trở nên ít phụ thuộc vào hôn nhân như là một phương tiện kinh tế (và tỉ lệ li dị sẽ tăng), và do đó, nhu cầu phô trương sự trong trắng, trinh tiết (như mặc quần áo dài) không quan trọng đối với họ. Điều này cũng có nghĩa là khi nền kinh tế thịnh vượng, y phục phụ nữ trở thành ngắn hơn, và có thể đây là yếu tố giải thích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và độ dài của y phục mà bà Mabry đã ghi nhận trong luận án của mình.
Thứ hai, khi tỉ lệ phụ nữ cao hơn tỉ lệ đàn ông trong dân số, cơ hội hôn nhân cho phụ nữ trở nên hiếm hoi hơn, phụ nữ sẽ phải cạnh tranh với nhau để được chú ý và tìm một người chồng lí tưởng. (Cố nhiên, ta phải giả dụ rằng ở đây không có chế độ đa thê!) Và một trong những chiến lược để gây sự chú ý hữu hiệu, y phục của họ sẽ trở thành ngắn hơn và “mát mẻ” hơn. Trong một môi trường như thế, số lượng phụ nữ sẵn sàng quan hệ tình dục mà không cần đòi hỏi giới đàn ông phải bảo trợ. Và đàn ông sẽ lợi dụng tình thế này mà trì hoãn hôn nhân. Ngoài ra, vì cơ hội hôn nhân thấp, nên họ quay sang chú trọng vào công ăn việc làm, tự tạo cho mình một sự nghiệp độc lập, và điều này sẽ thể hiện qua thời trang có khuynh hướng phô trương sự thông minh và "bảnh bao" của người phụ nữ, tức là ngắn gọn hơn.
Tuy nhiên, khi tỉ lệ phụ nữ ít hơn tỉ lệ đàn ông trong dân số, cơ hội hôn nhân cho họ (phụ nữ) không thành vấn đề, nhưng họ cần một sự đầu tư cao từ người chồng tương lai như là một điều kiện của hôn nhân. Do đó, họ không có nhu cầu phải tìm công ăn việc làm, và vì thế xác suất mà họ theo đuổi một sự nghiệp độc lập rất thấp. Trong bối cảnh này, trinh tiết là một công cụ và chiến lược quan trọng để nâng cao giá trị của thị trường hôn nhân. Trong tình thế này, y phục của họ sẽ dài và kín đáo hơn.
Thứ ba, khi giá trị của hôn nhân được coi trọng, tỉ lệ li dị thấp, có thể đoán được rằng y phục phụ nữ sẽ trở thành dài hơn, đường eo nhỏ hẹp hơn, cổ áo kín hơn; tức là những biểu hiện của sự trong trắng, truyền thống gia đình.
Nói tóm lại, bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời trang phụ nữ không phải ngẫu nhiên và tùy ý, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế xã hội. Thời trang phụ nữ đã, đang và sẽ là tiếp tục tượng trưng cho những thay đổi của xã hội và vai trò người phụ nữ.

Wednesday, April 10, 2013

Cần chia sẻ gánh nặng Chính phủ đang gánh

Kín lịch với những cuộc thuyết trình, gặp gỡ, nhưng Luật sư Nguyễn Trần Bạt vẫn luôn dành thời gian cho báo chí, bởi ông gọi đó là "quyền được trả lời phỏng vấn” và bởi ông chưa bao giờ đưa ra truyền thông một ý kiến nào không qua con đường báo chí chính thống. Dù có là cuộc gặp lần thứ mấy, dù cho vẫn là khung cảnh phòng khách quen thuộc ở trụ sở Investconsult Group trong ngõ phố Thái Hà – nơi ông là Chủ tịch, Tổng giám đốc thì mỗi cuộc trò chuyện là mỗi lần ông gây ngạc nhiên cho người phỏng vấn, bởi sự cuốn hút đặc biệt của sự mẫn tiệp dường như đang mỗi ngày mỗi tỉ lệ thuận với tuổi tác. Câu chuyện đề cập toàn diện mọi vấn đề của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới khi chúng ta đã bước vào năm thứ 6 của thời kỳ hội nhập (tính bởi mốc gia nhập WTO). Ông truyền cho người đối thoại tinh thần tự tại của người biết hành xử việc đời.
 
Thị trường bất động sản đóng băng, tác động tiêu cực
đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có biện pháp "giải cứu” mạnh mẽ
 
Con đường để cải thiện suy giảm tổng cầu còn vất vả
 
PV: Thưa ông, trong cuộc trò chuyện cuối năm 2012 với Đại Đoàn Kết, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: Năm 2013, làm sao nâng tổng cầu thì mới hồi phục được sản xuất. Giờ chúng ta đã đi hết quý I của năm 2013, và quả thật thực tế nền kinh tế đang cho thấy đó là điều không dễ?
 
LS. Nguyễn Trần Bạt: Tôi có quan điểm không ngược lại. Nhưng đó cũng không phải là một khái niệm mới. Bởi vì suy cho cùng, toàn bộ cố gắng của nhân loại là nâng tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế thế giới đang "giãy giụa" bởi giảm tổng cầu. Giảm tổng cầu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau của khái niệm được gọi là khủng hoảng kinh tế. Giảm tổng cầu thể hiện ở giảm việc làm và thất nghiệp. Giảm tổng cầu thể hiện khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Giảm tổng cầu thể hiện khủng hoảng công nghiệp vì thế giảm tổng cầu là tất cả mọi khía cạnh của sự suy thoái hoặc khủng hoảng của một nền kinh tế. Giảm tổng cầu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, để tăng tổng cầu là toàn bộ cố gắng, toàn bộ khó khăn mà Nhà nước, Chính phủ đều đang phải đối mặt. Tất cả những bế tắc của sự phát triển kinh tế hiện nay tập trung thể hiện ở sự suy giảm tổng cầu.
 
Chúng ta cố gắng diễn đạt sự suy giảm tổng cầu này dưới những hình thức khác nhau, dưới những thuật ngữ khác nhau để cho đỡ gây hoang mang như hàng tồn kho, bong bóng bất động sản…. Đã có thời chúng ta ăn nên làm ra, mọi người có tiền và tạo ra hiện tượng phấn khởi sảng, lạc quan sảng. Cho nên chúng ta mới tạo ra một đống bong bóng, tạo ra các quả đấm thép, tạo ra thị trường bất động sản rộng lớn. Đất nước ta có 327.000 km2 đất đai. Và chúng ta đã coi đất đai như là một loại tài nguyên, giải thích đất đai là một loại tài nguyên. Trong nhận thức của chúng ta có rất nhiều vấn đề được hình thành trong quá trình phấn khích một cách không chừng mực. Chắc chắn con đường để cải thiện  tổng cầu còn vất vả.
 
Vấn đề không phải là kêu la
 
Phân tích của ông khiến trong tôi xuất hiện tâm lý AQ (vì giảm tổng cầu là vấn đề của cả nhân loại, không phải chỉ của riêng Việt Nam), nhưng đồng thời cũng thấy e ngại (vì thoát khỏi khủng hoảng kinh tế còn là con đường rất xa)?
 
- Nói những khía cạnh tiêu cực, phân tích khía cạnh tiêu cực vào lúc này làm cho tôi suy nghĩ là liệu có nên không? Bởi giống như khi cái taluy sắp trượt thì vấn đề không phải là kêu la. Cả hệ thống chính trị đều đang cố gắng. Trong khi chờ đợi hiệu ứng tích cực từ việc cải thiện tổng cầu thì chúng ta phải làm những việc khác để cải thiện những yếu tố làm chất xúc tác cho sự phát triển, ví dụ như cải thiện thể chế, nâng cao dân chủ...
 
Đây là lúc phải  củng cố thể chế
 
Thưa ông, đó là những việc lớn, có tính chiến lược lâu dài, không phải việc tình thế?
 
- Đúng, trong những lúc "nông nhàn" (tức là giai đoạn tổng cầu chưa thể lên được) chúng ta phải làm những việc lâu dài. Trong giai đoạn này  phải củng cố thể chế. Công việc lúc "nông nhàn” là cải thiện thể chế, xây dựng thể chế. Sau một chu trình phát triển chúng ta đã nhận ra có những vấn đề gây bức xúc trong xã hội buộc ta phải cải thiện. Sở dĩ tôi ví giai đoạn này như giai đoạn "nông nhàn”, là bởi tôi cho rằng "mùa vụ” (tức là lúc công việc sản xuất, kinh doanh sôi động) là công việc ngắn hạn. Còn những việc làm lúc "nông nhàn" là những việc chiến lược để cải thiện một cách lâu dài. Từ đó để nhận thức rằng, nếu không cải thiện thể chế thì mùa vụ sẽ bị ảnh hưởng.
 
Tôi không đánh giá thấp việc nông nhàn. "Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” đều ở giai đoạn nông nhàn. Cả ba việc ấy đều là việc chiến lược. Xây dựng thể chế là một việc "làm nhà”. "Lấy vợ” tức là tổ chức đoàn kết xã hội. Còn "tậu trâu” tức là chúng ta phải tái thiết lại những động lực cơ bản của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội. Những việc ấy là việc chiến lược. Tôi không xem việc lúc "nông nhàn" là việc chơi. 
 
Luật sư Nguyễn Trần Bạt
 
Báo Đại Đoàn Kết nói với công chúng rằng không sốt ruột được
 
Phân tích của ông thật thú vị, tôi cho rằng đó là một nhận thức không phải ai cũng nhận ra vì có vẻ mọi người, như từ ông dùng ở trên, là đều thiên về hướng "kêu la” và sốt ruột mong muốn sớm thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế?
 
- Không phải ai cũng học được việc chịu trách nhiệm, cũng từng đi qua việc phải chịu trách nhiệm về những vấn đề nào đó. Vì thế đối với một số người dễ dàng có tâm lý lo sợ.
 
Kinh tế chưa có dấu hiệu gì ra khỏi khó khăn. Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nói với công chúng rằng không sốt ruột được. Khi trả lời báo chí đã nhiều lần tôi nói: Chúng ta trên thực tế đã mở cửa và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Bộ phận ấy chịu ảnh hưởng của tất cả các phản ứng, các rủi ro, các biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và chúng ta không ra khỏi khó khăn được, nếu nền kinh tế toàn cầu không ra khỏi khó khăn.
 
Với rất nhiều người bây giờ đều muốn quy trách nhiệm cho Chính phủ. Nhưng như thế nghĩa là chúng ta khi thất bại về kinh tế thì phải đi tìm "thủ phạm” đổ lỗi để bù lại cảm giác thất bại. Có lẽ, lúc đầu Chính phủ không lường được hết chúng ta lại gắn bó với nền kinh tế thế giới đến như thế. Chúng ta tưởng rằng quyền lực ở trong nhà chúng ta, tiền bạc ở trong nhà chúng ta, đất đai ở trong nhà chúng ta nên có giá cả tùy ý thích của chúng ta. Nhưng lại quên mất rằng tất cả những cái chúng ta có ở trong nhà, giá cả của nó, lợi ích mà nó mang lại dao động cùng với cái gọi là tổng cầu ở bên ngoài.
 
Chúng ta phải thấy vinh dự được "ốm” cùng nhân loại về mặt kinh tế
 
Vâng, thưa ông, chúng ta đang ở năm thứ 6 sau WTO. Nhưng với rất nhiều người vẫn luôn có tâm lý chỉ chúng ta mới đang khó khăn, đang suy thoái và luôn tìm cách "đổ lỗi” như ông vừa nói?
- Trước đây ta lên án Việt Nam tham nhũng, bây giờ ta nhìn lại toàn bộ châu Âu tham nhũng cũng đầy rẫy. Ở Mỹ đã có những thành phố đông hàng triệu dân phá sản. Ta quên mất việc nhìn sang những nơi có quyền định giá các sản phẩm của chúng ta họ đang do dự, đang lao đao thế nào. Ta không tự đánh giá mình được. Giá của một vật được quy định bởi chợ, và chợ đang dao động cho nên giá cả các hàng hóa tuân theo sự trôi nổi của số phận thị trường toàn cầu. Ta phải khen đất nước của chúng ta là đã hội nhập đến mức phản ứng một cách nhạy cảm cùng lúc với thế giới. Cách đây 15 năm trong một buổi giao lưu có một số bộ trưởng, một số các nhà khoa học - khi ấy nền kinh tế châu Á đang khủng hoảng – GS. Đào Xuân Sâm có nói: Các đồng chí ơi, xung quanh người ta "sốt” hết cả rồi mà chúng ta không "sốt" lên được. Chỉ nguyên việc "ốm" cùng với nhân loại là một vinh dự. Chúng ta "ốm" được cùng với nhân loại về mặt kinh tế phản ánh một thực tế là ta đã gần với nhân loại về mặt kinh tế. Đấy là dấu hiệu của sự hội nhập.
 
Cách đây vài ngày vừa có hội nghị nhìn lại 5 năm gia nhập WTO, cá nhân ông đánh giá thế nào về quãng thời gian chúng ta hội nhập?
 
-  Bản thân WTO cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Vòng đàm phán Doha bế tắc, tức bản thân thể chế kinh tế rộng lớn cũng đang khủng hoảng. Hay nói cách khác, các lực lượng kinh tế quốc tế đang do dự, đang dao động trước cơn bão kinh tế hay trước điểm tới hạn của một quá trình phát triển theo kiểu cũ. Nhân loại đang bế tắc về mặt lý luận phát triển kinh tế, ta cũng nằm trong tình huống như vậy. Các lực lượng khoa học, các lực lượng nghiên cứu buộc phải sử dụng giai đoạn "nông nhàn” để suy nghĩ lối thoát cho cả nền kinh tế, trong đó có chúng ta.
 
Dù có chỗ "khó nghĩ”, nhà nước vẫn buộc phải cứu thị trường bất động sản
 
 Không biết ông có theo dõi không, hiện giờ đang có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về việc "cứu” hay không "cứu” thị trường bất động sản sau  ý kiến của ông Alan Phan. Quan điểm cá nhân ông như thế nào?
 
-  Tất cả bi kịch nằm ở chỗ, trong tất cả các lực lượng tham gia vào thổi quả bóng bất động sản trước đây dẫn đến hậu quả hiện nay có cả các lực lượng kinh tế nhà nước, cho nên Chính phủ bị coi là không "trung lập" trong câu chuyện này. Nếu Chính phủ cứu thị trường bất động sản thì gây ra những dị nghị. Tức là khu vực kinh tế nhà nước giữ một vai trò làm cho người ta nhìn Chính phủ như là không trung lập trong quá trình can thiệp đối với hiện tượng khủng hoảng này. Khía cạnh duy nhất khó nghĩ của Chính phủ là ở chỗ đấy.
 
Nhưng quan điểm của tôi là cho dù có chỗ "khó nghĩ” ấy cũng vẫn buộc phải cứu và cứu bằng cách nào mới là vấn đề. Hiện nay tôi nghĩ rằng chưa nghĩ ra cách cứu nhưng phải cứu. Nhà nước không can thiệp vào lúc này thì can thiệp vào lúc nào? 60 – 70% bế tắc của nền kinh tế Việt Nam nằm trong khu vực bất động sản. Chúng ta đã đầu tư thái quá bởi chúng ta không có cái gì khác ngoài đất. Đất tự nó đẻ ra vốn. Bán cho người ta rồi dùng tiền bán đất để đầu tư vào dự án. Còn người bán đất có thể lấy tiền làm nhà, có thể mua đồ và nó tạo ra nguồn cầu của các ngành công nghiệp khác. Tức là nhu cầu công nghiệp khác xuất hiện từ việc bán được đất. Chu kỳ tiêu tiền bán đất qua rồi và chúng ta bế tắc luôn các lĩnh vực khác. Tôi cho rằng, 50 – 60% (có thể hơn nữa) các vật thế chấp ở trong các ngân hàng là sổ đỏ. Cho nên có thể mạnh dạn gọi các ngân hàng của chúng ta là "ngân hàng sổ đỏ". Bây giờ bế tắc chính biểu hiện tập trung ở khối nợ xấu và là nguồn gốc của việc gây ra khủng hoảng bế tắc trong khu vực tài chính và ngân hàng. Sự mất cân đối trong việc kiểm soát vĩ mô của việc phân bổ các dự án phát triển là một lỗi. Để tránh lỗi ấy vô cùng khó. Bởi khi bất động sản tăng cao nó như một cơn lũ, Chính phủ có tài mấy cũng không ngăn cản được. Còn bây giờ khi nước lũ rút cũng thế, không thể ngăn cản được và gây ra lúng túng cho Chính phủ.
 
Nền kinh tế vẫn tiếp tục gồng mình vượt khó
                                                                          Ảnh: Hoàng Long
 
Chính phủ đang rất vất vả
 
Còn rộng hơn, đánh giá của ông như thế nào về những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô trong ba tháng qua?
 
-  Trong ba tháng qua tôi cho rằng, Chính phủ đã rất cố gắng, rất vất vả. Ở đây tôi chưa vội bàn đến việc điều hành ấy đúng hay chưa, bởi sự đúng đắn của một chính sách phải có thời gian để bộc lộ, nhưng có thể nói là Chính phủ rất vất vả. Chính phủ đang phải gánh một gánh rất nặng và rất cố gắng. Cố gắng trong chuyện biện hộ đối với dư luận, cố gắng giải quyết trên thực tế, cố gắng kiểm soát cả những lực lượng "hắc ám" tồn tại trong nền kinh tế của chúng ta, cố gắng sắp đặt lại bộ máy quản lý nhà nước có nhiều chỗ, nhiều nơi bị tha hóa cùng với sự suy thoái của nền kinh tế và cùng với sự phát triển trước đây của nền kinh tế. Công việc ấy vừa là nội chính, vừa là ngoại giao, vừa là kiến thiết, vừa là công nghiệp. Tất cả những chuyện ấy rất vất vả. Tôi thấy rõ và xuất hiện sự thông cảm đến mức chi li gánh nặng mà Chính phủ đang phải gánh.
 
Kinh tế còn khó khăn trong vài năm nữa
 
Ông nói lúc nãy là khuyên dân chúng  kiên nhẫn chờ đợi để thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái kinh tế này. Vậy dự báo của ông về những tháng còn lại của năm 2013 và những năm tới?
 
-  Kinh tế sẽ tiếp tục khủng hoảng. Không phải chỉ 2013, mà cả 2014 và rất có thể 2015 vẫn tiếp tục. Tôi biểu dương sự kiên nhẫn nếu tôi có một tí quyền nào đó (trả lời phỏng vấn báo chí cũng chính là quyền). Tất nhiên, nói đến sự kiên nhẫn không phải dễ dàng. Kiên nhẫn tức là đáng ra ăn hai con cá thì chỉ ăn một con, đáng ăn hai bát cơm thì chỉ ăn một bát. Kiên nhẫn của sự thiếu ăn, thiếu tiêu trong một giai đoạn mà tôi nghĩ không ngắn. Hai năm nữa các bát cơm mới bắt đầu đầy dần, đến đầu năm thứ ba mới bắt đầu đầy dần lên.
 
Khi chị đưa khái niệm tổng cầu ra hỏi tôi, tức là muốn diễn đạt tất cả các thực trạng kinh tế một cách lý thuyết để tránh va chạm vào những việc cụ thể mà giới truyền thông ngoài luồng hay chỉ trích. Tôi không nằm trong giới hay chỉ trích ấy. Tôi chưa bao giờ đưa cái gì lên mạng nếu không đi qua con đường báo chí chính thống.
 
Đoàn kết dân tộc là cần thiết nhất để chống tan rã
 
Nghĩa là ông có quan điểm trước những luồng thông tin chỉ trích ấy?
 
- Đất nước đang khó khăn, kinh tế suy thoái, thù trong có, giặc ngoài có, tham nhũng tràn đầy, lúc này hơn bao giờ hết cần sự thống nhất dân tộc, mà chức năng thống nhất dân tộc là của Mặt trận Tổ quốc, quan trọng hơn tất cả sự phân biệt đúng sai. Sự phân biệt đúng sai là những nghiên cứu thầm lặng để cải thiện xã hội, nhưng sự đoàn kết là cần thiết nhất để chống tan rã.
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 
* "Toàn bộ cố gắng của nhân loại là nâng tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế thế giới đang "giãy giụa” bởi giảm tổng cầu. Giảm tổng cầu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau của khái niệm được gọi là khủng hoảng kinh tế”.
 
* "Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” đều ở giai đoạn nông nhàn. Cả ba việc ấy đều là việc chiến lược. Xây dựng thể chế là một việc "làm nhà”. "Lấy vợ” tức là tổ chức đoàn kết xã hội. Còn "tậu trâu” tức là chúng ta phải tái thiết lại những động lực cơ bản của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội. Những việc ấy là việc chiến lược. Tôi không xem việc lúc "nông nhàn” là việc chơi. Đảng và Nhà nước ta không chơi đâu.
 
* Chỉ nguyên việc "ốm” cùng với nhân loại là một vinh dự. Chúng ta "ốm” được cùng với nhân loại về mặt kinh tế phản ánh một thực tế là chúng ta đã gần với nhân loại về mặt kinh tế. Đấy là dấu hiệu của sự hội nhập.
 
* Đất nước đang khó khăn, kinh tế suy thoái, thù trong có, giặc ngoài có, tham nhũng tràn đầy, lúc này hơn bao giờ hết cần sự thống nhất dân tộc, mà chức năng thống nhất dân tộc là của Mặt trận Tổ quốc, quan trọng hơn tất cả sự phân biệt đúng sai.

Monday, April 8, 2013

A Sustainable Budget Should Endure Any Storm

IN the national debate over fiscal policy, an important question is what the long-run goal should be. Representative Paul D. Ryan, chairman of the House Budget Committee, has a plan to balance the federal budget in 10 years. When asked if he would do the same, President Obama demurred.
“My goal is not to chase a balanced budget just for the sake of balance,” the president told George Stephanopoulos of ABC News. The White House press secretary, Jay Carney, said the president’s goal was instead a “fiscally sustainable path.”
Which raises two questions: What is fiscal sustainability? And how do we know when we have achieved it?
For you and me, the answer is pretty easy. As individuals, we have to balance our budgets over our lifetimes. In other words, in the long run, our spending is constrained by our earnings. If you ever tried to imitate the federal government, by spending more than you earned every year, your creditors would eventually catch on and pull the plug.
The federal government, however, is very different. Having survived now for more than two centuries, it has been granted the presumption of immortality by its creditors. As a result, there is no final day of reckoning on which all debts need to be repaid.
That means that the federal government can run budget deficits year after year, racking up ever-higher debt. And, indeed, that is pretty much what it has done throughout history. With the exception of a few years starting in the late 1990s, when the Internet bubble fueled an economic boom, goosed tax revenue and made President Clinton look like a miracle worker, the federal government has run a budget deficit consistently for the last 40 years. The debt that the federal government owes to the public has risen to about $12 trillion, from $341 billion in 1973.
It may be tempting to look at these facts and to conclude that there’s no limit to what the federal government can borrow. But that would be a mistake. Even though the credit markets give the government more latitude than they give to ordinary individuals, the government still faces limits. It can borrow for a long time, perhaps even forever, but it can’t go nuts about it.
A metric that economists often use to evaluate a government’s fiscal position is the ratio of the government debt to the nation’s gross domestic product. G.D.P. measures the total income in the economy and thus reflects the government’s tax base. The higher the debt-to-G.D.P. ratio, the more a government will struggle to service its outstanding liabilities.
As a nation, the United States was born with a debt-to-G.D.P. ratio of about 42 percent, thanks to loans that were taken out to finance the American Revolution. In fact, throughout the nation’s history, the most common cause of increases in the debt-to-G.D.P. ratio has been the expenses associated with military conflict.
The Civil War increased the ratio from 2 percent in 1860 to 34 percent in 1865. World War I increased it from 3 percent in 1914 to 31 percent in 1919. And World War II increased it from 44 percent in 1941 to 109 percent in 1946, the highest level in history.
The second most common cause of increases in the debt-to-G.D.P. ratio has been deep economic downturns. In 1933, during the Great Depression, the ratio was 44 percent, up from 16 percent in 1929. The recent financial crisis and deep recession have had a similar effect. The debt-to-G.D.P. ratio has increased to 77 percent, from 36 percent in 2007.
SO what does President Obama mean when he talks about fiscal sustainability? He doesn’t mean running a surplus and repaying the debts that have been incurred on his watch, as people who spend more than they earn would have to do. Nor does he mean balancing the budget, as Representative Ryan suggests. Rather, the president seems to mean keeping the debt-to-G.D.P. ratio stable at this new, higher level. That is certainly what the last budget he submitted proposed to do.
Achieving this goal is much easier than balancing the budget. Because G.D.P. grows, the government debt can continue to grow as well, just not too fast. Stabilizing the debt-to-G.D.P. ratio requires that future budget deficits be smaller than they have been over the last few years, but they can still be sizable.
Yet this goal, hard to reach as it might be in the current political environment, is still too modest. The problem is that budget projections are based on forecasts, and such forecasts exclude the extreme events that have historically driven up government debt.
Military and economic catastrophes are, by their nature, unpredictable. While we can’t plan on one, prudence requires that we take their possibility into account. In normal times, when we are lucky enough to enjoy peace and prosperity, the debt-to-G.D.P. ratio shouldn’t just be stable; it should be falling. That has generally been the case throughout our history, and it should become the case again as we look forward.
The bottom line is that President Obama is right that sustainability is a reasonable benchmark for evaluating long-run fiscal policy. But the standard he applies when evaluating it appears too easy. It will leave us too vulnerable when the next catastrophe strikes.
N. Gregory Mankiw is a professor of economics at Harvard. He was an adviser to President George W. Bush.
http://www.nytimes.com/2013/03/31/business/a-sustainable-federal-budget-should-endure-any-storm.html?_r=1&

Wednesday, April 3, 2013

Thành tích tỷ đô và niềm tự hào khó nuốt

Những dự án FDI hàng tỷ USD từng là thành tích đáng tự hào của các địa phương nhưng nay nó đang trở thành cục rối khó gỡ, muốn quên đi mà không được.
Xử lý thế nào đối với những dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký hàng tỷ USD nhưng không được triển khai theo đúng giấy phép chính là bài toán khó cho các địa phương.
Tan vỡ canh bạc casino
Tháng 3/2013, MGM tuyên bố rút lui khỏi dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng Hồ Tràm đã gây xôn xao dư luận. Ai cũng biết, tuy MGM chỉ là “nhà quản lý dự án” chứ không phải là chủ đầu tư của dự án này nhưng vai trò của họ lại là mang tính quyết định.
Gần 5 năm sau ngày được cấp giấy phép, Tổ hợp Hồ Tràm đã không đi đúng con đường mà chủ đầu tư đã dự kiến: họ sẽ xây dựng các khách sạn trước và chờ đợi một sự “hợp thức hóa” việc cho người Việt vào casino để tiếp tục đầu tư hạng mục casino. Nhưng chính sách đã không đi nhanh như họ nghĩ, ngay cả khi khách sạn đầu tiên đã hoàn thành và khách sạn thứ hai đã được khởi động, thì chính sách về casino vẫn nằm im.
MGM rút lui thì không dễ có đối tác khác vào thay thế nếu như bối cảnh pháp lý vẫn nguyên trạng. Chủ đầu tư của Hồ Tràm, công ty ACDL, hiểu điều đó và họ đã phải lên tiếng “trấn an” các bên rằng các cổ đông vẫn rất “yên tâm với dự án”.
đầu tư nước ngoài, FDI, thu hút, tỷ USD, rút giấy phép
 
Tuy nhiên, theo báo cáo, cho đến hết năm 2012 dự án này mới chỉ giải ngân 350 triệu USD trên tổng số 4,2 tỷ USD vốn đăng ký. Nếu vấn đề casino không được tháo gỡ, liệu chừng các cổ đông có tiếp tục rót thêm vốn như cam kết?.
Có thể là không bởi vì không ai đầu tư tới 4,2 tỷ USD chỉ để xây khách sạn thuần túy!
Tin MGM rút lui có lẽ đã mang lo lắng đến cho... UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nơi đã ký ban hành giấy phép đầu tư cho dự án này. Suy cho cùng, quyết định cho ACDL được đầu tư dự án này, cũng ít nhiều có tính mạo hiểm như một canh bạc. Trường hợp ACDL không tìm được đối tác mới thì hậu quả sẽ có rất nhiều chuyện giải quyết.
Chung số phận với dự án Hồ Tràm chính là dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, một “canh bạc” khác của tỉnh Quảng Nam. Với vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD, đây là dự án FDI lớn nhất tại Quảng Nam hiện tại.
Sau khi tập đoàn Genting, đối tác trong liên doanh Genting Vina, chủ đầu tư dự án này tuyên bố rút lui, các bên ở lại rõ ràng đang lúng túng. Vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh, chỉ có thể trả lời một cách chung chung về dự án này là “vẫn đang tiếp tục đàm phán”.
Cuộc chơi ở Nam Hội An giờ đây không nằm trong tay tỉnh Quảng Nam, cũng như đối tác còn lại trong liên doanh Genting Vina, là bởi quy mô vốn 4 tỷ USD cho dự án này quá lớn.
Nhưng cũng như Hồ Tràm, vốn không quan trọng bằng việc mở cửa với casino. Trong khi chưa tìm được đối tác thay thế, số phận của dự án rõ ràng đang bị bỏ lửng, ngay cả khi đã có khoảng 40 triệu USD được giải ngân cho công tác hạ tầng.
Khi ký quyết định thu hồi tới hơn 1.500 ha đất tại Nam Hội An, lãnh đạo Quảng Nam hẳn cũng không nghĩ rằng mọi việc lại thay đổi chóng vánh đến vậy.
Trong lòng người dân xứ Quảng, có cái gì đó thật đắng đót khi cũng trên mảnh đất Nam Hội An, trước đó, dự án Bãi Biển Rồng cũng với số vốn đăng ký lên tới 4,15 tỷ USD cũng đã rút giấy phép từ cuối năm 2010.
Xếp hàng... chậm tiến độ
Nếu như hai dự án “có casino” nói trên tương lai chưa rõ ràng, thì tại nhiều dự án có vốn đăng ký hàng tỷ USD khác, câu chuyện lại nằm ở năng lực chủ đầu tư.
Một thống kê cho hay trong vòng 5 năm qua, đã có khoảng 20 dự án có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD được cấp phép.
Tuy nhiên, trong khi một vài dự án như trường hợp liên hiệp thép của Formosa ở Hà Tĩnh hay một số dự án bất động sản đang được triển khai, phần lớn các dự án trong danh mục này vẫn có chung tình trạng chậm tiến độ.
Trong số các dự án tỷ USD đã cấp phép trong 5 năm qua, cùng chung số phận với dự án Bãi Biển Rồng tại Quảng Nam chính là Liên hợp thép Cà Ná tại Ninh Thuận với vốn đăng ký 9,8 tỷ USD, đã bị rút giấy phép vào đầu năm 2011.
Trong khi đó, các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản và nghỉ dưỡng như dự án Thành phố Sáng tạo Nam Phú Yên, vốn đăng ký 1,68 tỷ USD và Công viên Thế giới kỳ diệu, vốn đăng ký 1,3 tỷ USD... đều đã lần lượt bị rút giấy phép.
đầu tư nước ngoài, FDI, thu hút, tỷ USD, rút giấy phép
 
Trong lĩnh vực sản xuất, các dự án Khu liên hợp thép Guang Lian tại Quảng Ngãi với vốn đăng ký 3 tỷ USD, hay dự án sản xuất thép Kobelco tại Nghệ An, vốn 1 tỷ USD cũng chưa hẹn ngày khởi động vì những khó khăn khác nhau, đặc biệt là năng lực tài chính của chủ đầu tư.
Trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu suy giảm, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể huy động được số tiền hàng tỷ USD, thậm chí chỉ vài trăm triệu USD để triển khai dự án như kỳ vọng. Khi đó, gánh nặng trách nhiệm bắt đầu dồn về lãnh đạo các tỉnh thành đã cấp phép.
Khai tử một dự án FDI có vốn hàng tỷ USD là điều không dễ dàng gì. Thông thường, với các dự án lớn như vậy, tuy đã được phân cấp về cấp phép, song các tỉnh vẫn thường có văn bản xin ý kiến Chính phủ và các bộ ngành.
Với tâm lý mong muốn dự án được chấp thuận, thường lãnh đạo các tỉnh thành sẽ “nói tốt” về dự án và chủ đầu tư. Đến khi tình hình thay đổi, thật khó để các tỉnh thành giải thích với Chính phủ và các bộ ngành, cũng như với chính người dân tại địa phương đó. Vì vậy, sự trì hoãn và thỏa hiệp vẫn thường xảy ra với các dự án FDI lớn nhưng chậm tiến độ.
Không phải ngẫu nhiên mà trong các đề xuất liên quan đến cải thiện công tác quản lý nhà nước về FDI gần đây, vấn đề kiểm tra năng lực của chủ đầu tư trước cấp phép cũng như theo dõi tình hình dự án sau cấp phép được đã được nhấn mạnh. Bởi vì, các địa phương đã tự hiểu không tiếp tục ăn “bánh vẽ” của nhà đầu tư như trước.

Monday, April 1, 2013

Cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long

Từ Đại hội khóa 7 đến nay vẫn tồn tại 4 nguy cơ mà các đ/c cũng đã rõ. Mỗi nhiệm kỳ đều có nhắc lại, nhưng suy thoái ngày càng phức tạp, càng nguy cấp, không giảm mà chỉ có tăng mỗi năm một cao và phức tạp hơn.
Hội nghị TƯ. 4 với ý đồ tạo chuyển biến rõ rệt, chỉ có thể làm giảm còn phần nguy cơ suy thoái chứ không thể thay đổi cơ bản ngay được, chỉ có thể thực hiện ở một vài khâu, không phải là tất cả. Nghị quyết nhấn mạnh vào ba vấn đề suy thoái là: Lối sống, Dân chủ và công tác cán bộ. Về giải pháp đã đề ra bốn giải pháp: Tự phê bình và phê bình từ trên xuống dưới; chấn chỉnh tổ chức cán bộ; cải tiến cơ chế chính sách; và cuối cùng là việc xây dựng Đảng. Cũng chỉ làm được các việc đó mà thôi, đó là những vấn đề cấp bách trước mắt. Việc tiến hành tự phê bình và phê bình từ trước ta làm từ dưới lên nay đổi lại làm từ trên xuống dưới: Vấn đề kỷ luật là phải tự giác, không thể ép buộc được. Trước đây trong kháng chiến chúng ta có kỷ luật thép, tự giác và nghiêm chỉnh, còn nay tự giác nhận kỷ luật là rất khó khăn, còn nêu ưu điểm thì dễ thôi. Việc tổ chức tự phê bình và phê bình của cấp lãnh đạo trên là rất kỹ, công phu nhưng cũng không thể công khai tất cả mọi việc được. Nhưng mọi người đều biết cả, thông tin hiện nay khá phổ cập, cả trong Nam ngoài Bắc, cả miền xuôi miền ngược, đừng coi thường, tôi đã gặp một cháu học sinh miền núi đang dùng chiếc điện thoại nhiều chức năng, cháu nói: Cháu biết mọi chuyện cả. Có đ/c hỏi thế tại sao trên không công khai mọi chuyện lên mạng cho mọi người đều biết, không thể làm được đâu, sẽ phát sinh rối ren, phức tạp lắm! Chúng tôi nhận được tất cả các loại thông tin, phản ánh, nói thực không phải thông tin phản ánh nào cũng sai và xuyên tạc đâu, nhiều vấn đề rất đúng. Có điều nguy hiểm là có thông tin chưa được nhận thức ra đúng thực chất, không nhận ra và phủ nhận cả! Sau khi biết được các vấn đề đã có giải trình, có hộp thư khi chuẩn bị ở hội nghị TƯ có khác trước, nhưng khi trình ra hội nghị lại khác đi. Trong Đảng hiện nay tệ nể nang còn nặng lắm, nên chắc chắn còn có thiếu sót, rồi khi trình bày ở hội nghi ý kiến lại khác nhau. Bộ Chính trị họp đã nhận định suy thoái kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, trong Bộ Chính trị có 9 đ/c có mặt từ khóa trước, có 5 đ/c mới tham gia lần đầu. Nhưng tất cả đều nhận thấy có khuyết điểm, sai lầm và kết luận phải có kỷ luật, Bộ Chính trị đã bỏ phiếu và các đ/c trong Bộ Chính trị đều có phiếu, mỗi đ/c có số phiếu khác nhau.
Khi ra hội nghị TƯ 6 thảo luận, mặc dầu có khuyết điểm, sai lầm từ các khóa trước để lại, Bộ Chính trị vẫn tự nhận khuyết điểm, tự kiểm điểm và xin nhận kỷ luật. Có đ/c hỏi tại sao lại phải giấu tên đ/c X của Bộ Chính trị nêu phải kỷ luật. Sở dĩ thông báo như vậy về ai, kể đứa trẻ con cũng biết đều biết đ/c X là ai, không nêu tên cũng là tế nhị mà thôi! Hội nghị TƯ đã thảo luận và đồng ý với kiểm điểm khuyết điểm, sai lầm mà Bộ Chính trị trình bày kể cả một đ/c ủy viên Bộ Chính trị, nhưng sau khi thảo luận, Hội nghị TƯ đã biểu quyết yêu cầu phải sửa chữa sai lầm, khuyết điểm nhưng không có hình thức kỷ luật, kể cả hình thức kỷ luật nhẹ nhất! Điều này gây bức xúc rất nhiều đối với đảng viên, nhất là cách mạng lão thành. Khi tôi vào Miền Trung có đ/c lão thành chỉ vào tôi nói: “Các vị ăn nó vừa vừa thôi, còn phải để thương và để cho Dân chứ, nếu các anh không làm được thì để chúng tôi làm.”. Nhiều ý kiến gay gắt lắm! Nhưng về phần tôi, tôi là thiểu số phải phục tùng đa số, không thể khác được mà là nghị quyết của TƯ. Nhưng vấn đề hiện nay tôi cho rằng;phải làm gì sau đó!Khi đã nhận khuyết điểm, sai lầm thì phải sửa chữa, chúng ta cần phải nhận rõ vấn đề này, phải theo rõi. Giám sát sửa chữa ra sao! Có làm được không? Tôi mong các cụ, các bác lưu ý cho, giám sát kể cả cấp trên và cấp dưới! Ban Chấp hành TƯ đã nhận khuyết điểm vì sai lầm của cả Ban Chấp hành TƯ, đ/c Tổng Bí thư đã phát biểu có lời xin lỗi toàn Đảng và toàn Dân, yêu cầu toàn Đảng nghiêm túc chấp hành nghị uyết TƯ4 để Đảng ta trong sạch, vững mạnh! Sang quý 1 và quý 2 năm nay TƯ sẽ họp đánh giá lại cái gì đã làm được. Vừa qua, khi nhận xét việc tự phê và phê bình của cấp Tỉnh, Thành cũng đã có thấy chuyển biến tốt hơn; đã bắt đầu phát huy được nhân tố tích cực, có tác dụng răn đe, thức tỉnh cho con người và tập thể. Có phải như vậy không? Chưa thực rõ lắm, chưa đồng đều nhưng dù sao cũng có tác dụng, có chuyển biến.
Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét xác định các qui tắc, thủ tục trong Đảng và Nhà nước, đề xuất ý kiến cải tiến rồi đến còn bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm vào tháng 5 và tháng 10 năm nay, thay đổi một số nhân sự ngay trong quý 1 này, quy chế công tác mặt trận cũng được xác định, bổ sung cho hoàn thiện hơn. Tích cực xử lý một số vấn đề nổi cộm như: nợ công, nợ xấu, ngân hàng, Vinalines, Vinashin… Mà trước đây làm chưa tốt, nay phải làm lại cho đúng, cho minh bạch.
Vừa qua Bộ Chính trị nhận khuyết điểm, nhưng Ban Chấp hành TƯ lại không kỷ luật, điều này gây bức xúc lớn lắm. Có đ/c đã nói với tôi rằng: Một Đảng mà không sửa khuyết điểm sai lầm không có kỷ luật là một Đảng hư hỏng, đó là lời của Hồ Chủ Tịch. Tôi thấy đúng là như vậy. Nhưng vấn đề tự phê và phê bình xây dựng Đảng không phải không phải dừng tại đây mà mới chỉ là bước đầu, không phải chỉ có một lần mà còn phải làm tiếp, có được chuyển biến rõ rệt, việc làm vừa qua chưa thỏa mãn được đòi hỏi của Đảng, của nhân dân. Bộ Chính trị đã ngồi lại đánh giá toàn diện và kết quả đạt được.
Việc sau khi nhận khuyết điểm thì sửa chữa thế nào? Mong các đ/c theo dõi, giám sát chúng tôi cả cấp trên, cấp dưới, cơ quan có làm được không? Có thực sửa chữa không? Rồi đây, mỗi năm sẽ bỏ phiếu tín nhiệm mấy lần, cả TƯ và cơ quan Nhà nước cũng vậy, nếu làm được công bằng, dân chủ, không hình thức thì sẽ là việc kiểm tra của các cấp cả TƯ và địa phương! Chúng ta đã bàn bạc và chấn chỉnh một số qui định, lập Ban Chống tham nhũng, Ban Nội chính … Mọi việc cơ bản đã sắp xếp xong cả về nội dung, trách nhiệm và nhân sự. Các tổ chức này sẽ làm nhiệm vụ giám sát các mặt kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Bộ Chính trị đã quy định lấy ý kiến, tiếp nhận ý kiến đóng góp. Sửa đổi lại các qui chế cũ, việc này đến quý 2 sẽ công bố. Về lãnh đạo: Xác định trách nhiệm của cá nhân. Truyền thông phổ biến cho mọi người đều hiểu biết, thông suốt. Nhưng không phải như thế đã là xong, còn phải làm nhiều nữa. Không phải hội nghị TƯ 4 quyết định không kỷ luật đã là xong rồi. Vậy thì có suy thoái, ai suy thoái cần phải lý giải thế nào chứ?
Phạm vi suy thoái mà không thu hẹp được vì không chuyển biến rõ rệt thì lại càng nghiêm trọng. Cơ quan Tuyên giáo phải làm rõ việc này và phải giải thích thuyết phục được mọi người. Việc sai lầm khuyết điểm liên quan đến ai phải rõ ràng, nhất thiết không thể bỏ qua được!
Việc chỉ đạo xử lý Vinalines, Vinashin báo chí đã nói nhiều, phải làm cho nghiêm túc, công khai. Chúng ta còn nợ xấu quá lớn, tại sao? Trách nhiệm thế nào? Phải làm cho rõ chứ?
Xem trên tivi thấy kinh tế ta có khả quan hơn, tham nhũng có giảm đi, tăng trưởng có khả năng cao hơn. Nhưng nhìn lại mấy năm nay toàn tụt hậu. Năm 2013 cố gắng đạt cho được GDP 5, 5%, năm 2012 chỉ đạt 5, 2%, so với các năm trước cứ tụt dần, sức sản xuất không được tái sản xuất nữa vậy thì khả năng còn tụt nữa. So với các nước xung quanh, chúng ta kém họ hàng chục lần! Sản xuất giảm, nợ chồng chất ngày càng tăng, gỡ không ra được thì nguy hiểm lắm. Cho nên phải tái cơ cấu lại. Phải xử lý một cách triệt để mới mong cứu vãn tình hình.
Chúng ta còn phải tiếp tục nâng cao công tác đối ngoại, quan hệ quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh, năm nay sẽ có nhiều vấn đề phức tạp nổi lên, phải đề cao cảnh giác và đề phòng! Còn chỉ đạo xử lý một số vụ án trọng tâm, không để tồn đọng. Phải sửa lại luật đất đai cho phù hợp thực tế, phải chấn chỉnh lại luật pháp. Đế quý 2 sẽ công bố một số việc phải làm.
Xem trên báo chí thấy kinh tế ta đã thấy nhộn nhịp. Nhìn qua lại năm 2012; nền kinh tế thế giới phát triển chậm. Chưa hẳn vì khủng hoảng kinh tế thế giới mà ở dạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2012 kinh tế thế giới chỉ bằng 3, 3% (mọi năm trên 4%). chỉ tăng 2, 2% (mọi năm từ 4% trở lên) thế là đã khá lắm rồi – Khối EU -4% (nguy hiểm lắm). Nhật tăng trên 2% (hy vọng 4% mà không đạt) nhưng đó là khá, Trung Quốc 7, 8% (năm trước 9 – 10%) (Ấn đương 1200 tỉ đô. Trung Quốc 1600 tỉ đô). Các nước có quy mô lớn nên tuy bị giảm GDP nhưng họ dễ xử lý hơn ta. Hiện nay các nước cũng nợ công cũng rất lớn, họ bàn cãi, tranh luận mãi chưa xong, nước Anh muốn rút khỏi EU.
Năm 2012 có nhiều cuộc bầu cử thay đổi hàng loạt thủ lĩnh: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thái, Nhật, Hàn …
Đông Nam Á: nổi lên gay gắt tranh chấp đảo giữa Trung Quốc và Nhật, Nhật với Bắc Triều Tiên về vũ trụ tình thế trở nên rất căng bất chấp dư luận. Trung Quốc cũng không hài lòng? Tình hình Hoa Đông rất phức tạp. Khối Asean chúng ta thì CPC đứng về phía Trung Quốc gây nhiều trở ngại đã buộc Hội nghị ngoại giao không ra được tuyên bố chung, nhưng khi gặp là vẫn thân thiết, vui vẻ. Năm 2013 Brunei làm Chủ tịch Asean, nước này nhỏ lắm, tiếng nói ít trọng lượng, do đó Biển Đông song gió hơn do Trung Quốc xúi giục, can thiệp, nói một đường làm một nẻo, nên 2012 CPC làm chủ tịch Asean phá rất dữ phản đối nhiều cái vô lý, tuy vậy ta cũng có nhiều cách và cố gắng giữ cho năm 2012 không nổ ra chiến tranh, tuy vậy ta cũng bị chê trách là nhu nhược, bị Trung Quốc lấn lướt cả trên các mặt quốc phòng, kinh tế, an ninh. Trung Quốc cho tàu hải giám và tàu đánh cá vào quấy rối, ngăn cản ta, thực sự đó là tàu chiến, là hải quân Trung Quốc giả dạng mà thôi. Ta có phản đối thì họ chống chế, nói là tàu đánh cá của địa phương hoạt động thôi. Ta xử lý thật vất vả Trung Quốc yêu cầu không quốc tế hóa Biển Đông, nhưng họ không làm được, Trung Quốc đã gửi hồ sơ đường Lưỡi bò lên LHQ, pháp lý hóa đường lưỡi bò để không ai được đụng chạm, can thiệp. Ta cố gắng giữ hòa bình để không xảy ra xung đột. Ta kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải như Lê Thánh Tôn đã nói “Ai để mất một tấc đất của tổ tiên thì phải tru di tam tộc!!”.
Trung Quốc năm qua có khá nhiều vấn đề: Xử lý vụ Bạc Hy Lai, bắt và trục xuất luật sư mù Trần QuangThành (lãnh tụ phái tứ thừa độc lập), phanh phui tài sản TT Ôn Gia Bảo, Tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc… Bổ sung lý luận Ba đại diện và phát triển khoa học xây dựng Chủ nghĩa xã hội theo màu sắc Trung Quốc. Phấn đấu nâng GDP tăng cao từ 5500 đô/người lên 11000 đô/người, tức là gấp hai lần hiện nay. Dân số đã 1/4 tỉ dân rồi. Trung Quốc kiên quyết để trở thành cường quốc biển, bắt các nước nhỏ xung quanh phải phục tùng (kế hoạch đến năm 2030). Tôi có dịp gặp ông Tăng Khúc Hồng (nhân vật số 3 khóa trước) ông ta hỏi tôi: Việt Nam sao lại ra luật Biển, gây căng thẳng đối chọi với Trung Quốc. Tôi trả lời: Trung Quốc đã có luật Biển từ 10 năm nay, chúng tôi chỉ học Trung Quốc mà thôi, vì tôi có đủ chứng lý lịch sử để xác định luật biển. Ông ta đành im lặng không trả lời. Ta phải giữ tình hữu nghị với Trung Quốc nhưng tuyệt đối không được mơ hồ mất cảnh giác. Mục tiêu Trung Quốc cố gắng vươn cao cạnh tranh với Mỹ. Họ rất thực dụng, chớp thời cơ, dựa vào thực lực. Trung Quốc tuy khẳng định: giữ gìn hòa bình, nhưng kiên quyết bành trướng chiếm lấy Biển Đông, chiếm các đảo của ta, ta không thể nhân nhượng được, nhưng phải khôn khéo, có bài bản, liên kết với các nước xung quanh như Phi Luật Tân, Indonesia, Singapore… để đối phó lại họ. Âm mưu của họ là lôi kéo các nước Asean để cô lập ta và chèn ép ta nhượng bộ. Ta cứ đi nước nào thì Trung Quốc sau đó lại đi tới nước đó và có chi viện hậu hĩnh hơn hẳn ta, thực tế là phá thế liên kết của ta vì họ được một phần kết quả. Đặc biệt là kinh nghiệm của tôi: các vị lãnh đạo cũ (đã nghỉ) gặp chúng ta nói chuyện dễ dàng lắm, tầng lớp trẻ có khó hơn (như ở Lào chẳng hạn).
Đối với Mỹ: Obama làm tổng thống lần 2 vẫn không có gì thay đổi.
Tăng cường về Châu Á – Thái bình dương
Tích cực phát triển kinh tế, thương mại khu vực Châu Á
Vẫn còn vấn đề Nhân quyền đang là một vấn đề đối ngoại giữa ta và Mỹ
Obama đã xếp 2 người, 1 Bộ Ngoại giao, 1 Bộ Quốc phòng đều là người cùng cánh của Obama có can thiệp với ta đã từng chống chiến tranh Mỹ-Việt, nhưng vẫn còn gay cấn về nhân quyền với Việt Nam. Rồi đây Mỹ còn nỗ lực hợp tác hơn nữa, có e ngại ta gần Trung Quốc hơn.
Về công tác đối ngoại: Ta ưu tiên các nước láng giềng trong tổ chức Asean. Tổ chức chặt chẽ quan hệ Lào-Việt, các nước khác còn có sự chia rẽ, các bạn Lào gắn bó với ta hơn, các đ/c lãnh đạo cao tuổi gắn bó hơn, lớp trẻ có phần giảm sút kém mặn mà. Với Trung Quốc ta cố gắng giữ hữu nghị giữa hai nước, tuy vấn đề Biển Đông phức tạp như vậy ta vẫn gắng sức tìm kiếm sự đồng thuận, còn vấn đề không đồng thuận thì gác lại. ta hy vọng xây dựng được DOC để có thể ràng buộc pháp lý, còn COC chỉ là mong muốn không ràng buộc nhưng Trung Quốc vẫn chần chừ muốn kéo dài và đòi được tham dự bàn bạc xây dựng DOC, khối Asean không thể đồng ý được vì đây là việc của các nước Asean với nhau. Năm 2013 Brunei làm Chủ tịch chắc có khác CPC năm trước. Ta tích cực bảo vệ Biển Đông, đưa dân ra sống ở Trường Sa, phát triển đánh cá, khai thác khoáng sản. Nga đã chạy Anh và cả Mỹ việc khai thác dầu khí nếu họ ngần ngại, Nga dám làm. Hiện Nga có thể khai thác 520 triệu tấn dầu mỏ và hàng ngàn tỉ khí đốt, Nga đang dùng sức mạnh về năng lượng để đối phó với các nước, nhưng lại rất ưu tiên cho Việt Nam cùng vào Si-bê-ri (các nước khác thì Nga không cho vào tham dự), Nga cho biết Việt Nam cũng đã khai thác được 1 tỷ đôla dầu khí ở Si-bê-ri rồi!
Còn Singapore tuy gốc người Trung Quốc, đảo nhỏ, người ít nhưng phát triển tốt, ngang hàng với Trung Quốc, không chịu lép vế cũng là một tấm gương cho ta theo. Chúng ta quan hệ với nhiều nước, nhưng với Nga thì rất tự nhiên thoải mái không nề hà gì. Khi gặp Medvedev vẫn gọi là đồng chí mặc dù chế độ chính trị hiện nay đã khác xưa nhưng đọng trong con người họ vẫn còn tình cảm sâu đậm và họ tỏ rõ một cách tự nhiên khác các nước Châu Âu đối với ta, ông Bộ trưởng Kế hoạch Nga lại còn nói: ông là con vị Tham tán Thương mại của Sứ quán Liên Xô ở Việt Nam trước đây nên rất thân mật với Việt Nam, như một quê hương của mình. Nga hứa giúp ta về quốc phòng, vũ khí, cả kinh tế, trở thành đối tác chiến lược của ta, họ nhận học sinh sang học tập, sĩ quan sang huấn luyện là đối tác toàn diện. Khi tôi nhắc đến số tiền còn nợ lại, Medvedev gạt đi nói không có vấn đề gì khó khăn cả. Nga cho biết khi được tin Nga tham dự thăm dò vùng dầu 6 nam Trường Sa dưới Côn Đảo, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga phàn nàn việc này thì Bộ Ngoại giao Nga lấy ngay tấm bản đồ cũ của Trung Quốc ra chỉ vào và nói: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chính Trung Quốc đã thừa nhận như vậy có liên quan gì đế Trung Quốc đâu, thế là Bộ Ngoại giao Trung Quốc đành lờ đi không nói gì nữa.
Còn Indonesia không bao giờ đả kích Việt Nam, họ hành động kín đáo. Khi tôi gặp các cháu Indonesia chúng cầm cờ hai nước và hô “Hồ, Hồ” tỏ ý hoan nghênh, Indonesia có 220 triệu dân họ thân thiết với Việt Nam, nhiều tiếng của họ giống tiếng Việt và có nhiều phong tục tập quán như ăn trầu giống như Việt Nam, vợ Tổng thống Indonesia khi nói chuyện với vợ tôi có thổ lộ: “Trong thời kỳ chống Pháp, Indonesia đã trang bị vũ khí cho một tiểu đoàn quân đội Việt Nam đấy.”. Họ mua vũ khí của Anh rồi chuyển cho ta, việc này chính họ nói ra, tôi đâu có biết! Quan hệ với Indonesia có lúc ta cũng lơi lỏng nay mới thắt chặt trở lại.
Về trả lời một số câu hỏi của các đ/c: Có đ/c hỏi: Tại sao nguyên thủ các nước chỉ có một người còn ta khi ra đón lại là Tổng Bí thư chứ không phải là Chủ tịch nước? Điều này tế nhị lắm, có khi sang họ chỉ có một người, chả lẽ ta có hai người đi hai bên hay sao, vì vậy lấy Đảng là vị trí cao nhất nên chúng tôi bàn để Tổng Bí thư thay mặt cho cả Chủ tịch nước đón tiếp họ, kể ra như vậy cũng không tiện, nhưng mà khó nói quá, sau này có lẽ phải xem lại như: Trung Quốc, Lào, Bắc Triều Tiên, Cuba họ đến thống nhất vào một người là nguyên thủ Quốc gia mà thôi.
Có quyền lực phải đi đôi với giám sát, kiểm sát như vậy quyền lực càng lớn kỷ luật phải càng nặng, không thể cấp bé chịu kỷ luật nặng còn cấp càng to lại càng nhẹ, vô lý quá, phải sửa thôi!
Đảng cũng phải tuân thủ Hiến Pháp và Pháp Luật của Nhà Nước, không thể đứng trên Hiến Pháp và Pháp Luật được. Có thế mới chống được suy thoái, chống được tham nhũng lạm quyền. Trung Quốc còn làm được vậy, ta cũng phải làm được, phải dựa vào dân, không thể để dân quay lưng lại với Đảng, tôi thấy vấn đề này đúng quá, rõ quá!
Đã có người khi gặp tôi đã chỉ vào mặt tôi nói: “Các anh ăn vừa thôi, phải để cho dân sống với chứ, dân không phải họ không biết đâu, nếu các anh không dám làm, bọn tôi sẽ làm.”.
Tôi tự thấy mình cũng có cái tốt, nhưng cũng còn có cái xấu, sai lầm, cần phải được phê phán chỉnh đốn, dân họ nói là đúng! Ví như…, thiểu số phải phục tùng đa số, có những cái thấy đúng mà không thực hiện được. Phải chờ đợi thôi, có thể dến Đại hội 12 mới có thể thay đổi cơ bản, nay mới chỉ vá víu mà thôi.
Qua nhiều Đại hội tôi thấy đã có từ ngữ khá lạ: Ban đầu bỏ Chống Chủ nghĩa cá nhân, rồi lại chống tiêu cực, chống tham nhũng, sau lại phát triển hủ bại, suy thoái, lợi ích nhóm nhỏ, v.v. tức là cùng qua nhiều Đại hội thì cái xấu phát triển dần lên. Các báo chí nhiều lúc ca ngợi ta làm tốt rồi, thế mà tại sao còn có bao nhiêu vấn đề này, vấn đề khác ngày càng to, càng phức tạp. Các đ/c xin hãy giám sát chúng tôi, góp ý kiến bằng mọi hình thức, càng nhiều càng tốt, không kiêng kỵ gì cả. Chắc chắn rằng phải đến Đại hội 12 mới có chuyển biến cơ bản được. Hiện nay không phải chỉ có các đ/c, các cán bộ đảng các cấp mà tất cả người dân từ anh xe ôm, bà hàng nước đều biết cả và nói rất nhiều, nói đủ thứ hết. Họ nói giống nhau lắm, đúng lắm cả trong Nam ngoài Bắc, miền xuôi miền ngược, Đảng ta phải trong sạch vững mạnh, còn dân thì còn, mất dân là mất hết, tôi thấy đúng như vậy, tính tôi muốn thẳng thắn bộc lộ như vậy, mong các đ/c kiểm tra, giám sát góp ý kiến, mong rằng sau này càng được sáng sủa hơn.
Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.
Theo Hiến Pháp: Chủ tịch là Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, nhưng hiện nay theo tập quán là khi trong kháng chiến vẫn đặt ra vấn đề do người đứng đầu Đảng trực tiếp thống lĩnh quân đội nên vẫn để như cũ sau này nếu có sửa đổi thì xem xét lại thế nào cho hợp lý và phù hợp với phong cách quốc tế hiện nay.
Đã hết giờ và nói cũng đã lan man, xin kết thúc tại đây chúc mọi người sức khỏe, mọi sự tốt lành, góp sức đóng góp cho Đảng được trong sạch, vững mạnh.
Sau đó đ/c Oanh (Chủ nhiệm CLB Thăng Long) lên cám ơn và tặng quà, chụp ảnh lưu niệm.
Người lược ghi: Đoàn Sự 10g ngày 19-2-2013