Tuesday, December 1, 2009

Lối thoát cho giáo dục đại học: Đầu tư nước ngoài?

Đại học VN chưa bao giờ có lối thoát bằng tự thân... Sẽ rất khó để có một nền GDĐH tiên tiến nếu không quốc tế hóa nền GD ấy bằng chính sách mở cửa - Quan điểm riêng của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt

LTS: Nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt với các bậc học cao là mệnh lệnh của thực tiễn cuộc sống, câu chuyện này luôn là đề tài nóng hổi được cả xã hội quan tâm thảo luận. Để góp thêm tiếng nói, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt vừa có cuộc trò chuyện cùng Tuần Việt Nam với mục đích nhìn lại những bất cập trong thời gian qua và thử đưa ra một vài giải pháp khắc phục để mọi người cùng suy ngẫm, thảo luận.

Cần thái độ "mở cửa" như 20 năm trước...

Thưa ông, lối thoát cho giáo dục ĐH hiện nay ở VN?


Tất cả những chuyện đó cũng mới chỉ giải quyết một cách tạm bợ những vấn đề của GD Việt Nam.
Hiện nay đang có một cuộc đối mặt giữa thế hệ GD cũ với thế hệ mới. Có một sự chứng minh âm thầm rằng, trong giai đoạn cũ, nền GD của chúng ta tốt hơn, và những quan chức nhà nước cũ ở lứa tuổi cao, vì không thỏa mãn với phong cách chính trị trong đời sống GD bây giờ, nên kéo nhau ra mở trường tư.

Lối thoát để giải quyết vấn đề GD Việt Nam, là phải học những kinh nghiệm mở cửa về kinh tế như cách đây 20 năm. Phải có thái độ của những người như Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thể hiện với đầu tư nước ngoài trong giai đoạn trước.

Ông có nghĩ hệ thống giáo dục ĐH VN có sức vận động tự thân của nó để phát triển tốt lên?

Đại học VN chưa bao giờ có lối thoát bằng tự nó cả. Hầu hết những người tạo ra một giai đoạn thành đạt của nền GDĐH là được đào tạo ở nước ngoài. Rất khó để ta có một nền GDĐH tiên tiến, nếu không quốc tế hóa nó bằng một chính sách mở cửa.

Thậm chí, Chính phủ ta còn có thể cung cấp tín dụng cho các trường ĐH có uy tín ở nước ngoài mở cơ sở ở VN. Chẳng hạn, vay tiền của người Mỹ để tài trợ cho người Mỹ, vay tiền của người Nhật để tài trợ người Nhật mở trường ĐH học ở VN, giống như ODA. Trao một đồng vốn cho họ- những kẻ chuyên nghiệp - sẽ có hiệu quả hơn cho một cơ sở của Việt Nam.

Theo cam kết WTO, từ 1/1/2009, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư 100% vốn thành lập trường ở VN. Nhiều người nghĩ các trường quốc tế sẽ ùn ùn kéo vào ta mở trường, và có vẻ như GDVN sẽ mang diện mạo mới nhờ vào những khoản đầu tư như thế. Nhưng gần một năm rồi, điều đó đã không xảy ra. Ông có thể lý giải điều này?


Vì chúng ta không biết phối hợp các hoạt động có tính chất chính sách với trạng thái tự nhiên của quá trình đầu tư nước ngoài.
Theo cam kết WTO, từ 1/1/2009, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư 100% vốn thành lập trường ở VN. Nhiều người nghĩ các trường quốc tế sẽ ùn ùn kéo vào ta mở trường, và có vẻ như GDVN sẽ mang diện mạo mới nhờ vào những khoản đầu tư như thế. Nhưng gần một năm rồi, điều đó đã không xảy ra. Ông có thể lý giải điều này?

Ví dụ, chương trình Fulbright bây giờ muốn mở một cơ sở ở Hà Nội là rất khó khăn. Thủ tục của chúng ta quá phức tạp.

Đại bộ phận học sinh, sinh viên của chúng ta xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp. Với mức sống đó, liệu họ có đủ khả năng trả học phí cho những dịch vụ GD từ quốc tế nhập vào?

Chúng ta có 400.000 doanh nhân, mỗi người chỉ cần có 1-2 đứa con được chú ý tài trợ cho học hành thì tự nhiên tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều.

Xưa, gia đình quan tổng đốc Hồ Đắc Trung đã bán hết tất cả ruộng vườn lấy tiền đưa cho vợ chồng ông Hồ Đắc Điềm mang sang Pháp nuôi các con và các em học. Như thế mới có các GS Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di và rất nhiều trí thức khác trong dòng họ ấy. Tôi nghĩ là gia đình nào bây giờ cũng có những tích lũy tối thiểu nào đó cho tương lai của con cái.

Những trường quốc tế mà ông nói có gì khác so với những trường mà hiện nay chính phủ đang kêu gọi hàng trăm triệu đô la để xây dựng ở phía Nam?

Không phải là ta kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài chung chung cho các cơ sở GD của VN, mà kêu gọi những trường ĐH có kinh nghiệm, có truyền thống, có tên tuổi.

Còn xây dựng mấy trường ĐH tới 4- 5 trăm triệu đô la mà lại không có chương trình cụ thể nào cả thì tức là không phải xây dựng ĐH mà là xây dựng cái nhà của trường ĐH.

Thử phân định vai trò GD chuyên môn và tư tưởng


Đấy là một cái khó. Theo tôi, chúng ta có thể gom các khoa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH lại, thành lập một hệ thống trường chính trị, đón lõng ở cửa các trường ĐH, ai qua được chương trình ĐH thì mới đào tạo, như thế có thể tránh lãng phí.
Đúng là các trường quốc tế khi mang chương trình của họ vào đây, không muốn chương trình bị cắt hay "Việt hóa". Vậy phải "điều chỉnh nhau" như thế nào?

Tôi không xem sự học tập này quan trọng hơn sự học tập kia, nhưng cái chúng ta cần dùng chủ yếu chính là sản phẩm chuyên môn thì chúng ta GD chuyên môn trước, còn để tin tưởng giao nhiệm vụ cho những người hoạt động liên quan đến chính trị thì trang bị GD chính trị sau.

Những môn ấy nên được biến thành môn học tự nguyện, và đã học thì học đến đầu đến đũa, bởi vì học một nửa chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì không có tác dụng.

Khi nói về cải cách GD, người ta luôn nói đến việc thay đổi từ hệ thống, bộ máy. Vậy trong quá trình chờ đợi tất cả những cái đó, thì học sinh và phụ huynh có thể làm gì khác để thay đổi? Liệu có thể trông chờ vào bản thân họ với tư cách là người thụ hưởng nền GD, tự họ làm nên sự thay đổi không?

Không nôn nóng được. Đây không phải là việc của một thế hệ. Việc phát triển xã hội Việt Nam, phát triển nền GD của chúng ta là việc của nhiều thế hệ. Chúng ta không thể đòi thay đổi hệ thống được, phải cải cách một cách vừa phải, từ tốn, vừa với sức chịu đựng, vừa với sự trưởng thành của năng lực quản lý nhà nước, vừa với sức chịu đựng, sức tiếp cận của xã hội.

Tôi không khuyến khích những đòi hỏi thay đổi triệt để, mà hoan nghênh một chương trình đi đến sự thay đổi triệt để. Tức là cần phải có một chương trình minh bạch trong việc đi đến sự thay đổi triệt để, trong nhiều chục năm chứ không phải trong một vài năm.

Với người khác, cách làm khác, có thể hợp lý hơn, có thể ít sai sót hơn, có thể êm thuận hơn, nhưng đi đến triệt để là không thể, không ai đủ năng lực. Bởi vì đấy là sản phẩm của cả nền văn hóa, của cả một xã hội, của cả một lịch sử chính trị dài đằng đẵng.

Nhưng có lẽ mọi người chỉ yêu cầu sự triệt để trong phạm vi khả thi của nó thôi chứ không yêu cầu ở mức độ tuyệt đối?

Không sốt ruột được. Và đừng có nghĩ rằng Chính phủ không nghe mình. Bây giờ tất cả mọi người đều đòi hỏi rằng nếu tôi đã nói thì Chính phủ phải nghe, mà Chính phủ đã nghe thì phải trả lời tôi, đấy là đòi hỏi vô lý. Không có chính phủ nào trên thế giới này trả lời từng người một cả.

Chúng ta không những phải nói không ngưng nghỉ, nói không mệt mỏi mà còn phải quan sát những sự biến động xã hội để thấy được sự lắng nghe của một cơ cấu quyền lực cụ thể là như thế nào.

Xin cảm ơn ông!

http://tuanvietnam.net/Loi-thoat-cho-giao-duc-dai-hoc-Dau-tu-nuoc-ngoai/3516323.epi

No comments: