Saturday, December 17, 2011

Lại nói về vốn điều lệ

(TBKTSG) - Trong bài Đừng tin “vốn điều lệ”!, tác giả Huy Nam sau khi đặt các câu hỏi về vốn ấy thì đã trả lời rằng là “… có thể nói đó chưa là gì, ít ra về mặt tài chính doanh nghiệp… có thể là dư âm của nếp quản lý tiền kiểm…”. Và ông đã giải thích bằng bài viết của mình. Ở đây tôi xin góp thêm vào cố gắng của tác giả.
Thoạt đầu (vì bây giờ đổi rồi), vốn điều lệ là danh từ của luật ta để chỉ số tiền lần đầu của một doanh nghiệp do các cổ đông tự khai rồi đăng ký. Sở dĩ gọi như vậy là để phân biệt nó với vốn pháp định là cái mà luật buộc một số loại công ty phải có khi được thành lập. Dù có tên là gì thì cả hai chỉ là một số tiền mà các cổ đông bỏ ra để lập doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó vốn có hai tính chất: pháp lý và thương mại.
Tính chất pháp lý của vốn
Công ty là một pháp nhân, tức là con người nhưng chỉ tồn tại trong con mắt của luật pháp. Xin gọi là “con ma”. Các cổ đông bỏ tiền ra để lập con ma; rồi cho nó hoạt động một mình (tách khỏi họ) và độc lập (không dính với ai về mặt trách nhiệm). Khi kinh doanh con ma sẽ gây thiệt hại cho những người khác (thể nhân và pháp nhân) và nó phải bồi thường; muốn làm được nó phải có tài sản. Đó là vốn. Do đó, về mặt pháp lý, người ta nói vốn là tiền mà công ty dùng để trả nợ. Đấy là trật tự xã hội, không thì sẽ loạn.
Vì mục đích đó, luật buộc (i) con ma phải công bố vốn và (ii) cổ đông không được làm giảm số vốn kia. Về sau này, khi con ma trả nợ thì người sẽ mất tiền thực sự là các cổ đông. Họ là “con nợ cuối cùng”. Con ma sẽ bị tòa án buộc trả nợ cho mọi chủ nợ, khi nó không có tiền mặt trả nợ đến hạn cho một người, và bị người ấy thưa ra tòa xin phá sản. Trách nhiệm của con ma thực sự là lúc này; còn lúc khác nó khất nợ được. Trách nhiệm của “con nợ cuối cùng” cũng là ở đây; đó là trách nhiệm phải “chi tiền” chứ không phải là “đi tù”. Khi phải trả nợ như vậy, có bao nhiêu tài sản con ma phải đem ra hết để trả. Thí dụ nó đã khai vốn điều lệ là 8 tỉ đồng, hiện có trong quỹ 16 tỉ, nhưng nợ 20 tỉ; vậy nó phải lấy 16 tỉ ra trả. Trả đến sạch túi như thế luật bảo là “chịu trách nhiệm vô hạn”. Các cổ đông đã bỏ vào nó 8 tỉ như đã đăng ký thì trong trường hợp này cũng mất luôn. Nhưng, họ chỉ mất số đó thôi, chứ còn tiền để ở nhà thì không sao; luật bảo là họ chịu “trách nhiệm hữu hạn”.
Do đó, đã là công ty - trách nhiệm hữu hạn, hay cổ phần - thì nó chịu trách nhiệm vô hạn; chỉ có người bỏ vốn được “hữu hạn”. Các khái niệm căn bản này của công ty vẫn thường bị hiểu lầm ở ta. Là “con nợ cuối cùng” nên khi lập ra con ma, cổ đông bảo nó “mày được phép có ngần này tiền làm vốn”. Do vậy, luật của Anh và Mỹ có khái niệm “authorized capital” (vốn được phép phát hành). Vào lúc công ty bị phá sản, cổ đông nào chưa góp đủ tiền như đã cam kết sẽ bị tòa buộc góp cho đủ. Họ bị ràng buộc bởi sự công bố của mình.
Tính chất pháp lý của vốn là như thế, nên khi con ma bị phá sản, vốn là số tiền mà chủ nợ của con ma và cổ đông tranh giành với nhau. Cổ đông được (do công ty tẩu tán tài sản) thì chủ nợ mất (họ cho vay 10$, nhưng có thể chỉ lấy lại được 5$); cho nên để đề phòng con ma tẩu tán tài sản, người ta đặt ra luật phá sản. Chỉ không trả được nợ cho một người thì con ma bị thưa phá sản ngay. Trong thủ tục phá sản, lại có thứ tự phân chia tài sản còn lại của con ma, ai lấy trước, lấy sau; do đó mà có nợ có bảo đảm và nợ không bảo đảm.
Tính chất thương mại của vốn
Ta đã nói về “vốn được phép phát hành”; đào sâu danh từ này thì ta đi sang ý nghĩa thương mại của vốn. Trước hết, là tiền bạc vốn sẽ tạo ra tài sản. Tài sản thì đem ra mua bán được và có thể nằm dưới các hình thức khác nhau như: giấy tờ có giá, động sản, bất động sản. Mua bán thì có luật cung cầu nên có lúc giá của tài sản lên hay xuống. Đấy là về phần vốn. Về phần con ma, bao lâu nó có tiền để trả nợ thì hoạt động… vô tư. Mà thực sự chẳng chủ nợ nào muốn nó bị phá sản. Con ma làm ăn lời lãi thì nó lắm của, nhiều tiền và số này sẽ cao hơn vốn được phép phát hành nhiều lần. Tính thương mại của vốn nảy sinh từ các điều kiện này.
Tác giả Huy Nam đã mô tả các sắc thái của vốn trong tính chất này. Ở đây - méo mó nghề nghiệp - tôi xin xếp chúng lại theo một thứ tự dễ hiểu hơn hầu có thể nêu một vấn đề khác.
Vì cứ còn tiền là con ma hoạt động vô tư, nên khi “cho phép” nó có - thí dụ - 10 tỉ đồng làm vốn, thì các cổ đông sáng lập chỉ góp 2 tỉ lúc đầu, cốt cho nó khởi động; sau này cần đến đâu thì góp tới đó. Sở dĩ vậy vì bỏ tiền ra thì ai cũng sợ mất; góp nhiều thì phải chia cổ tức nhiều, nên chi phí để có vốn (capital costs) sẽ cao; hơn nữa là khi con ma cần thì họ có thể kêu gọi người khác góp. Muốn vậy phải có cách làm. Để chia đều lãi lỗ với nhau, các cổ đông chia vốn thành từng phần đều nhau và định cho nó một giá để dùng giữa họ với nhau. Cái đó được gọi là mệnh giá của cổ phần (par value) hay giá danh nghĩa (nominal value). Số tiền cổ đông góp lúc đầu cho con ma theo mệnh giá được gọi là vốn đã góp (paid up capital). Cho người khác góp thêm sau này để đạt đến mức “cho phép” được gọi là công ty “phát hành cổ phần”. Việc ấy tạo nên sự chuyển nhượng hay mua bán vốn. Đã mua bán thì có giá cả và lời lỗ.
Vì vậy, vốn có giá thị trường, có khi lên cao, có khi xuống thấp; khi ấy mệnh giá của cổ phần không còn ý nghĩa nữa. Để sao mua bán lúc nào cũng có lời, người mua bán tìm nhiều cách tính toán như: chỉ số chứng khoán, tỷ lệ P/E, biểu đồ các loại để đánh giá công ty. Chúng ta nghe về các chi tiết này nhiều khi có thị trường chứng khoán, nơi có nhiều người mua hay bán cổ phần. Cổ phần có giá thị trường tạo nên “vốn hóa trên thị trường” (market capitalization). Cái vốn này cao hơn cái vốn “được phép” nhiều lắm. Và con ma sẽ khoe con số này để quảng cáo cho mình. Vốn là tiếng tăm!
Trong khi giá cổ phiếu của con ma trên thị trường lên hay xuống thì tiền cũng không phải là của nó, mà là của các người mua bán. Về phần mình con ma phải sử dụng tiền để kinh doanh và đóng thuế. Cho các việc ấy, nó có hệ thống sổ sách kế toán, bảng cân đối và báo cáo tài chính. Trước khi đóng thuế, nó phải lấy lại tiền đã chi tiêu. Nếu lấy hết một món tiền đã tiêu ngay trong năm thì tiền đó gọi là khấu hao; nếu chỉ được lấy lại trong vài năm thì tiền đó được gọi là “chi đầu tư vốn” (capital expenditure). Đọc lên thấy khó hiểu ghê! Sở dĩ có các vụ rắc rối ấy là vì Nhà nước có quyền chia một phần tư tiền lãi của con ma thì cũng phải cho nó giữ lại một số để sống mà… nộp thuế tiếp. Đóng thuế xong, con ma lập quỹ, chia cổ tức, hay giữ lại. Số tiền giữ lại kia sau vài năm cộng lại sẽ cao hơn nhiều so với số vốn đã được phép phát hành. Vốn này khác với “vốn hóa trên thị trường”. Bây giờ ta hiểu tại sao có lời hô hào “Đừng tin vốn điều lệ”! Nhưng điều ấy chỉ đúng trong tính chất thương mại của vốn.
Việc quản lý vốn
Ta du nhập định chế công ty vào mình bằng cách ban hành luật. Du nhập như thế thì nhiều khái niệm cơ bản và tập tục của định chế không được biết hết. Do đó thay vì bàn bạc về khái niệm, về tập tục thì ở ta người ta dễ tranh luận về từ ngữ.
Để quản lý vốn, ở các nước mà công ty đã có từ lâu thì việc ấy được phân chia như sau. Về tính pháp lý, tức là kê khai vốn “được phép phát hành”, thì việc ấy được giao cho cơ quan đăng ký công ty. Cổ đông khai sao, họ ghi vậy; không thắc mắc; ai khai nhiều mà không góp đã có chủ nợ khi công ty phá sản. Quản lý tính thương mại của vốn thì do những người giao dịch trực tiếp với công ty làm. Họ bỏ “khúc ruột” thì phải “chọn mặt gửi vàng”. Để bảo vệ họ, có tòa án và luật phá sản. Những người giao dịch gián tiếp với công ty cũng phải làm y chang và họ được ủy ban chứng khoán bảo vệ. Hệ thống quản lý vận hành theo nguyên tắc “ai có lợi ích thì phải tự lo” và cách quản lý là “đa đầu”. Cứ tưởng tượng các chủ nợ săm soi công ty thì thấy mức độ quản lý ấy chặt chẽ đến thế nào. Nhưng công ty cứ... vô tư kinh doanh, đừng để thiếu tiền mặt trả nợ! Quản lý lỏng nhưng chặt là như thế.
Ở ta quan niệm về tính chất của vốn không rõ ràng; dân giao dịch với công ty dường như theo nguyên tắc “khi lời lãi thì tìm cách né thuế, lúc lỗ lã thì trách móc chính quyền là không quản lý”; luật vay mượn chưa được cưỡng chế hữu hiệu, phá sản công ty chưa phổ biến; cho nên ta không thực hiện được cách quản lý “đa đầu”. Trong khung cảnh ấy, các cơ quan chức năng - Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán - bèn quản lý vốn theo nguyên tắc “chắc ăn cho mình - còn kệ họ”. Do vậy, cả hai đều không phân biệt tính pháp lý và thương mại của vốn; hoặc bắt chước theo tên mà không biết cách làm theo nghĩa. Điển hình là Nghị định 102/2010 quy định vốn đã góp tiền (paid up) là vốn điều lệ (nhận đăng ký) còn “vốn được phép phát hành” là “số cổ phần được quyền phát hành”! Vốn là tiền thì nó sẽ sinh sôi hay mất mát còn cổ phần chỉ là một sự giao ước của các cổ đông với nhau. Sao chủ nợ dựa vào giao ước đó được để thu hồi nợ?
Một điển hình nữa là Nghị định số 1/2010 buộc công ty cổ phần mua bán cổ phần trực tiếp (phát hành riêng lẻ) phải báo trước 20 ngày cho sở kế hoạch và đầu tư; rồi người mua không được bán lại trong vòng một năm; và các đợt phát hành phải cách nhau sáu tháng. Ủy ban Chứng khoán quản lý tính chất nào của vốn? Không phân biệt công ty gọi vốn từ một số ít người hay từ nhiều người.
Vì cách quản lý như thế nên người bị hoang mang là… báo chí! Sau khi có một ông ở TPHCM mở 37 công ty, thì một tờ báo đã đặt câu hỏi là Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM đã kiểm soát như thế nào mà để cho việc ấy xảy ra. Và đặt một cái tựa cũng không kém hoang mang “Hiểm họa vốn ảo!”. Người quan tâm… bình loạn! Nhà nước quản… rối tung! Cái vòng ấy sẽ kéo dài miên man, sao mà hội nhập với thế giới?
http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/67365/

The Neuroeconomics Revolution

NEW HAVEN – Economics is at the start of a revolution that is traceable to an unexpected source: medical schools and their research facilities. Neuroscience – the science of how the brain, that physical organ inside one’s head, really works – is beginning to change the way we think about how people make decisions. These findings will inevitably change the way we think about how economies function. In short, we are at the dawn of “neuroeconomics.”
Efforts to link neuroscience to economics have occurred mostly in just the last few years, and the growth of neuroeconomics is still in its early stages. But its nascence follows a pattern: revolutions in science tend to come from completely unexpected places. A field of science can turn barren if no fundamentally new approaches to research are on the horizon. Scholars can become so trapped in their methods – in the language and assumptions of the accepted approach to their discipline – that their research becomes repetitive or trivial.
Then something exciting comes along from someone who was never involved with these methods – some new idea that attracts young scholars and a few iconoclastic old scholars, who are willing to learn a different science and its different research methods. At a certain moment in this process, a scientific revolution is born.
The neuroeconomic revolution has passed some key milestones quite recently, notably the publication last year of neuroscientist Paul Glimcher’s book Foundations of Neuroeconomic Analysis – a pointed variation on the title of Paul Samuelson’s 1947 classic work, Foundations of Economic Analysis, which helped to launch an earlier revolution in economic theory. And Glimcher himself now holds an appointment at New York University’s economics department (he also works at NYU’s Center for Neural Science).
To most economists, however, Glimcher might as well have come from outer space. After all, his doctorate is from the University of Pennsylvania School of Medicine’s neuroscience department. Moreover, neuroeconomists like him conduct research that is well beyond their conventional colleagues’ intellectual comfort zone, for they seek to advance some of the core concepts of economics by linking them to specific brain structures.
Much of modern economic and financial theory is based on the assumption that people are rational, and thus that they systematically maximize their own happiness, or as economists call it, their “utility.” When Samuelson took on the subject in his 1947 book, he did not look into the brain, but relied instead on “revealed preference.” People’s objectives are revealed only by observing their economic activities. Under Samuelson’s guidance, generations of economists have based their research not on any physical structure underlying thought and behavior, but only on the assumption of rationality.
As a result, Glimcher is skeptical of prevailing economic theory, and is seeking a physical basis for it in the brain. He wants to transform “soft” utility theory into “hard” utility theory by discovering the brain mechanisms that underlie it.
In particular, Glimcher wants to identify brain structures that process key elements of utility theory when people face uncertainty: “(1) subjective value, (2) probability, (3) the product of subjective value and probability (expected subjective value), and (4) a neuro-computational mechanism that selects the element from the choice set that has the highest ‘expected subjective value’…”
While Glimcher and his colleagues have uncovered tantalizing evidence, they have yet to find most of the fundamental brain structures. Maybe that is because such structures simply do not exist, and the whole utility-maximization theory is wrong, or at least in need of fundamental revision. If so, that finding alone would shake economics to its foundations.
Another direction that excites neuroscientists is how the brain deals with ambiguous situations, when probabilities are not known, and when other highly relevant information is not available. It has already been discovered that the brain regions used to deal with problems when probabilities are clear are different from those used when probabilities are unknown. This research might help us to understand how people handle uncertainty and risk in, say, financial markets at a time of crisis.
John Maynard Keynes thought that most economic decision-making occurs in ambiguous situations in which probabilities are not known. He concluded that much of our business cycle is driven by fluctuations in “animal spirits,” something in the mind – and not understood by economists.
Of course, the problem with economics is that there are often as many interpretations of any crisis as there are economists. An economy is a remarkably complex structure, and fathoming it depends on understanding its laws, regulations, business practices and customs, and balance sheets, among many other details.
Yet it is likely that one day we will know much more about how economies work – or fail to work – by understanding better the physical structures that underlie brain functioning. Those structures – networks of neurons that communicate with each other via axons and dendrites – underlie the familiar analogy of the brain to a computer – networks of transistors that communicate with each other via electric wires. The economy is the next analogy: a network of people who communicate with each other via electronic and other connections.
The brain, the computer, and the economy: all three are devices whose purpose is to solve fundamental information problems in coordinating the activities of individual units – the neurons, the transistors, or individual people. As we improve our understanding of the problems that any one of these devices solves – and how it overcomes obstacles in doing so – we learn something valuable about all three.
Robert Shiller, Professor of Economics at Yale University, is co-author, with George Akerlof, of Animal Spirits: How Human Psychology Drives the Economy and Why It Matters for Global Capitalism.

Monday, December 5, 2011

Robin Wells: We Are Greg Mankiw… or Not

In response to the walkout staged by students in the intro economics class at Harvard, INET launched the syllabus project 30 Ways to Teach Economics. We invited professors and students to send us syllabi, and to share their experience with teaching and learning intro economics. Here are three responses, from Bruce Caldwell, Duncan Foley, and Stephen Ziliak.
Another response comes from Robin Wells. In this essay, she warns teachers of letting the classroom become disconnected from the real world. Amid mass unemployment and economic turmoil, “instructors who lecture on the superiority of free markets without acknowledging the dysfunction in the wider economy are at risk of appearing out of touch and exacerbating antipathy towards economics.”
Wells has taught economics at Princeton University and Stanford Business School. With Paul Krugman she co-authored Economics, published by Worth Publishers and soon forthcoming in the 3rd edition.

We Are Greg Mankiw… or Not?

by ROBIN WELLS
On Nov. 2nd, a group of students in Harvard University Ec10, the introductory economics class taught by Greg Mankiw, staged a walk-out. In an open letter, the students lambasted Greg’s course and his textbook for “espous[ing] a specific – and limited – view of economics that we believe perpetuates problematic and inefficient systems of economic inequality in our society today…..There is no justification for presenting Adam Smith’s economic theories as more fundamental or basic than, for example, Keynesian theory.”
I am sure that many of us who have taught introductory economics or who have written an intro economics textbook (a much smaller subset, and I fall into both) felt a pang of sympathy for Greg when we heard about the walk-out.  If you have ever faced a large lecture hall of restive intro econ students, or coped with a voluble student with an ax to grind, you can feel some solidarity: we are Greg Mankiw too.
But just how far should that sympathy extend?  Is Mankiw simply the target of fuzzy-minded youth who are more intent on making a statement than engaging in reasoned inquiry? Or, is Mankiw – and much of the profession, for that matter – getting a needed reality check about the need to re-orient the way we teach economics?
First, let me say what this essay is not.  It is not an attempt to promote my textbook over Mankiw’s nor an exercise in partisan jousting.  I don’t find a walk-out a useful way to communicate displeasure with an instructor – better to invite him or her to a friendly debate with opposing views. This essay is not a critique of Mankiw’s teaching approach: I was not there to witness it, and every instructor will differ in political preferences and emphasis.  And neither will this essay advocate a root-and-branch re-think of how to teach introductory economics for both pedagogical and practical reasons.  I consider standard microeconomics to be an invaluable introduction to how to reason about the allocation of scarce resources.  Moreover, most intro econ instructors are stretched far too thin to contemplate a wholesale revision of their courses. 
But what I will say is this: something is shifting out there, and we ignore it at our peril. It would be very easy to dismiss the student walk-out as an exercise in intellectual laziness and grandstanding.  (After all, as many have pointed out, Keynesian models can’t be taught until second semester of Harvard Ec10.)  But perceptive instructors know that sometimes a stupid question is more than a stupid question.  And a really perceptive instructor will take a seemingly stupid question and turn it into the insightful question that the student should have asked.
Right now the general public views the economics profession with a large measure of distrust and in some cases outright contempt. Students are entering the worst job market in well over a generation, without much prospect of improvement.  Many of them have seen their parents’ lives turned upside down by financial troubles.  They face being members of the first generation in American history with a lower standard of living than their parents.  Income inequality has reached levels not seen since the Gilded Age.  There are over 4 million long-term unemployed.
In this environment, instructors who lecture on the superiority of free markets without acknowledging the dysfunction in the wider economy are at risk of appearing out of touch and exacerbating antipathy towards economics.
But how does an instructor do this in an introductory economics?  I think it’s largely a matter of shifting our perspective to let go of the certainties that were part of our economic training and admit to the painful economic uncertainties that many Americans now inhabit.  Here are four ways to help bring that shift to the classroom:
Provide Context.   Compared to past years, instructors need to acknowledge the limits of free markets earlier in their courses. Students should understand the difference between the conceptual importance of free markets and their real world limitations. Explain that much of the current economic distress arises from markets that don’t behave competitively -- the labor and financial markets.
Build Trust.  Trust is built when the instructor compensates for the one-sided nature of the relationship by treating students’ viewpoints with respect.  And this is where the art of the perceptive instructor is most likely to be needed.  For example, to the microeconomics student who protests that Keynes and Adam Smith should be given equal time, respond that the issue boils down to why some economists believe that the labor market doesn’t always clear while others believe that its does.  Then take a few minutes to discuss each side of the debate.   Yet, also make clear that valuable class time won’t be wasted on debating viewpoints that are contradicted by the data.
Address Distributional Issues.  The dramatic rise in U.S. income inequality compels us as instructors to address it.  While international trade and educational differences have clearly contributed to some of the rise, it’s clear that they are only partial explanations: they can’t explain the explosion of income gain at the top 1% of the income distribution, and particularly at the top 0.1%.  We shouldn’t extol the benefits of markets while ignoring today’s highly skewed distribution of the benefits.  While there is no single definitive explanation, there are many factors that are feasible topics in class: moral hazard and the setting of CEO compensation, the decline of countervailing forces such as unions and higher marginal tax rates at the top end, deregulation, asset bubbles and the financialization of the U.S. economy.  And then discuss: to what extent is the level of income inequality a legitimate policy target?
Finally, Adopt Some Humility.  It’s true that those of us who weren’t in the business of teaching Gaussian pricing formulas for CDO’s or touting the benefits of homeownership via sub-prime mortgages aren’t directly responsible for the economic mess we’re in.  But in the eyes of many students we are culpable to the extent that we dismiss the need for some re-think of the deference accorded to free markets in how we teach economics as applied to the real world.  Again, I want to emphasize that we make the distinction between communicating the importance of free markets as an intellectual building block and the frequent mis-use of free market concepts when it comes to making real world policy choices.  Lastly, in a world of liquidity-trap macroeconomics, soaring income inequality and an exploding Eurozone, we are going to have to admit that there are areas in which the profession just doesn’t know what the right answer is.
And remember, there is such a thing as a first-mover advantage.  So schedule a teach-in before your classroom is occupied.
http://ineteconomics.org/blog/inet/robin-wells-we-are-greg-mankiw%E2%80%A6-or-not

Lương Văn Lý- Trí thức Sài Gòn


Không phải vì “từ quan” ra làm dân ông mới nổi tiếng. Từ lâu, nhiều người ở Tp.HCM biết ông Lương Văn Lý là một nhà ngoại giao lịch lãm, một trí thức tài năng.



Ông có thể dịch cho hai cuộc trao đổi chuyên môn sâu bằng hai ngôn ngữ Anh – Pháp cùng một lúc.
Làm ông mai bà mối
 Thưa ông Lý, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch Đầu tư, bây giờ sẽ gọi ông chức danh gì đây? 
Là một doanh nhân bình thường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đại Nam Long.  
Sao công ty lại có cái tên nghe như “thuốc bắc”?  
Lấy chữ đầu tên 3 người cùng làm với nhau Đại Nam Long. Khi cô nhân viên đi đăng ký xin phép, lo lắng điện thoại về nói rằng luật yêu cầu tên công ty phải là tiếng Việt, có nghĩa. Một người nhanh trí bảo: Đại Nam Long thì cứ nói là Đại Nam Long. Tên hơi kêu quá! Công ty Tư vấn đầu tư. Tóm lại là ông mai bà mối của nhà đầu tư và dự án.  
Báo có đăng tin là ông kết hợp với cựu Đại sứ Mỹ Peterson trong công việc. Cụ thể thế nào?  
Ngoài việc ở công ty, tôi tham gia thành viên hội đồng quản trị của 2 quỹ đầu tư khác, trong đó có một quỹ có ông Peterson ở trong hội đồng quản trị. Chúng tôi là những thành viên độc lập, không góp vốn, không cổ phần. Chủ yếu là phản biện khoa học kinh doanh với cái nhìn hoàn toàn độc lập.  
Ông đã đổi vai – trước là Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nay lại ở vai doanh nghiệp ngày xưa ông quản lý. Ông cảm nhận thế nào?  
Chúng tôi mới chỉ làm 2 dự án nhỏ thôi nhưng tư vấn đầu tư 5 lĩnh vực nóng: bất động sản, hạ tầng giáo dục, y tế, công nghệ cao… Ông mai cho hai bên từ khi gặp nhau cho đến khi “cưới” (ra giấy phép chứng nhận đầu tư) phải mất 2-3 năm. Do thủ tục, huy động vốn, giải phóng mặt bằng. Công việc đầu tư cần nhiều thời gian, công sức, bên bỉ.  
Lúc đầu tôi không nghĩ gian nan như thế. Khi còn làm trong Nhà nước, nghe doanh nghiệp kêu, tiếp nhận, dù có thông cảm cũng ở mức người ngoài cuộc. Lúc đó cứ nghĩ là mình làm hết sức rồi. Bây giờ chính bản thân kẹt vào những khó khăn, thủ tục hành chính ấy, mới biết đá biết vàng.  
Ông vốn là nhà ngoại giao được đào tạo tốt, sang làm Kế hoạch – Đầu tư, rồi thành doanh nhân. Ông thấy công việc hiện nay có hợp với mình, hay chỉ là do cuộc sống đẩy đưa?  
Tôi thích công việc hiện nay. Trước hết tôi đã có một số kinh nghiệm ở Sở Kế hoạch Đầu tư, lĩnh vực quen thuộc. Thứ hai là công việc đem nhà đầu tư vào, khuyến khích quảng bá có cảm giác mình có ích, có đóng góp cho kinh tế đất nước. Thứ ba là công việc cho phép tiếp xúc với nhiều người nhiều quốc tịch, văn hóa, ứng xử khác nhau, đa dạng. Do giáo dục gia đình từ nhỏ và làm ngoại giao nên tiếp xúc đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của tôi như ăn uống, hít thở. 
Khả năng quản lý Nhà nước – câu hỏi lớn
Ông tiếp xúc nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Họ nhận xét gì về Việt Nam làm ông suy nghĩ (ngoài chuyện thông thường là tăng trưởng nhanh, sợ thủ tục hành chính…)?  
Trước là tư cách nhà nước quản lý họ, ít có cuộc tiếp xúc thật sự bạn bè. Đội cái mũ ấy rồi, nghe lời phản biện thật sự thấy ít, chỉ thỉnh thoảng giống như đọc được cái gì đó giữa những dòng chữ. Nay thì rõ hơn, họ đều nghĩ đất nước này có tiềm năng, có tương lai, cái đó là chân thật.  
Còn băn khoăn? Khả năng quản lý của nhà nước là một câu hỏi lớn. Nhất là những tuần lễ gần đây, bộc lộ quá nhiều yếu kém mà trước nay do tăng trưởng kinh tế khoả lấp. Cách xử lý lạm phát, bất động sản, chứng khoán… thuốc quá liều, bệnh nhân muốn chết luôn.  
Tôi lo rằng những niềm tin mà người ta cảm nhận, sự hăm hở giảm mất. Cái quan trọng phải cho thấy là mình chắc tay, người ta khó tin nay thế này mai khác. Phải có tài trị quốc để họ yên tâm. Vấn đề thời điểm và liều lượng của chính sách.  
Theo cách nhìn của ông thì có gì đáng nói trước tình hình nóng gần đây trong kinh tế?  
Lý lẽ thì ai cũng biết. Thí dụ chống lạm phát thì bài bản cổ điển của thế giới là thắt tín dụng, giảm chi – đương nhiên. Nhưng có cái không ai nói ra là: vì còn có nhiều lợi ích cá nhân chen vào, biện pháp đưa ra bị sai lệch đi hoặc nửa vời. Nói giảm chi nhưng ngay lập tức có doanh nghiệp vay nước ngoài cả tỉ. Chi tiêu chính phủ chẳng thấm gì so với những dự án vĩ đại họ làm.  
Một số doanh nghiệp hỏi tôi có tin giá đất xuống không. Tôi nói sẽ khựng một thời gian thôi. Vì cung cầu, còn vì nhiều vị cán bộ làm chính sách, vợ con họ kinh doanh nhà đất, sao xuống được. Lợi ích cá nhân chen vào là vậy.  
 Làm ngoại giao tôi có nhiều ông thầy
 Nhiều người thấy tiếc khi ông rời ngành ngoại giao. Bản thân ông có tiếc không?  
Tôi cũng lạ khi thấy mình không tiếc lắm. Ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tuy thời gian ngắn tôi vẫn cảm thấy như làm được nhiều hơn cho cộng đồng, có ích cho đất nước.  
Làm ngoại giao chả lẽ không?  
Nói thế nào cho khỏi có bạn bè buồn. Lúc ở Sở ngoại vụ tôi có cảm tưởng như đầu không đụng trời chân không đụng đất. Cơ quan Bộ phục vụ thành phố, dù nhiệm vụ rõ mà vẫn thấy chơi vơi. Ở Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng là sở của thành phố nhưng thấy công việc cụ thể, làm xong thấy kết quả ngay.  
Tôi nghĩ nếu làm ngoại giao thực sự, phải ở Bộ tham gia được vào những chính sách, động thái, chiến dịch, các kế hoạch ngoại giao của đất nước.  
Nhưng chính ngoại giao đã đưa ông đi khắp thế giới và có nhiều kỷ niệm sâu sắc?  
Tôi đã tới 25 quốc gia. Kể châu lục chỉ còn Mỹ la tinh là tôi chưa tới. Những năm tháng tuổi trẻ mới vào đời, tôi gặp được rất nhiều người thầy dìu dắt chỉ bảo trong ngành ngoại giao. 
Những năm làm việc ở Bộ ngoài Hà Nội, được chuẩn bị các vấn đề cải tổ Hiến chương Liên hiệp quốc cho đoàn Việt Nam lần đầu đi họp Liên hiệp quốc, được sự giúp đỡ chỉ bảo ân cần của Vụ trưởng Nguyễn Thương.  
Nói về những người thầy thì nhiều lắm. Tôi vẫn nhớ hết từng ông thầy, bà thầy từ lớp 1, lên các lớp sau này, kể cả những thầy mình còn nhỏ, “ghét” nhất vì hay cho điểm zero. Rồi khi làm ngoại giao có thầy Nguyễn Cơ Thạch, Võ Đông Giang, từ tiếp xúc, trả lời báo chí cho đến nhiều vấn đề chiến lược ngoại giao. Tôi cũng được đi dịch, gần gũi học được nhiều từ những người lãnh đạo xưa kể cả đạo đức lẫn nghề nghiệp.  
Vừa rồi, khi quyết định không làm việc ở cơ quan Nhà nước, tôi cũng xin ý kiến những người thầy đặc biệt.  
Họ khuyên ông thế nào?  
Chú Năm Xuân (Đại tướng Mai Chí Thọ) khi đó còn sống – chú bảo: Thôi mày đã quyết định thì tao không cản. Lẽ ra nên tiếp tục làm thì tốt, nhưng tao cũng thấy không yên lòng lắm cách người ta đối xử.  
Còn chú Sáu Thảo (Dương Đình Thảo) thì bảo ông ủng hộ, nhưng giao nhiệm vụ: Ra tư nhân dưới góc độ doanh nghiệp nhìn Nhà nước, có gì thì đóng góp. “Tao đặt hàng mày vậy thôi”. Đó là hai ông thầy coi tôi như con cháu.
Trí thức Sài Gòn
 Có phải vì sinh ra trong gia đình trí thức Sài Gòn xưa nên ông là người được hưởng một nền giáo dục khá hoàn hảo của gia đình và nhà trường? 
Gia đình tôi chỉ là một gia đình trí thức trung bình của Sài Gòn xưa.  
Trung bình thì như thế nào, thưa ông?  
Vào thời ông cố tôi lẫy lừng hơn. Cố tôi từng là 1 trong 2 người giàu nhất Nam Bộ. Thời bà ngoại thì bà không nổi tiếng, mà là các em của bà, trong đó có người là ông Nguyễn Hữu Châu làm Bộ trưởng trong Chính phủ Sài Gòn.  
Ông ngoại tôi là Lâm Văn Tết, một trong số kiến trúc sư hiếm hoi thời đó. Sau cụ vào chiến khu cùng luật sư Trịnh Đình Thảo. Cỡ đó thôi, không thể sánh với độ lớn của nhiều gia đình trí thức Sài Gòn.  
Thuở bé, tôi học trường Tây cả cấp 1, 2, 3 sau đó đi học 7 năm ở Thụy Sĩ, trường Quan hệ Quốc tế.  
Vậy thì ông là một ông Tây con còn gì…?  
Chú Năm Xuân cũng gọi tôi thế. Ban đầu nghe “sốc” lắm sau quen dần. Khi tôi về Bộ ngoại giao có lần phải báo cáo một vấn đề quan trọng cho ông Lưu Văn Lợi lúc đó trộ lý bộ trưởng. Ông Lợi phủ đầu: Tôi chỉ có 10 phút. Làm thế nào báo cáo đầy đủ điều quan trọng nhất tôi cần biết.  
Lúc đó chú Thương Vụ trưởng gỡ bí cho: Cháu báo cáo thẳng bằng tiếng Pháp dễ cho cháu. Cũng sốc nữa. Mình người Việt Nam về Việt Nam phải dùng tiếng Pháp. Sau này ông Lợi gặp tôi bất cứ đâu cũng toàn dùng tiếng Pháp nói với tôi.  
Chú Năm Xuân gọi thế vì thời chú làm Chủ tịch thành phố, tôi thường đi cùng chú nhiều chuyến công tác nước ngoài. Một hôm trong bữa ăn sáng ở Ấn Độ, tôi cứ loay hoay tìm không thấy bơ đâu. Chú bảo: Mày quả thật là Tây con rồi. Không bơ không ăn được à? Chú coi tôi như con còn vì là bạn với ba tôi thời kháng chiến chống Pháp. Lúc đó ba tôi Trưởng ty ngân khố, còn chú Năm Trưởng ty Công an Cần Thơ.  
Người ta bảo ông rất “Tây”. Bản thân ông có thấy thế không?  
Tôi làm việc cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có văn phòng liên lạc bên cạnh Liên hiệp quốc ở Geneve. Tuy học ở nước ngoài nhưng ai cũng biết tôi có ý định về nước ngay từ khi bước chân sang Thụy Sỹ. Chưa bao giờ tôi có ý định ở lại nước ngoài. Trong tâm tư tình cảm tôi không thể là một “thằng Tây” được.  
Ông “Việt Nam” như thế nào?  
Không có người Việt Nam xung quanh là tôi thấy mất mát lắm. Thứ hai là trong công việc, giao tiếp tôi học phương Tây nhưng cái gì riêng tư, tình cảm, bè bạn thì sâu sắc tế nhị phải là Việt Nam.  
Trong giáo dục gia đình, mẹ tôi thương con vô bờ nhưng kỷ luật kinh khủng. Học hành phải có kết quả. Tháng nào không xếp thứ nhất, ít ra cũng bị một bài “lên lớp” khoanh tay như ngày nay gọi lạ bản tự kiểm. Nặng hơn nữa, Noel không có quà. Mọi người có, mình không, kinh khủng lắm. Không đi chơi hè. Thậm chí bị đòn roi. Bà ngoại cũng cực kỳ nghiêm khắc. Các cháu, các em sợ chết khiếp…  
Nhờ kỷ luật sắt mà ông trở nên giỏi sao?  
Đó là nề nếp. Nhưng phải nói điều này: Bản thân đứa trẻ là quan trọng lắm. Có đứa nghiêm túc siêng năng, có đứa ham chơi.

Khi còn là công chức (ảnh của báo Người lao động)
Khi còn là công chức (ảnh của báo Người lao động)
Sống ở Sài Gòn
 Ông giữ được tác phong cổ, từ ngôi nhà cho đến tổ chức lễ tết. Bạn bè bảo nhà ông rất Tây mà lại rất cổ truỵền. Cuộc sống ở Sài Gòn nay xô bồ có làm ông khó chịu?  
Sài Gòn là thành phố tuổi thơ tôi, đô thị lớn, đầy đủ tiện nghi. Xưa tôi đi học ở Sài Gòn, thường cùng đám nam sinh chạy xe ra sau trường Marie Curie ngồi đồng ở đó ngắm nữ sinh. Khu xung quanh trường tôi là những phố nhiều cây như Lê Quý Đôn, Võ Văn Tần, Tú Xương, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Đình Chiểu…  
Với Sài Gòn, gần như vấn đề yêu ghét kêu ca không đặt ra với tôi. Đó là môi trường sống tự nhiên của tôi từ trước tới nay. 
Kể cả nạn kẹt xe, người tứ xứ đến đông đúc, ô nhiễm…?  
Cũng giống như người Hà Nội than phiền là người Hà Nội xưa không còn, người tứ xứ đến. Điều đó không làm tôi khó chịu bằng việc ở đô thị lớn, lớp người sang giàu ăn trên ngồi tróc nhan nhản ở các nơi sang trọng nhất mà lại không văn hóa nhất. Cách cư xử nơi công cộng đã khác xưa. Còn việc giao thông đường xa, ra đường tất nhiên có bực một chút.  
Lớp người sang giàu mới ấy làm ông khó chịu như thế nào?  
Ngày xưa vào nơi sang trọng chút, không ai ồn ào, bây giờ họ nói cười hô hố, để con nít chạy la om sòm. Vì họ nói to, nên mình mới biết nội dung chuyện của họ là khoe giàu, khoe khôn.  
Một hôm tôi đi ăn với người bạn Tây Ban Nha, vào hiệu món Huế, trang trí phong cách cổ, lịch sự ấm cúng. Thấy hay cô xinh đẹp, model, mang theo cả laptop. Mà chuyện của họ toàn chuyện triệu đô. Rồi một cô thản nhiên giơ chân móc giày, gãi, cứ như ở phòng riêng. Họ làm phiền ở chỗ: môi trường bị phá bĩnh. Tôi sẵn sàng nhậu quán bình dân với bạn. Ở đó thì không nói làm gì.  
Xưa những người có tiền được giáo dục tốt. Nay thì tách rời hẳn hai khối người: một khối văn hoá có học, một khối có tiền. Do kinh tế phát triển tạo lớp giàu nhanh quá, phình ra thành giới riêng biệt. Một “xã hội mi ni” trong lòng xã hội, trong đó giá trị học vấn văn hoá không là giá trị cao nhất.  
Ông có thể phác ra theo ý riêng về trí thức Sài Gòn không?  
Có nhiều kiểu. Sống hơi thu mình, hơi kiêu một chút. Xem thường đám giàu mới và đương nhiên có một chút bất mãn, ức lòng. Lớp trí thức cũ nữa thì hẳn ra xem thường ngay cả khi họ đã đi cùng. Chắc có hẳn một xã hội trí thức mới Sài Gòn, làm giàu, trọng tri thức, nghiên cứu và thẳng thắn.  
Dù tôi biết rõ xưa có những người có tiền được giáo dục tốt, có văn hoá và nay thì hai cái, một bên văn hoá tri thức, một bên tiền bạc-rất tách biệt nhau. Nhưng tôi không bi kịch hóa, không than vãn: Sài Gòn ơi, Sài Gòn hỡi.  
Bởi vì trong sâu xa tôi hiểu lý do vì sao. Nhìn sang những nền kinh tế mới trỗi dậy có lớp người giàu nhanh chưa kịp giáo dục mình lại, chưa kịp nâng cấp văn hóa. Với thời gian, những người giàu ấy sẽ nhận ra, sẽ lại học và hoà nhập văn hóa.
Ra để làm giàu bản thân
Không thể không hỏi về chuyện ông “từ quan” ra làm dân, được dư luận cho là nằm trong vấn đề chảy máu chất xám của cơ quan nhà nước. Lý do ông trả lời báo chí là “về để lo kinh tế cho gia đình” không ai bắt bẻ được. Nhưng chắc không chỉ có thế?  
Tôi cũng nói rõ với lãnh đạo thành phố: nghỉ vì cả hai bên không giúp được cho nhau gì hơn nữa. Tôi làm cho Nhà nước lâu rồi, ở lại cũng thế này thôi. 5 năm còn lại không lẽ ngồi cho qua đi. Tôi ra ngoài làm mới cho tôi kiến thức, kinh nghiệm mới, thử thách mới để học, làm giàu thêm cho bản thân mình. Cái đó thật quá còn gì nữa.  
Không ai giữ ông lại sao?  
Không giữ được, vì tôi quyết liệt đặt vấn đề, không phải để thăm dò phản ứng hoặc để đòi trả giá gì. Tôi nói rõ là tôi xin để cho đúng qui định, nếu không cho, tôi vẫn có quyền nghỉ theo đúng Luật Lao động. Không có qui định nào nói công chức không được nghỉ việc.  
Ông có bị bệnh stress đô thị không? Làm việc, nghỉ ngơi….có khác trước không? Sống đô thị, ông sợ cái gì?  
Nhìn lại thì thấy mình không nghỉ bao nhiêu. Sáng thứ bảy có khi vào công ty chỉ để ngồi nghĩ, lắng đọng cho công việc. Kinh hoàng nhất là theo phụ nữ đi siêu thị. Có hai cực hình: đi siêu thị và đi đâu phải mang vác. Quải lên vai, trời ơi là trời. Tôi đi đâu cùng lắm là một cái cặp. Tôi không thích chốn xô bồ. Nhưng đi với phụ nữ thì làm gì có diễm phúc mua độp cái ra ngay, còn phải lê dạo khắp như công viên.  
Chiều thứ bảy tôi thích xem phim hành động, Ngủ trưa thứ bảy là niềm sung sướng. Chủ nhật ở nhà hoàn toàn, cùng vợ con đi chỗ này chỗ kia.  
Tôi luôn tiếp khách, nhiều bạn bè. Thành thói quen, không tiếp khách đâm buồn. Nói đùa: hôm nào về nhà sớm, vợ có khi… đâm lo. Bất thường. Ăn ở sao bạn bè không chơi nữa…
Theo Người đô thị, 4/2008

An Open Letter to Greg Mankiw

Wednesday November 2, 2011
Dear Professor Mankiw—
Today, we are walking out of your class, Economics 10, in order to express our discontent with the bias inherent in this introductory economics course. We are deeply concerned about the way that this bias affects students, the University, and our greater society.
As Harvard undergraduates, we enrolled in Economics 10 hoping to gain a broad and introductory foundation of economic theory that would assist us in our various intellectual pursuits and diverse disciplines, which range from Economics, to Government, to Environmental Sciences and Public Policy, and beyond. Instead, we found a course that espouses a specific—and limited—view of economics that we believe perpetuates problematic and inefficient systems of economic inequality in our society today.
A legitimate academic study of economics must include a critical discussion of both the benefits and flaws of different economic simplifying models. As your class does not include primary sources and rarely features articles from academic journals, we have very little access to alternative approaches to economics. There is no justification for presenting Adam Smith’s economic theories as more fundamental or basic than, for example, Keynesian theory.
Care in presenting an unbiased perspective on economics is particularly important for an introductory course of 700 students that nominally provides a sound foundation for further study in economics. Many Harvard students do not have the ability to opt out of Economics 10. This class is required for Economics and Environmental Science and Public Policy concentrators, while Social Studies concentrators must take an introductory economics course—and the only other eligible class, Professor Steven Margolin’s class Critical Perspectives on Economics, is only offered every other year (and not this year).  Many other students simply desire an analytic understanding of economics as part of a quality liberal arts education. Furthermore, Economics 10 makes it difficult for subsequent economics courses to teach effectively as it offers only one heavily skewed perspective rather than a solid grounding on which other courses can expand. Students should not be expected to avoid this class—or the whole discipline of economics—as a method of expressing discontent.
Harvard graduates play major roles in the financial institutions and in shaping public policy around the world. If Harvard fails to equip its students with a broad and critical understanding of economics, their actions are likely to harm the global financial system. The last five years of economic turmoil have been proof enough of this.
We are walking out today to join a Boston-wide march protesting the corporatization of higher education as part of the global Occupy movement. Since the biased nature of Economics 10 contributes to and symbolizes the increasing economic inequality in America, we are walking out of your class today both to protest your inadequate discussion of basic economic theory and to lend our support to a movement that is changing American discourse on economic injustice. Professor Mankiw, we ask that you take our concerns and our walk-out seriously.
Sincerely,
Concerned students of Economics 10
http://hpronline.org/harvard/an-open-letter-to-greg-mankiw/

Know What You’re Protesting

“HOW do you feel about the walkout?”

I have been asked that question repeatedly over the last several weeks, and I think that I should answer it.
First, a bit of background.
I have been a professor of economics at Harvard for more than a quarter-century. Since 2005, one of my assignments has been to run Economics 10, the yearlong introductory course. About 750 undergraduates enroll every year, often making it the largest course on campus. I give some lectures, invite a few of my colleagues to do so as guests and oversee an army of graduate-student teaching fellows who run small sections.
On Nov. 2, a group of students staged a walkout of one of my lectures. In an open letter to me, the organizers said the action was meant “to join a Boston-wide march protesting the corporatization of higher education as part of the global Occupy movement.” They said that “the biased nature of Economics 10 contributes to and symbolizes the increasing economic inequality in America.”
The university administration, which had heard about the planned protest, sent several police officers to sit in my class for the day as a precautionary measure. Luckily, they weren’t needed.
Eight minutes into the lecture, about 5 to 10 percent of the class stood up and quietly left. Some other students who had taken the class in previous years then walked into the room as a counterprotest. I have been told that at least one of the students who walked out sneaked back in later: he wanted to support the protest but didn’t want to miss the lecture. After a few minutes, I resumed the class as usual.
So how do I feel about it?
My first reaction was nostalgia. I went to college in the late 1970s, when the memory of the Vietnam War was still fresh and student activism was more common. Today’s college students tend to be more focused on polishing their résumés than on campaigning for social reform. I applaud the protesters for thinking beyond their own parochial concerns and trying to make society a better place for everyone.
But my second reaction was sadness at how poorly informed the Harvard protesters seemed to be. As with much of the Occupy movement across the country, their complaints seemed to me to be a grab bag of anti-establishment platitudes without much hard-headed analysis or clear policy prescriptions. Ironically, the topic of the lecture that the protesters chose to boycott was economic inequality, including a discussion of recent trends and their causes.
The course I teach is a broad survey of mainstream economics. It includes ideas of many greats in the field, like Adam Smith, David Ricardo, Arthur Pigou, John Maynard Keynes and Milton Friedman. The material is similar to what you’d learn at most other universities.
Many Harvard students recognize this. An editorial in the student newspaper, The Harvard Crimson, said: “The truth is that Ec 10, a requirement for economics concentrators, provides a necessary academic grounding for the study of economics as a social science. Professor Mankiw’s curriculum sticks to the basics of economic theory without straying into partisan debate.”
Perhaps the protesters were motivated by an inchoate feeling that standard economic theory is inherently slanted toward a conservative world view. If so, they would be following a long tradition.
As a student, I took my first economics course using Paul Samuelson’s famous textbook. For the second half of the 20th century, it was a leading text for introductory economics. It offered many millions of students around the world their first and often only look at the subject.
Professor Samuelson’s own politics were decidedly left of center, but that did not prevent him from being attacked by those even further left. A two-volume critique of his book, called “Anti-Samuelson,” was published in 1977. (It was condensed from the original four-volume German edition.) Written by Marc Linder, now a professor of labor law at the University of Iowa, it aimed to provide a Marxian counterpoint to the standard economics of the day. Professor Linder focused on the Samuelson book not because he thought it was particularly egregious but because it was a prominent representation of mainstream economic thought.
I don’t claim to be an economist of Paul Samuelson’s stature. (Probably no one alive can.) But like him, I have written a textbook that has introduced millions of students to the mainstream economics of today. If my profession is slanted toward any particular world view, I am as guilty as anyone for perpetuating the problem.
Yet, like most economists, I don’t view the study of economics as laden with ideology. Most of us agree with Keynes, who said: “The theory of economics does not furnish a body of settled conclusions immediately applicable to policy. It is a method rather than a doctrine, an apparatus of the mind, a technique for thinking, which helps the possessor to draw correct conclusions.”
That is not to say that economists understand everything. The recent financial crisis, economic downturn and meager recovery are vivid reminders that we still have much to learn. Widening economic inequality is a real and troubling phenomenon, albeit one without an obvious explanation or easy solution. A prerequisite for being a good economist is an ample dose of humility.
My fervent hope is that any students who are still protesting the class will return — and that, while recognizing our limitations, they will learn from us what they can. A few might choose to become economic researchers themselves. Their contributions will surely be welcome. They might even improve the next generation of textbooks.
N. Gregory Mankiw is a professor of economics at Harvard. He is advising Mitt Romney, the former governor of Massachusetts, in the campaign for the Republican presidential nomination.

http://www.nytimes.com/2011/12/04/business/know-what-youre-protesting-economic-view.html?_r=1&scp=1&sq=Greg%20Mankiw&st=cse