Thursday, November 10, 2011

Nghẽn dòng tín dụng bất động sản


(TBKTSG) - Các ngân hàng “im hơi lặng tiếng” trước việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hạ giá bán sản phẩm nhằm thu hồi vốn trả nợ. Không ngân hàng nào công khai việc đòi nợ bởi như thế chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng” rằng dư nợ bất động sản quá nhiều.
Nếu xét về số tuyệt đối, dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng quốc doanh và những tổ chức tín dụng cổ phần lớn chiếm đa số số dư toàn hệ thống. Nhưng xét về tỷ lệ trên tổng dư nợ, các ngân hàng này kiểm soát tốt hơn những ngân hàng đang yếu kém thanh khoản và chịu tái cấp vốn.
Vào cuối tháng 6, khi bắt buộc phải giảm dư nợ phi sản xuất về mức 22%, một số ngân hàng có vấn đề đã dựa hơi ngân hàng lớn thông qua vay mượn hạn mức, bán nợ. Nhờ đó tỷ lệ 22% được đảm bảo vào thời điểm quy định. Tuy nhiên sau một, hai tháng, tỷ lệ đó lại tăng lên do việc “dựa hơi” không thể kéo dài.
Thời “dựa hơi” đã chấm dứt
Bây giờ việc “dựa hơi” khó hơn rất nhiều vì tương lai phải sáp nhập, chuyển nhượng, mua bán lẫn nhau của các ngân hàng yếu kém đã rõ ràng. Thành viên hội đồng quản trị một ngân hàng cổ phần tầm cỡ nói: “Chúng tôi đã được đề nghị, nhưng chúng tôi kiên quyết không nhận các ngân hàng yếu kém nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có các chính sách ưu đãi phù hợp”.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, cho biết: “Là định chế tài chính nhà nước, chúng tôi sẵn sàng tham gia quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng khi Nhà nước chỉ định”. Đúng là BIDV phải thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một ngân hàng quốc doanh, nhưng việc gách vác ngân hàng nhỏ sẽ không thể không đi kèm những ưu đãi đặc biệt về cơ chế.      
Giống như máu của cơ thể, tiền của ngân hàng đang chảy trong những tòa cao ốc, trong các khu căn hộ, biệt thự, trong các dự án đô thị cũ và mới!
Đến lượt mình, các tổ chức tín dụng có vấn đề chỉ còn cách đòi nợ. Một ngân hàng được tái cấp vốn 5.000 tỉ đồng đợt vừa rồi, hiện dư nợ bất động sản vẫn còn hơn 50% tổng dư nợ. Những khoản vay 50-100 tỉ đồng ngắn hạn dưới sáu tháng có khả năng đòi được vì giá trị tài sản thế chấp là nhà đất thấp, việc phát mại càng có thể thành công cao.
Đáng ngại hơn là các dự án hàng ngàn tỉ đồng, không thể tìm được người mua, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Giám đốc khối tín dụng một ngân hàng yêu cầu không nêu tên, chỉ ra: “Mấy năm trước các chủ đầu tư phần lớn xây dựng biệt thự, căn hộ cao cấp. Nay căn hộ càng cao cấp bao nhiêu, càng ế bấy nhiêu. Một số ngân hàng cho vay vướng chủ yếu vào phân khúc này. Căn hộ cấp thấp do chủ đầu tư lấy công làm lãi, thường thuộc diện tín dụng chính sách xã hội, nên không đáng lo”. Một quan chức NHNN giải thích thêm: “Những ngân hàng yếu kém chạy theo lợi nhuận đều dính dự án cấp cao hết. Đụng đến tín dụng bất động sản coi như điểm huyệt hệ thống ngân hàng”.
Thức tỉnh số liệu
Giả sử đến cuối năm dư nợ phi sản xuất của hệ thống ngân hàng được “kéo” về đúng 16%, với tổng dư nợ hiện khoảng 2,5 triệu tỉ đồng, thì cho vay phi sản xuất ước chừng 400.000 tỉ đồng, tương đương 20 tỉ đô la Mỹ, bằng gần 20% GDP. Còn hiện tại, lấy tỷ lệ của ngày 30-6-2011 là 22%, con số này tương ứng là 550.000 tỉ đồng, 27 tỉ đô la Mỹ và 27% GDP.
Trong cơ cấu tín dụng phi sản xuất, cho vay chứng khoán hiện chiếm tỷ trọng nhỏ (thị trường chứng khoán đang trong cơn khủng hoảng), phần còn lại là cho vay bất động sản và tiêu dùng. Trong cho vay tiêu dùng, khoảng 80-90% thuộc về hỗ trợ mua nhà, sửa nhà. Vay tiêu dùng để du học, mua sắm tiện nghi cá nhân đối với người Việt không nhiều và cũng không phải thói quen, trừ vay mua ô tô nhưng tỷ lệ loại phương tiện giao thông này trên đầu người còn thấp.
Như vậy hàng chục tỉ đô la Mỹ dư nợ phi sản xuất đang nằm ở bất động sản.
Hãy nhìn các tòa cao ốc, trung tâm thương mại, căn hộ cho thuê sừng sững ở Hà Nội và TPHCM, thử hỏi có bao nhiêu tòa nhà trong số đó được xây nên hoàn toàn bằng vốn tự có của chủ đầu tư? Khảo sát của một ngân hàng nước ngoài ở TPHCM cho biết hầu hết là vay vốn ngân hàng, mức vay khoảng 50-70% giá trị dự án. Giống như máu của cơ thể, tiền của ngân hàng đang chảy trong những tòa cao ốc, trong các khu căn hộ, biệt thự, trong các dự án đô thị cũ và mới!
Khi thị trường bất động sản hoạt động bình thường, các dự án có thể sinh lời, dòng tiền chuyển động, nợ cũ được trả, nợ mới được vay, vòng quay tín dụng nối nhịp. Nay thị trường bất động sản đóng băng, mất thanh khoản, tiền cho vay gần như “chết đứng”. Tín dụng ngân hàng bị liệt một mắt xích.
Vì sao tháng 9?
Giới quan sát nhận thấy rõ trào lưu giảm giá bất động sản vốn âm thầm từ lâu đã bất ngờ tăng nhiệt từ tháng 9-2011.
Có hai lý do dẫn đến sự tăng nhiệt này.
Thứ nhất, trong tháng 9 NHNN đã bán ra một lượng ngoại tệ lớn can thiệp tỷ giá. Đợt can thiệp đầu tiên khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ và từ đó đến nay ước thêm 500 triệu nữa, tức khoảng 2 tỉ đô la Mỹ đã được cơ quan quản lý sử dụng. Một lượng tương ứng tiền đồng đã được hút về vô thời hạn. Việc bơm tiền ra qua kênh thị trường mở để cân bằng chỉ có tính thời hạn và trên tinh thần chính là kiểm soát lạm phát. Ngoài ra việc thắt chặt cung tiền đồng có tác dụng rõ rệt trong chống đầu cơ tỷ giá.
Việc gia tăng tổng phương tiện thanh toán vào những tháng cuối năm không nằm trong chương trình khuyến khích, đặc biệt khi còn đó những lo ngại lạm phát có thể bùng phát trở lại vào tháng 11, 12 theo chu kỳ mùa vụ và khi tăng trưởng tín dụng của năm sau dự kiến chỉ 12%, thấp hơn chỉ tiêu của năm nay. Điều này đã ảnh hưởng tức thì đến sự phát triển tín dụng của các ngân hàng. Để có nguồn vốn dự phòng cuối năm và hạn chế rủi ro tỷ giá, nhiều ngân hàng giảm dư nợ cho vay. Địa chỉ thu nợ đầu tiên và hạn chế cho vay mới được ngân hàng nhắm đến là bất động sản.    
Thứ hai, việc áp dụng triệt để trần lãi suất huy động 14%/năm, trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh, đã khiến một phần nguồn tiền trong dân chuyển từ tiền đồng sang vàng. Vốn huy động tiền đồng tháng 9 giảm có sự góp sức của yếu tố này. Bên cạnh đó, tiền gửi cũng chuyển hướng từ ngân hàng yếu kém về ngân hàng lớn. Hiện tượng thiếu thanh khoản xảy ra ở những ngân hàng yếu kém, đẩy mặt bằng lãi suất cho vay lên cao và việc thu nợ càng trở nên cấp thiết.
Hai tháng qua tín dụng bất động sản đã bị “điểm danh” và thu nợ, giảm cho vay mới chỉ bắt đầu. Việc vay vốn của giới kinh doanh bất động sản sẽ còn khó khăn hơn nhiều trong năm 2012.
Trước những dấu hiệu của “cơn bão” bất động sản, ngày 4-11-2011 NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng báo cáo gấp dư nợ tín dụng bất động sản. Cho dù số liệu dư nợ là bao nhiêu, và ngay cả khi tiến độ thu nợ có thể được giãn, các đợt giảm giá bất động sản sẽ còn gia tăng. Công ty cổ phần Phát triển nhà Từ Liêm (NTL-HSX), một doanh nghiệp không vay nợ, có hàng trăm tỉ đồng gửi ngân hàng, mà cũng vừa giảm giá bán đất biệt thự 20-25%. Những doanh nghiệp bất động sản có nợ đáo hạn hẳn đang cảm thấy nước đã đến chân mình.
____________________________________
(Mời xem thêm bài “Phía trước vẫn là màu xám” và bài “Từ cảnh báo của đại biểu Quốc hội” liên quan đến tình hình tài chính của các công ty bất động sản và tín dụng bất động sản).

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/65335/

Tuesday, November 8, 2011

The second economy

In 1850, a decade before the Civil War, the United States’ economy was small—it wasn’t much bigger than Italy’s. Forty years later, it was the largest economy in the world. What happened in-between was the railroads. They linked the east of the country to the west, and the interior to both. They gave access to the east’s industrial goods; they made possible economies of scale; they stimulated steel and manufacturing—and the economy was never the same.
Deep changes like this are not unusual. Every so often—every 60 years or so—a body of technology comes along and over several decades, quietly, almost unnoticeably, transforms the economy: it brings new social classes to the fore and creates a different world for business. Can such a transformation—deep and slow and silent—be happening today?
We could look for one in the genetic technologies, or in nanotech, but their time hasn’t fully come. But I want to argue that something deep is going on with information technology, something that goes well beyond the use of computers, social media, and commerce on the Internet. Business processes that once took place among human beings are now being executed electronically. They are taking place in an unseen domain that is strictly digital. On the surface, this shift doesn’t seem particularly consequential—it’s almost something we take for granted. But I believe it is causing a revolution no less important and dramatic than that of the railroads. It is quietly creating a second economy, a digital one.
Let me begin with two examples. Twenty years ago, if you went into an airport you would walk up to a counter and present paper tickets to a human being. That person would register you on a computer, notify the flight you’d arrived, and check your luggage in. All this was done by humans. Today, you walk into an airport and look for a machine. You put in a frequent-flier card or credit card, and it takes just three or four seconds to get back a boarding pass, receipt, and luggage tag. What interests me is what happens in those three or four seconds. The moment the card goes in, you are starting a huge conversation conducted entirely among machines. Once your name is recognized, computers are checking your flight status with the airlines, your past travel history, your name with the TSA1 (and possibly also with the National Security Agency). They are checking your seat choice, your frequent-flier status, and your access to lounges. This unseen, underground conversation is happening among multiple servers talking to other servers, talking to satellites that are talking to computers (possibly in London, where you’re going), and checking with passport control, with foreign immigration, with ongoing connecting flights. And to make sure the aircraft’s weight distribution is fine, the machines are also starting to adjust the passenger count and seating according to whether the fuselage is loaded more heavily at the front or back.
These large and fairly complicated conversations that you’ve triggered occur entirely among things remotely talking to other things: servers, switches, routers, and other Internet and telecommunications devices, updating and shuttling information back and forth. All of this occurs in the few seconds it takes to get your boarding pass back. And even after that happens, if you could see these conversations as flashing lights, they’d still be flashing all over the country for some time, perhaps talking to the flight controllers—starting to say that the flight’s getting ready for departure and to prepare for that.
Now consider a second example, from supply chain management. Twenty years ago, if you were shipping freight through Rotterdam into the center of Europe, people with clipboards would be registering arrival, checking manifests, filling out paperwork, and telephoning forward destinations to let other people know. Now such shipments go through an RFID2 portal where they are scanned, digitally captured, and automatically dispatched. The RFID portal is in conversation digitally with the originating shipper, other depots, other suppliers, and destinations along the route, all keeping track, keeping control, and reconfiguring routing if necessary to optimize things along the way. What used to be done by humans is now executed as a series of conversations among remotely located servers.
In both these examples, and all across economies in the developed world, processes in the physical economy are being entered into the digital economy, where they are “speaking to” other processes in the digital economy, in a constant conversation among multiple servers and multiple semi-intelligent nodes that are updating things, querying things, checking things off, readjusting things, and eventually connecting back with processes and humans in the physical economy.
So we can say that another economy—a second economy—of all of these digitized business processes conversing, executing, and triggering further actions is silently forming alongside the physical economy.
Aspen root systems
If I were to look for adjectives to describe this second economy, I’d say it is vast, silent, connected, unseen, and autonomous (meaning that human beings may design it but are not directly involved in running it). It is remotely executing and global, always on, and endlessly configurable. It is concurrent—a great computer expression—which means that everything happens in parallel. It is self-configuring, meaning it constantly reconfigures itself on the fly, and increasingly it is also self-organizing, self-architecting, and self-healing.
These last descriptors sound biological—and they are. In fact, I’m beginning to think of this second economy, which is under the surface of the physical economy, as a huge interconnected root system, very much like the root system for aspen trees. For every acre of aspen trees above the ground, there’s about ten miles of roots underneath, all interconnected with one another, “communicating” with each other.

The metaphor isn’t perfect: this emerging second-economy root system is more complicated than any aspen system, since it’s also making new connections and new configurations on the fly. But the aspen metaphor is useful for capturing the reality that the observable physical world of aspen trees hides an unseen underground root system just as large or even larger. How large is the unseen second economy? By a rough back-of-the-envelope calculation (see sidebar, “How fast is the second economy growing?”), in about two decades the digital economy will reach the same size as the physical economy. It’s as if there will be another American economy anchored off San Francisco (or, more in keeping with my metaphor, slipped in underneath the original economy) and growing all the while.
Now this second, digital economy isn’t producing anything tangible. It’s not making my bed in a hotel, or bringing me orange juice in the morning. But it is running an awful lot of the economy. It’s helping architects design buildings, it’s tracking sales and inventory, getting goods from here to there, executing trades and banking operations, controlling manufacturing equipment, making design calculations, billing clients, navigating aircraft, helping diagnose patients, and guiding laparoscopic surgeries. Such operations grow slowly and take time to form. In any deep transformation, industries do not so much adopt the new body of technology as encounter it, and as they do so they create new ways to profit from its possibilities.
The deep transformation I am describing is happening not just in the United States but in all advanced economies, especially in Europe and Japan. And its revolutionary scale can only be grasped if we go beyond my aspen metaphor to another analogy.
A neural system for the economy
Recall that in the digital conversations I was describing, something that occurs in the physical economy is sensed by the second economy—which then gives back an appropriate response. A truck passes its load through an RFID sensor or you check in at the airport, a lot of recomputation takes place, and appropriate physical actions are triggered.
There’s a parallel in this with how biologists think of intelligence. I’m not talking about human intelligence or anything that would qualify as conscious intelligence. Biologists tell us that an organism is intelligent if it senses something, changes its internal state, and reacts appropriately. If you put an E. coli bacterium into an uneven concentration of glucose, it does the appropriate thing by swimming toward where the glucose is more concentrated. Biologists would call this intelligent behavior. The bacterium senses something, “computes” something (although we may not know exactly how), and returns an appropriate response.
No brain need be involved. A primitive jellyfish doesn’t have a central nervous system or brain. What it has is a kind of neural layer or nerve net that lets it sense and react appropriately. I’m arguing that all these aspen roots—this vast global digital network that is sensing, “computing,” and reacting appropriately—is starting to constitute a neural layer for the economy. The second economy constitutes a neural layer for the physical economy. Just what sort of change is this qualitatively?
Think of it this way. With the coming of the Industrial Revolution—roughly from the 1760s, when Watt’s steam engine appeared, through around 1850 and beyond—the economy developed a muscular system in the form of machine power. Now it is developing a neural system. This may sound grandiose, but actually I think the metaphor is valid. Around 1990, computers started seriously to talk to each other, and all these connections started to happen. The individual machines—servers—are like neurons, and the axons and synapses are the communication pathways and linkages that enable them to be in conversation with each other and to take appropriate action.
Is this the biggest change since the Industrial Revolution? Well, without sticking my neck out too much, I believe so. In fact, I think it may well be the biggest change ever in the economy. It is a deep qualitative change that is bringing intelligent, automatic response to the economy. There’s no upper limit to this, no place where it has to end. Now, I’m not interested in science fiction, or predicting the singularity, or talking about cyborgs. None of that interests me. What I am saying is that it would be easy to underestimate the degree to which this is going to make a difference.
I think that for the rest of this century, barring wars and pestilence, a lot of the story will be the building out of this second economy, an unseen underground economy that basically is giving us intelligent reactions to what we do above the ground. For example, if I’m driving in Los Angeles in 15 years’ time, likely it’ll be a driverless car in a flow of traffic where my car’s in a conversation with the cars around it that are in conversation with general traffic and with my car. The second economy is creating for us—slowly, quietly, and steadily—a different world.
A downside
Of course, as with most changes, there is a downside. I am concerned that there is an adverse impact on jobs. Productivity increasing, say, at 2.4 percent in a given year means either that the same number of people can produce 2.4 percent more output or that we can get the same output with 2.4 percent fewer people. Both of these are happening. We are getting more output for each person in the economy, but overall output, nationally, requires fewer people to produce it. Nowadays, fewer people are required behind the desk of an airline. Much of the work is still physical—someone still has to take your luggage and put it on the belt—but much has vanished into the digital world of sensing, digital communication, and intelligent response.
Physical jobs are disappearing into the second economy, and I believe this effect is dwarfing the much more publicized effect of jobs disappearing to places like India and China.
There are parallels with what has happened before. In the early 20th century, farm jobs became mechanized and there was less need for farm labor, and some decades later manufacturing jobs became mechanized and there was less need for factory labor. Now business processes—many in the service sector—are becoming “mechanized” and fewer people are needed, and this is exerting systematic downward pressure on jobs. We don’t have paralegals in the numbers we used to. Or draftsmen, telephone operators, typists, or bookkeeping people. A lot of that work is now done digitally. We do have police and teachers and doctors; where there’s a need for human judgment and human interaction, we still have that. But the primary cause of all of the downsizing we’ve had since the mid-1990s is that a lot of human jobs are disappearing into the second economy. Not to reappear.
Seeing things this way, it’s not surprising we are still working our way out of the bad 2008–09 recession with a great deal of joblessness.
There’s a larger lesson to be drawn from this. The second economy will certainly be the engine of growth and the provider of prosperity for the rest of this century and beyond, but it may not provide jobs, so there may be prosperity without full access for many. This suggests to me that the main challenge of the economy is shifting from producing prosperity to distributing prosperity. The second economy will produce wealth no matter what we do; distributing that wealth has become the main problem. For centuries, wealth has traditionally been apportioned in the West through jobs, and jobs have always been forthcoming. When farm jobs disappeared, we still had manufacturing jobs, and when these disappeared we migrated to service jobs. With this digital transformation, this last repository of jobs is shrinking—fewer of us in the future may have white-collar business process jobs—and we face a problem.
The system will adjust of course, though I can’t yet say exactly how. Perhaps some new part of the economy will come forward and generate a whole new set of jobs. Perhaps we will have short workweeks and long vacations so there will be more jobs to go around. Perhaps we will have to subsidize job creation. Perhaps the very idea of a job and of being productive will change over the next two or three decades. The problem is by no means insoluble. The good news is that if we do solve it we may at last have the freedom to invest our energies in creative acts.
Economic possibilities for our grandchildren
In 1930, Keynes wrote a famous essay, “Economic possibilities for our grandchildren.” Reading it now, in the era of those grandchildren, I am surprised just how accurate it is. Keynes predicts that “the standard of life in progressive countries one hundred years hence will be between four and eight times as high as it is to-day.” He rightly warns of “technological unemployment,” but dares to surmise that “the economic problem [of producing enough goods] may be solved.” If we had asked him and his contemporaries how all this might come about, they might have imagined lots of factories with lots of machines, possibly even with robots, with the workers in these factories gradually being replaced by machines and by individual robots.
That is not quite how things have developed. We do have sophisticated machines, but in the place of personal automation (robots) we have a collective automation. Underneath the physical economy, with its physical people and physical tasks, lies a second economy that is automatic and neurally intelligent, with no upper limit to its buildout. The prosperity we enjoy and the difficulties with jobs would not have surprised Keynes, but the means of achieving that prosperity would have.
This second economy that is silently forming—vast, interconnected, and extraordinarily productive—is creating for us a new economic world. How we will fare in this world, how we will adapt to it, how we will profit from it and share its benefits, is very much up to us.

https://www.mckinseyquarterly.com/Strategy/Growth/The_second_economy_2853

Tuesday, November 1, 2011

Bán hàng bằng bản đồ phân phối


(TBKTSG) - Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã hoàn tất bản đồ phân phối hàng hóa tại sáu tỉnh, thành ĐBSCL, gồm Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang và Long An.
Những con số biết nói
Bản đồ được một nhóm 52 người chuyên trách, đi đến tận hang cùng ngõ hẻm của các địa phương để khảo sát, báo cáo và vẽ bản đồ bằng công nghệ học được từ các tập đoàn đa quốc gia trong vòng 14 tháng. Một bức tranh miêu tả chi tiết về thực trạng và quy mô thị trường hàng tiêu dùng được phác họa.
Có những điểm bán tấp nập, nhưng cũng có nhiều khu chợ bỏ hoang; có những kênh phân phối nhộn nhịp, nhưng cũng có những kênh chỉ lác đác vài người. Cứ thế, nhóm vẽ bản đồ đến tận nơi, ghi nhận tất cả mọi hệ thống bán lẻ, kho bãi, vận chuyển hàng hóa, hoạt động phân phối hàng hóa thực tế tại địa phương... cùng tình hình phân phối hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh, danh mục nhà phân phối, siêu thị, đại lý, chợ, điểm bán...
Những con số từ bản đồ mang đến nhiều ngạc nhiên. Tại sáu tỉnh thành trên, với dân số chừng 8,6 triệu người, có đến 134.200 điểm bán lớn nhỏ (không tính các điểm bán rau củ quả, chỉ tính điểm bán hàng công nghệ phẩm), trung bình chừng hơn 60 người dân có một điểm bán. Ở An Giang, với dân số chừng 2,2 triệu người, số điểm bán lên đến 34.800 điểm. Con số này làm không ít người ngạc nhiên, vì gần gấp đôi Cần Thơ, vốn chỉ có chừng 18.000 điểm bán trên toàn hệ thống chợ, cung đường và khu dân cư. Trà Vinh cũng có gần 20.000 điểm kinh doanh.
Điểm bán nhiều như thế, nhưng hàng Việt Nam vẫn ít. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc BSA, cho biết tại những phiên chợ, hội chợ, hàng Việt Nam chất lượng cao được người dân đón nhận nhiệt tình. Nhưng khi kết thúc phiên chợ, hội chợ lại để lại một khoảng trống, vì doanh nghiệp không đưa hàng về nông thôn bán tiếp, người dân tìm mua ở chợ không có. Tại các chợ chủ yếu bán hàng “không rõ nguồn gốc”. Còn điểm bán thì đầy hàng của các tập đoàn đa quốc gia. Chính điều đó khiến không ít lần BSA bị người dân “mắng vốn” là “đem doanh nghiệp đi bán dạo”.
Vì thế, việc vẽ bản đồ phân phối cũng là cách giúp doanh nghiệp có được công cụ tính lại bài toán kinh doanh của mình bằng việc hoạch định lại chiến lược sản xuất, cung ứng hàng hóa, cùng việc phát triển hệ thống phân phối, bán hàng. Từ nay đến cuối năm, BSA sẽ tiếp tục khảo sát để hoàn tất việc vẽ bản đồ hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại TPHCM. Sau đó sẽ tiếp tục mở rộng ra các tỉnh thành khác.
Để đưa được hàng hóa về nông thôn
Theo bà Hạnh, điều kiện hiện nay là rất tốt để phát triển thị trường nông thôn cho hàng Việt Nam, tâm lý người bán lẻ và người tiêu dùng thuận lợi hơn trước đây.
“Điều kiện rất tốt” là thông tin mà những người đi vẽ bản đồ thu thập được. Đó là việc những loại hàng thấp cấp, không xuất xứ, có nguy cơ độc hại đang bị hàng Việt Nam dần lấn át, nhất là hàng thực phẩm, đồ hộp, đồ ăn liền, nước giải khát, hàng gia dụng. Riêng các loại quần áo, giày dép, trái cây, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em, học cụ học sinh, một số hàng sành sứ, cơ khí, hàng Trung Quốc vẫn còn chiếm ưu thế.
Một thông tin đắt giá nữa là “ở đâu có người thì ở đó hình thành điểm bán”. Mạng lưới cửa hàng, điểm bán, cả cố định lẫn di động, hoạt động thường xuyên, trở thành những mạch máu chạy khắp mọi hang cùng ngõ hẻm. Những nơi không có đường đủ cho ô tô chạy thì có ghe, xuồng hay xe bán hàng đẩy tay. Đã từng có một số công ty đa quốc gia phân phối hàng bằng ghe chuyên dụng.
Theo một khảo sát về thói quen tiêu dùng, 15% người được hỏi cho biết luôn ưu tiên chọn hàng Việt Nam, 61% thỉnh thoảng chọn mua hàng Việt Nam, và 24% không ưu tiên chọn hàng Việt Nam. Một thông tin không thể không lưu ý là “tâm lý chán ghét” hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã lan rộng. Hiện nay loại hàng này đang bị người tiêu dùng xa lánh. Đây chính là thời điểm tốt để doanh nghiệp Việt đưa hàng về nông thôn bán.
Điều mà doanh nghiệp cần làm là không chỉ bao phủ theo chiều rộng, mà cần phải thâm nhập sâu vùng nông thôn. Những người vẽ bản đồ không khỏi xuýt xoa trước thực tế là trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam bỏ sót thị trường này thì mạng lưới bán hàng của các công ty đa quốc gia thâm nhập rất sâu. “Họ thâm nhập sâu nhưng không phải thoắt ẩn thoắt hiện mà thâm nhập rất vững chắc. Họ quản lý các tuyến này với một nhịp độ đều đặn. Đó chính là bí quyết thành công của họ”, bà Hạnh cho biết.
Điều cần thiết là doanh nghiệp phải có hàng hóa để đưa tới các điểm bán hàng mà người tiêu dùng hay tìm đến mua, và không để đứt mạch cung ứng hàng. Tiếp đó, doanh nghiệp cũng cần tổ chức trưng bày hàng hóa, có các chính sách hợp lý cho giới tiểu thương, giúp họ có thêm động lực bán hàng. Chính tiểu thương là những nhịp cầu đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Họ cũng là những người tiếp thị sản phẩm hết sức hiệu quả.
Một bước nữa trong việc thúc đẩy phát triển thương mại cũng được BSA tính đến là hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển thương mại cũng như quản lý nhà nước, với việc tìm hiểu về hệ thống kho tại địa phương, tìm hiểu sự vận hành của hệ thống chành của các địa phương. Theo bà Hạnh, BSA có thể tư vấn, cung cấp thông tin về quy luật vận hành, dòng chảy hàng hóa, chi phí cho hệ thống hậu cần tại địa phương. Để từ đó địa phương nào muốn thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư thì phải tạo hệ thống kho, xây dựng cảng, bến xe, tạo điều kiện tốt nhất cho các phương tiện vận tải hàng hóa.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc BSA, cho biết trung tâm đang chuẩn bị bán các bản đồ phân phối cho doanh nghiệp, với mức giá 40 triệu đồng/tỉnh/ngành hàng. Riêng với doanh nghiệp mua trọn gói sáu tỉnh, mức giá sẽ là 200 triệu đồng/tỉnh/ngành hàng.
10 doanh nghiệp tại TPHCM và năm doanh nghiệp phía Bắc đăng ký mua đầu tiên sẽ được BSA cùng các chuyên gia tư vấn miễn phí cách thức sử dụng hiệu quả bản đồ. Các thông tin trên bản đồ cũng sẽ được nhóm thực hiện liên tục cập nhật và điều chỉnh cho đúng với thực tế, nhằm hạn chế tối đa mức sai số.
BSA có thể hỗ trợ miễn phí cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn về ngân sách, và “chưa có kế hoạch bán cho các công ty đa quốc gia, vốn rất muốn mua”.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/64358/